Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo cuối học kì 2( Đề số 1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cuối học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa?
- A. Các dân tộc có quyền làm chủ đất nước, tham gia quản lí xã hội.
B. Nhà nước tạo điều kiện để các dân tộc phát huy bản sắc văn hóa.
- C. Các dân tộc đều có cơ hội học tập và bình đẳng trong giáo dục.
- D. Các dân tộc được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển kinh tế.
Câu 2: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có hành vi vi phạm quyền tố cáo của công dân?
Tình huống. Do có mâu thuẫn với ông A (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện N), bà D và ông T đã làm đơn tố cáo với nội dung sai sự thật và chia sẻ thông tin này đến nhiều người nhằm hạ uy tín, danh dự, nhân phẩm của ông A. Qua kiểm tra, xác minh, cơ quan có thẩm quyền xác định nội dung tố cáo là sai sự thật. Ông A đã có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với ông T và bà D về hành vi vu khống. Nhận thấy sự việc có dấu hiệu tội phạm, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, mặc dù được minh oan nhưng danh dự, uy tín của ông A đã bị ảnh hưởng.
- A. Ông A và bàn D.
B. Ông T và bà D.
- C. Cơ quan điều tra tỉnh N.
- D. Tất cả các chủ thể đều vi phạm.
Câu 3: Chủ thể nào sau đây không vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm của công dân?
A. Lực lượng công an bắt giữ K (đối tượng bị truy nã quốc tế) khi hắn đến Việt Nam.
- B. Nghi ngờ anh C lấy trộm xe máy của mình, ông K đã bắt giam anh C để tra hỏi.
- C. Do bị mất trộm đồ nên anh H (chủ cửa hàng) đã giữ nhân viên T lại để tra hỏi.
- D. Anh Q bắt và cháu A về giam giữ tại nhà để ép bố mẹ cháu M phải trả nợ.
Câu 4: Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Thi hành Chỉ thị của Chính quyền thành phố X là trong thời gian có dịch bệnh không tập trung đông người để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh, các tổ chức và tín đồ của tất cả các tôn giáo trên địa bàn thành phố X đã thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo bằng hình thức trực tuyến. Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lí cơ sở tôn giáo thường xuyên hướng dẫn tín đồ và người dân nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về phòng, chống dịch của Chính quyền thành phố.
Câu hỏi: Ở địa phương X, sự bình đẳng về nghĩa vụ giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?
A. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo đều tuân thủ pháp luật.
- B. Các tín đồ chỉ cần tuân theo những giáo lí, giáo luật của tôn giáo mình.
- C. Chính quyền thành phố X nghiêm cấm sự hoạt động của các tôn giáo.
- D. Chính quyền thành phố X có sự phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.
Câu 5: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong quá trình thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo?
- A. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo.
- B. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo.
C. Lợi dụng khiếu nại, tố cáo để xâm hại đến quyền của chủ thể khác.
- D. Tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Câu 6: Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện giáo dục?
Trường hợp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm X, chị A và anh V xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Biết được việc này, người thân của chị A và anh V đã khuyên: không nên chọn đi đến những nơi khó khăn như vậy mà nên ở lại thành phố để làm việc. Khuyên nhủ nhẹ nhàng không được, người thân của anh V và chị A đã dùng nhiều lời lẽ có tính xúc phạm về sự lựa chọn của hai người; đồng thời tỏ thái độ khinh miệt đồng bào dân tộc thiểu số. Bất chấp sự phản đối từ phía gia đình, chị A và anh V vẫn kiên định với lựa chọn của mình, vì: anh, chị muốn góp một phần công sức bé nhỏ để phát triển văn hoá, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- A. Anh V và chị A.
- B. Chị A và người thân.
- C. Anh V và người thân.
D. Người thân của anh V, chị A.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân khi thực hiện tố cáo?
A. Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.
- B. Được ra quyết định gia hạn hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo.
- C. Được công khai họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.
- D. Được ra quyết định về việc thụ lí hoặc không thụ lí tố cáo.
Câu 8: Đối với các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, chúng ta cần
- A. học tập, noi gương.
- B. khuyến khích, cổ vũ.
C. lên án, ngăn chặn.
- D. thờ ơ, vô cảm.
Câu 9: Các tổ chức tôn giáo, cũng như người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kỳ cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật – đó là nội dung bình đẳng giữa các tôn giáo về
- A. quyền.
- B. nghĩa vụ.
- C. giáo lí, giáo luật.
D. trách nhiệm pháp lí.
Câu 10: Trước những hành vi vi phạm phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo, chúng ta cần
- A. học tập, noi gương.
- B. khuyến khích, cổ vũ.
C. lên án, ngăn chặn.
- D. thờ ơ, vô cảm.
Câu 11: Y và N sinh ra, lớn lên và học tập cùng trưởng tại địa phương C. Cả hai cùng dự thi vào Trường Đại học V và có số điểm thi đại học bằng nhau, nhưng Y là người dân tộc thiểu số, được cộng thêm điểm ưu tiên nên đủ điểm đỗ, còn N là người dân tộc Kinh, không được cộng điểm ưu tiên nên không đỗ. Vì kết quả thi không như ý muốn, N cảm thấy bức xúc và tâm sự với bạn thân là M rằng: việc nhà nước thực hiện cộng điểm ưu tiên cho các bạn học sinh người dân tộc thiểu số là không được đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc. Không đồng tình với ý kiến của N, bạn M cho rằng: Việc Nhà nước ưu tiên trong tuyển sinh đại học đối với người dân tộc thiểu số là hoàn toàn hợp lí, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa,… có thể tiếp tục học tập, lĩnh hội tri thức như mọi công dân khác, qua đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước.
- A. Quan điểm của bạn N đúng.
B. Quan điểm của bạn M đúng.
- C. Quan điểm của hai bạn N và M đều đúng.
- D. Quan điểm của hai bạn N và M đều sai.
Câu 12: Trong trường hợp dưới đây, ông P đã thực hiện quyền nào của công dân?
Trường hợp. Gia đình ông P ở gần xưởng sản xuất của một doanh nghiệp hoạt động suốt ngày đêm khiến cơ sở thường xuyên xả bụi, khói, phát tán mùi hôi thối, ô nhiễm rất nghiêm trọng ra khu dân cư làm cho nhiều người không chịu được và mắc bệnh. Ông P làm đơn gửi đến Uỷ ban nhân dân xã và cảnh sát môi trường để yêu cầu xử lí hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
A. Tố cáo.
- B. Truy tố.
- C. Khiếu nại.
- D. Khởi kiện.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
- A. Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
B. Là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị.
- C. Gây tổn hại sức khỏe, tính mạng đối với người bị xâm phạm.
- D. Gây tổn hại về uy tín, danh dự,… đối với người bị xâm phạm.
Câu 14: Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Trong thời gian có dịch bệnh, chính quyền thành phố V đã ra quy định cấm tụ tập đông người, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, nhưng cơ sở của tôn giáo T và của tôn giáo N vẫn lén lút tổ chức sinh hoạt tôn giáo dẫn đến dịch bệnh lây lan nhiều tại địa phương. Khi bị phát hiện, chính quyền thành phố đã yêu cầu cả hai cơ sở tôn giáo T và tôn giáo N phải tạm dừng sinh hoạt tôn giáo và xử phạt hành chính đối với cả hai cơ sở tôn giáo này.
Câu hỏi: Tại địa phương V, sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?
A. Chính quyền thành phố V xử phạt hành chính đối với cơ sở của tôn giáo T và N.
- B. Chính quyền thành phố V nghiêm cấm tôn giáo T và N hoạt động tại địa phương.
- C. Chính quyền thành phố V có sự phân biệt đối xử giữa tín đồ hai tôn giáo T và N.
- D. Dù vi phạm pháp luật nhưng cơ sở của hai tôn giáo T và N không bị chính quyền xử lí.
Câu 15: Hành vi của chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
Tình huống 1. Là người được phân công trông coi cơ sở tôn giáo Y nhưng ông N đã ngăn cản không cho những người thuộc các tôn giáo khác đến tham dự buổi sinh hoạt của tôn giáo Y tại cơ sở mà ông đang trông coi.
Tình huống 2. Cha sứ Đ và Thượng toạ Q là những chức sắc tôn giáo có uy tín, ảnh hưởng lớn trong nhân dân tỉnh M và cả hai người rất tích cực hoạt động xã hội vì sự phát triển của địa phương nên đã được nhân dân tín nhiệm đề cử vào danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh M.
Tình huống 3. Tại địa phương K khi cơ sở thờ tự của tôn giáo P xuống cấp, có nguy cơ bị đổ nên các nhà chức sắc và tín đồ của tôn giáo P đã tiến hành làm các thủ tục xin phép các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc tháo dỡ và xây dựng lại cho vững chắc, to đẹp hơn.
A. Ông N (trong tình huống 1).
- B. Cha sứ Đ (trong tình huống 2).
- C. Thượng tọa Q (trong tình huống 2).
- D. Tín đồ tôn giáo P (trong tình huống 3).
Câu 16: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
Tình huống. Q là người theo tôn giáo X, sống và sinh hoạt cùng các bạn trong kí túc xá của Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh B. Cùng phòng với Q còn có T và N, hai bạn này đều theo tôn giáo P. Đến giờ ăn cơm, Q thường làm dấu và thành tâm cầu nguyện trước khi ăn, thấy vậy, T và N tỏ vẻ khó chịu, họ yêu cầu Q lần sau khi ăn cơm cùng thì không được làm dấu và cầu nguyện nữa.
- A. Bạn Q và N.
B. Bạn T và N.
- C. Bạn Q và T.
- D. Cả 3 bạn: Q, T, N.
Câu 17: Việc thực hiện tốt các quy định pháp luật về quyền tố cáo của công dân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- B. Là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- C. Ngăn chặn những việc làm trái pháp luật; góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
- D. Ngăn chặn những việc làm xâm phạm lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức…
Câu 18: Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có hành vi vi phạm pháp luật?
Tình huống. Anh N là nhân viên bưu chính đã liên lạc với khách hàng là anh K để giao bưu phẩm. Vì đang đi vắng nên anh K nhờ anh N giao bưu phẩm cho chị Y là hàng xóm nhận hộ. Khi sang nhà chị Y để nhận lại bưu phẩm, anh K phát hiện chị Ý đã mở bưu phẩm của mình nên rất tức giận và vô ý đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương.
A. Anh K.
- B. Anh N và anh K.
- C. Chị Y.
- D. Chị Y và anh K.
Câu 19: Thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng, ngoại trừ việc
- A. Thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
- B. Huy động nguồn lực của các tôn giáo trong phát triển đất nước.
C. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự ổn định chính trị của đất nước.
- D. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Câu 20: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của người khác khi thực hiện hành vi nào sau đây?
- A. Theo dõi nghi can vụ án.
- B. Khống chế tù nhân vượt ngục.
C. Đánh người khác gây thương tích.
- D. Giam giữ người bị tinh nghi.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận