Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KTPL 11 chân trời sáng tạo cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 11 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

  • A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
  • B. Năng lực chuyên môn.
  • C. Năng lực định hướng chiến lược.
  • D. Năng lực nắm bắt cơ hội.

Câu 2: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?

  • A. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.
  • B. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.
  • C. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
  • D. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ.

Câu 3: Đối với đời sống văn hóa, văn hóa tiêu dùng có vai trò như thế nào?

  • A. Tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế.
  • B. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
  • C. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
  • D. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của đạo đức kinh doanh?

  • A. Điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tiêu cực.
  • B. Làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
  • C. Hạn chế sự hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.
  • D. Thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của kinh tế quốc gia.

Câu 5:  Tính thời đại trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng

  • A. hướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.
  • B. có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
  • C. có thói quen tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của thời đại.
  • D. cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Câu 6: Biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

  • A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
  • B. Năng lực chuyên môn.
  • C. Năng lực định hướng chiến lược.
  • D. Năng lực nắm bắt cơ hội.

Câu 7: Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?

  • A. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm.
  • B. Doanh nghiệp B chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm khi phát hiện hàng hóa bị lỗi.
  • C. Doanh nghiệp A đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.
  • D. Cửa hàng S thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam?

  • A. Tính giá trị.
  • B. Tính thời đại.
  • C. Tính hợp lí.
  • D. Tính khôn vặt.

Câu 9: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “ ……… là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh”.

  • A. Ý tưởng kinh doanh.
  • B. Cơ hội kinh doanh.
  • C. Mục tiêu kinh doanh.
  • D. Đạo đức kinh doanh.

Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế?

  • A. Khiến cho sản xuất hàng hóa ngày càng đơn điệu về mẫu mã, chủng loại.
  • B. Định hướng hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng.
  • C. Thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất, mang lại lợi nhuận cho người tiêu dùng.
  • D. Là yếu tố đầu vào của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Câu 11: Việc làm của chị M trong trường hợp dưới đây đã thể hiện năng lực nào của chủ thể kinh doanh?

Trường hợp. Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị M tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần.

Câu hỏi: Theo em, việc làm trên thể hiện năng lực gì của chị Q?

  • A. Năng lực nắm bắt cơ hội.
  • B. Năng lực giao tiếp, hợp tác.
  • C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
  • D. Năng lực thiết lập quan hệ.

Câu 12: Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần

  • A. khuyến khích, cổ vũ.
  • B. lên án, ngăn chặn.
  • C. thờ ơ, vô cảm.
  • D. học tập, noi gương.

Câu 13: Đoạn thông tin dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

Thông tin. Chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh", lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường, sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm có yếu tố “bền vững”... đang là những thay đổi tích cực của xu hướng tiêu dùng được nhiều doanh nghiệp nắm bắt. Với giới trẻ, thay vì tiêu dùng kiểu “thời trang nhanh" (mua giá rẻ, thay đổi liên tục, loại bỏ nhiều), nhiều bạn đã chọn cách tái chế, tái sử dụng, thanh lí quần áo, phụ kiện thời trang để hạn chế việc bỏ đi các trang phục cũ - một loại rác thải tác động tiêu cực đến môi trường.

  • A. Tính kế thừa.
  • B. Tính giá trị.
  • C. Tính thời đại.
  • D. Tính hợp lí.

Câu 14: Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh?

  • A. Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A.
  • B. Cửa hàng V thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
  • C. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm.
  • D. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.

Câu 15: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “Văn hóa tiêu dùng là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, ………. của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng”.

  • A. phương thức lưu thông.
  • B. kĩ thuật sản xuất.
  • C. thói quen tiêu dùng.
  • D. thuần phong mỹ tục.

Câu 16: Sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

  • A. Năng lực thiết lập quan hệ.
  • B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
  • C. Năng lực cá nhân.
  • D. Năng lực phân tích và sáng tạo.

Câu 17: Nhận xét về hành vi của cửa hàng T trong trường hợp dưới đây:

Trường hợp. Cửa hàng T chuyên kinh doanh rau và thực phẩm sạch. Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng T đã nhập hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là thực phẩm được nhập từ các nông trường có uy tín trên cả nước. Mỗi ngày, khi không bán hết, cửa hàng T còn ngâm tẩm các loại hóa chất để bảo quản hàng hóa được lâu hơn.

  • A. Cửa hàng T có ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo.
  • B. Cửa hàng T đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.
  • C. Cửa hàng T biết nắm bắt thời cơ kinh doanh.
  • D. Cửa hàng T đã vi phạm đạo đức kinh doanh.

Câu 18: Thói quen tiêu dùng của anh A trong trường hợp dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

Trường hợp. Thu nhập của anh A tăng nhanh trong những năm gần đây, tác động đến hành vi tiêu dùng. Ngoài ra, giá cả cũng là yếu tố quan trọng trong những quyết định tiêu dùng của anh. Anh A tiêu dùng ngày càng thông minh và kĩ tính hơn, quan tâm đến các thông tin về sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã, chất lượng.

  • A. Tính kế thừa.
  • B. Tính giá trị.
  • C. Tính thời đại.
  • D. Tính hợp lí.

Câu 19: Đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, ngoại trừ việc

  • A. điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tích cực.
  • B. làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
  • C. đẩy mạnh hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.
  • D. thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của kinh tế quốc gia.

Câu 20: Thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có vai trò

  • A. giúp các doanh nghiệp điều tiết lực lượng lao động.
  • B. nâng cao kiến thức cho người lao động và người sử dụng lao động.
  • C. là cơ sở để người sử lao động tìm được việc làm phù hợp cho mình.
  • D. là cầu nối trong việc gắn kết thị trường lao động với thị trường việc làm.

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác