Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo cuối học kì 2( Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cuối học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Trong tình huống dưới đây, hành vi của ông M đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

Tình huống. Nghi ngờ anh V tổ chức cho người nhập cảnh trái phép, ông M là công an viên đã đến nhà anh đưa giấy triệu tập, sau đó cùng anh V về trụ sở công an để lấy lời khai. Mặc dù anh V đã cung cấp bằng chứng ngoại phạm nhưng ông M vẫn ép buộc anh V phải ở tại trụ sở hai ngày để phục vụ công tác điều tra. Ông M đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

  • A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  • B. Được pháp luật bảo hộ về danh tính.
  • C. Được pháp luật bảo hộ về thông tin.
  • D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 2: Anh M viết bài đăng báo ca ngợi lực lượng chức năng đã cùng đồng bào khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Anh M đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

  • A. Quản trị truyền thông.
  • B. Đối thoại trực tuyến.
  • C. Thông cáo báo chí.
  • D. Tự do ngôn luận.

Câu 3: Hành vi của ông C trong tình huống dưới đây đã vi phạm quyền nào của công dân?

Tình huống. Sáng thứ Bảy, H đến nhà K chơi. Sau khi H ra về, ông C là bố của K tìm điện thoại nhưng không thấy. Ông C cho rằng H đã lấy điện thoại đó, nên đã quyết định sang nhà H để khám xét. Ông T (bố H) không đồng ý cho ông C vào nhà, nhưng ông C cứ xông thẳng vào nhà lục lọi đồ đạc để tìm chiếc điện thoại của mình.

  • A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.    
  • B. Bất khả xâm phạm về tài sản.   
  • C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
  • D. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.

Câu 4: Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Tình huống. Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa gia đình ông H và anh K, ông H đã khóa trái cửa phòng thuê và giam anh K trong suốt 4 giờ. Anh K gọi điện báo công an đến thì ông H mới mở khóa phòng. Khi công an phường yêu cầu ông H lên phường làm việc thì ông không đi, vì cho rằng mình không làm gì sai phạm.

  • A. Ông H.
  • B. Anh K.
  • C. Ông H và anh K.
  • D. Công an phường.

Câu 5:  Chị K thường xuyên viết bài đăng báo ca ngợi những học sinh vượt khó đạt thành tích cao trong học tập. Chị K đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

  1. A. Đối thoại trực tuyến.                  
  2. B. Tự do ngôn luận.
  3. C. Quản trị truyền thông.               
  4. D. Thông cáo báo chí.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi

  • A. giám hộ trẻ em khuyết tật.        
  • B. giam, giữ người trái pháp luật.
  • C. truy tìm đối tượng phản động   
  • D. bảo trợ người già neo đơn.

Câu 7: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là

  • A. lan truyền bí mật quốc gia.        
  • B. ngăn chặn đấu tranh phê bình.
  • C. kiến nghị với đại biểu Quốc hội.          
  • D. cản trở phản biện xã hội.

Câu 8: Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc

  • A. gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • B. ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.
  • C. người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.
  • D. gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.

Câu 9:  Ý kiến nào sau đây đúng?

Ý kiến 1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chỉ được thực hiện khi cơ quan công an tiến hành bắt, giam, giữ người.

Ý kiến 2. Chỉ có công dân Việt Nam mới được nhà nước đảm bảo quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

Ý kiến 3. Thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân góp phần duy trì an ninh, trật tự xã hội.

Ý kiến 4. Thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân là trách nhiệm riêng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

  • A. Ý kiến 1.
  • B. Ý kiến 2.
  • C. Ý kiến 3.
  • D. Ý kiến 4.

Câu 10: Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được

  • A. tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.
  • B. lan tuyền những thông tin, tài liệu liên quan đến bí mật quốc gia.
  • C. phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.
  • D. sáng tạo các tác phẩm báo chí, tiếp cận và phản hồi thông tin cho báo chí.

Câu 11: Anh A, anh B, anh C và anh D cùng là bảo vệ tại một nông trường. Một lần, phát hiện anh C lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh D đã giam anh C tại nhà kho với mục đích tống tiền và nhờ anh B canh giữ. Ngày hôm sau, anh A đi ngang qua nhà kho, vô tình nhìn thấy anh C bị giam, trong khi anh B đang ngủ. Anh A định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh C đã đề nghị anh A tìm cách giải cứu mình và hứa sẽ không báo cáo cấp trên việc anh A tổ chức đánh bạc nên anh A đã giải thoát cho anh C. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  • A. Anh D và anh A.             
  • B. Anh D và anh B.
  • C. Anh D, anh C và anh A.            
  • D. Anh D, anh B và anh A.

Câu 12: Bạn X là sinh viên đại học viết bài đăng báo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của lực lượng sinh viên tình nguyện đã có nhiều hoạt động sáng tạo trong chiến dịch "Tiếp sức mùa thi". Bạn X đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

  • A. Tự do ngôn luận.            
  • B. Thông cáo báo chí.
  • C. Đối thoại trực tuyến.
  • D. Kiểm soát truyền thông.

Câu 13: Trong tình huống sau, nếu là bạn C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

Tình huống. C và bạn vô tình làm rơi quyển truyện xuống ban công nhà tầng dưới nên vội vàng chạy xuống để xin lại. Xuống đến nơi, C thấy cửa nhà hàng xóm chỉ khép hờ nhưng gọi không thấy ai trả lời. Người bạn thấy vậy liền bảo C cứ mở cửa vào lấy quyển truyện, mình chỉ nhặt đồ của mình làm rơi nên sẽ không sao?

  • A. Nghe theo lời khuyên của bạn rồi tự ý vào nhà hàng xóm để lấy quyển truyện.
  • B. Không đồng ý, giải thích cho bạn hiểu việc tự ý vào nhà người khác là không đúng.
  • C. Không đồng tình với lời khuyên của bạn; đồng thời mắng bạn vì bạn thiếu hiểu biết.
  • D. Rủ nhiều người khác cùng vào nhà hàng xóm để chứng minh mình không có ý đồ xấu.

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, hành vi cố ý tung tin xấu nhằm hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

  • A. tính mạng, sức khỏe.     
  • B. hồ sơ tư pháp.
  • C. danh dự, nhân phẩm.      
  • D. bí mật thư tín.

Câu 15:  Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…..là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí”.

  • A. Quyền tự do báo chí.
  • B. Quyền tự do ngôn luận.
  • C. Quyền tự do tín ngưỡng.
  • D. Quyền tiếp cận thông tin.

Câu 16: Theo quy định của pháp luật: không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp cá nhân đó

  • A. vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.
  • B. đang thực hiện các giao dịch dân sự.
  • C. công khai đấu giá tài sản của bản thân.
  • D. ủy quyền giao dịch các hợp đồng dân sự.

Câu 17: Người dân xã H trong tình huống dưới đây đã thực hiện quyền nào của công dân?

Tình huống. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã H đã có nhiều việc làm tích cực; tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ có việc làm gây dư luận không tốt trong nhân dân. Trước tình hình đó, bà con xã H đã phản ánh với báo chí về tình trạng: cán bộ phụ trách công trình đã không minh bạch trong việc thu chi tiền làm đường của các hộ dân trong xã.

  • A. Tiếp cận thông tin.
  • B. Bảo hộ danh dự.  
  • C. Tự do ngôn luận.
  • D. Tự do báo chí.

Câu 18: T và bà nội đang chuẩn bị ăn cơm tối thì có hai người đàn ông mặc trang phục. công an đến bấm chuông và yêu cầu mở cửa để khám xét vì nghi ngờ trong nhà đang tàng trữ chất cấm. Bà nội T nghe vậy liền giải thích trong nhà không cất giấu chất cấm và gọi C mang chìa khoá ra mở cửa.

Câu hỏi: nếu là bạn T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Mở cửa, dụ họ vào nhà rồi nhanh chóng khóa cửa lại, sau đó tới đồn công an trình báo.
  • B. Lập tức mở cửa cho họ vào khám nhà để tránh phạm tội “chống người thi hành công vụ”.
  • C. Từ chối mở cửa, yêu cầu hai người đàn ông xuất trình thẻ công an và quyết định khám nhà.
  • D. Từ chối mở cửa, mắng mỏ và lớn tiếng vạch trần thủ đoạn lừa đảo của hai người đàn ông.

Câu 19: Theo quy định của pháp luật, công dân xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm khi thực hiện hành vi nào sau đây đối với người khác

  • A. Từ chối tham gia hòa giải.
  • B. Đề cao quan điểm cá nhân.
  • C. Thẳng thắn đấu tranh phê bình.
  • D. Bịa đặt, tung tin xấu để hạ uy tín.

Câu 20: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…………là quyền của công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ”.

  • A. Quyền tự do báo chí.
  • B. Quyền tự do ngôn luận.
  • C. Quyền tự do tín ngưỡng.
  • D. Quyền tiếp cận thông tin.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác