Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KTPL 11 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 11 giữa học kì 2 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong trường hợp dưới đây, việc cơ quan thuế tỉnh H từ chối đề nghị của bà V đã thể hiện điều gì?

Trường hợp. Ông N, bà M và bà V đều có cửa hàng bán quần áo may sẵn trên cùng một tuyến phố. Đến kì thu thuế, ông N và bà M đều thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Riêng bà V luôn đề nghị cơ quan thuế ưu tiên cho chậm nộp thuế hằng tháng, vì bà là phụ nữ và kinh tế gia đình khó khăn hơn ông N và bà M. Đề nghị của bà V không được cơ quan thuế tỉnh H chấp thuận.

  • A. Đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của công dân.
  • B. Đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.
  • C. Đảm bảo bình đẳng trong thực hiện các quyền của công dân.
  • D. Đảm bảo bình đẳng về quyền tự do kinh doanh của công dân.

Câu 2: Bạn học sinh nào trong tình huống dưới đây đã thực hiện đúng quy định công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật?

Tình huống. Năm nay M, N và K đều đủ 17 tuổi, đều thuộc diện đăng kí nghĩa vụ quân sự, theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. M và N đã thực hiện xong việc đăng kí, còn K thì không tới đăng kí cho rằng: bố của K là nhà kinh doanh thành đạt, đã nộp nhiều tiền thuế cho Nhà nước, nên K được miễn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

  • A. Bạn M và K.
  • B. Bạn K và N.
  • C. Bạn M và N.
  • D. Cả 3 bạn M, N, K.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề: công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật?

  • A. Pháp luật thừa nhận đặc quyền, đặc lợi của những người giàu có trong xã hội.
  • B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ, như: nộp thuế, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môi trường,…
  • C. Mọi công dân nếu có đủ điều kiện theo quy định đều được hưởng các quyền công dân.
  • D. Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau.

Câu 4: Hành vi của ông N trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?

Tình huống. Anh V và chị T tự ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Biết được thông tin này, ông N (cán bộ xã Y) rất bức xúc. Ông N cho rằng: chị T là phụ nữ, không có đủ trình độ và năng lực để trở thành đại biểu HĐND, do đó, ông N đã nhiều lần tung tin đồn thất thiệt, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của chị T.

  • A. Chính trị.
  • B. Kinh tế.
  • C. Lao động.
  • D. Văn hóa.

Câu 5: Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

  • A. Chính trị.
  • B. Kinh tế.
  • C. Văn hóa.
  • D. Giáo dục.

Câu 6: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc

  • A. tiếp cận nguồn vốn, thị trường.
  • B. tham gia các hoạt động xã hội.
  • C. lựa chọn ngành, nghề đào tạo.
  • D. ứng cử vào các cơ quan, tổ chức.

Câu 7: Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện kinh tế?

Trường hợp. Để mở rộng sản xuất, Công ty X đăng tin tuyển dụng 3 kĩ sư tin học biết tiếng Anh vào làm việc. Đối chiếu với các tiêu chuẩn mà công ty đề ra đối với ứng viên, anh Q và chị M thấy mình đều đủ cả nên đã đăng kí dự tuyển. Tuy nhiên, hồ sơ của anh Q không được anh P (Giám đốc Công ty X) chấp nhận vì lí do anh Q là người dân tộc thiểu số.

  • A. Anh Q.
  • B. Anh P.
  • C. Chị M và anh P.
  • D. Anh P và anh Q.

Câu 8: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào sau đây của công dân thực hiện đúng quyền bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực văn hóa?

  • A. Lưu truyền tranh dân gian. 
  • B. Theo dõi tốc độ gia tăng dân số.
  • C. Bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
  • D. Phát hành mọi loại văn hóa phẩm.

Câu 9: Cùng với việc sử dụng tiếng phổ thông, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước cho phép sử dụng tiếng nói, chữ viết riêng của mình là bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?

  • A. An ninh.
  • B. Chính trị.
  • C. Quốc phòng.
  • D. Văn hóa.

Câu 10: Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

  • A. Đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • B. Bầu cử và ứng cử Đại biểu quốc hội.
  • C. Tố cáo những việc vi phạm pháp luật.
  • D. Biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.

Câu 11: Người dân thôn X trong trường hợp dưới đây đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Thôn X tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến của người dân về các biện pháp xây dựng nông thôn mới. Khi tham gia họp, anh T đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị về việc quy hoạch, xây dựng đường giao thông trong thôn cũng như việc giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

  • A. Tham gia thảo luận những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở.
  • B. Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.
  • C. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
  • D. Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.

Câu 12: Công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm việc đề cử, giới thiệu người khác ứng cử và bỏ phiếu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp – đó là nội dung của quyền nào sau đây?

  • A. Quyền bầu cử.
  • B. Quyền ứng cử.
  • C. Quyền tự do.
  • D. Quyền bình đẳng.

Câu 13: Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

  • A. 16 tuổi.
  • B. 20 tuổi.
  • C. 21 tuổi. 
  • D. 18 tuổi.

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc thực hiện quyền bầu cử của công dân là

  • A. bằng hình thức đại diện. 
  • B. được ủy quyền.
  • C. thông qua trung gian.
  • D. bỏ phiếu kín.

Câu 15: Công dân được thực hiện hành vi nào sau đây khi tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

  • A. Sử dụng lợi ích vật chất để mua chuộc cử tri.
  • B. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử.
  • C. Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương.
  • D. Lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái với pháp luật.

Câu 16: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong bầu cử?

  • A. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử.
  • B. Khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử.
  • C. Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước.
  • D. Tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật.

Câu 17: Theo quy định của pháp luật, công dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi làm giả căn cước công dân của người khác là sử dụng quyền nào sau đây?

  • A. Tố cáo. 
  • B. Truy tố.
  • C. Khiếu nại.
  • D. Khởi kiện.

Câu 18:  Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền tố cáo của công dân?

  • A. Được nhận thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo.
  • B. Được công khai họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.
  • C. Được khen thưởng hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
  • D. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo.

Câu 19: Trong trường hợp dưới đây, ông H đã thực hiện quyền nào của công dân?

Trường hợp. Vườn dưa của gia đình ông H sắp đến ngày thu hoạch thì bị kẻ xấu phá hàng rào vào cắt gốc trong một đêm. Sau khi trích xuất camera của một số nhà gần đó, ông H phát hiện K cùng với B là người đã phá hoại vườn dưa của gia đình mình nên đã đem bằng chứng đến cơ quan công an địa phương để trình báo. K và B sau đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường thiệt hại cho gia đình H theo đúng quy định của pháp luật.

  • A. Tố cáo.
  • B. Truy tố.
  • C. Khiếu nại.
  • D. Khởi kiện.

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các quy định pháp luật về quyền tố cáo của công dân?

  • A. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
  • B. Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
  • C. Ngăn chặn những việc làm trái pháp luật; góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
  • D. Ngăn chặn những việc làm xâm phạm lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức…

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác