Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 cánh diều học kì 2 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
- A. Phân biệt bộ máy nhà nước này với bộ máy nhà nước khác.
- B. Cơ sở cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
C. Nền tảng chung cho mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- D. Tạo ra tính thống nhất cho bộ máy nhà nước.
Câu 2: Cơ quan, tổ chức nào dưới đây không thuộc bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Quốc hội
- B. Viện kiểm sát nhân dân.
- C. Chính phủ.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Câu 3: Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, ai là người có quyền quyết định đặc xá?
A. Chủ tịch nước
- B. Chủ tịch Quốc hội
- C. Thủ tướng Chính phủ
- D. Tổng Bí thư
Câu 4: Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, ai là người có quyền quyết định đặc xá?
A. Chủ tịch nước
- B. Chủ tịch Quốc hội
- C. Thủ tướng Chính phủ
- D. Tổng Bí thư
Câu 5: Hành vi nào dưới đây là sai?
A. Cán bộ Viện kiểm sát A kể lại với mọi người trong gia đình diễn biến quá trình điều tra vụ án mà mình đang tham gia.
- B. Là thư ký Toà án, chị B luôn tận tình hướng dẫn người dân các thủ tục cần thiết để nộp cho Toà án khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp.
- C. Trường C tổ chức các phiên tòa giả định về những vụ án liên quan đến bạo lực học đường để học sinh theo dõi.
- D. Không đồng tình với một số quan điểm của kiểm sát viên tại phiên toà nên ông N đã gửi thư góp ý dù vụ án đó không liên quan gì đến mình.
Câu 6: Hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân không bao gồm:
- A. Khởi tố bị can
B. Điều tra bị can và các quan chức cùng thực hiện việc điều tra, các quan chức nắm quyền tại nơi mà bị can sinh sống.
- C. Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội
- D. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên tòa sơ thẩm.
Câu 7: Điền vào chỗ trống để hoàn thành cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân?
A. Thường trực Hội đồng nhân dân; Uỷ viên
- B. Thường trực Hội đồng nhân dân; Nhân viên hành chính
- C. Hội đồng chủ quản; Đảng viên
- D. Hội đồng chủ quản; Ban bí thư
Câu 8: Điền vào chỗ trống để hoàn thành cơ cấu tổ chức Uỷ ban nhân dân?
- A. Bí thư; Phát thanh viên
- B. Bí thư; Chỉ huy
C. Uỷ viên; Công an
- D. Đảng viên; Uỷ viên
Câu 9: Khi giá cả của một hàng hoá .................., nhà sản xuất thu hẹp sản xuất nhưng nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hoá đó có xu hướng ………….
Cặp từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống?
- A. không còn tăng, vẫn tăng cao
- B. tăng, tăng
C. giảm, tăng
- D. trở nên vô nghĩa, tăng cao
Câu 10: Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường?
- A. Chức năng thông tin
B. Chức năng lưu thông hàng hoá
- C. Chức năng phân bổ các nguồn lực
- D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước
Câu 11: Văn bản dưới luật không bao gồm:
- A. Pháp lệnh
B. Điều khoản
- C. Nghị quyết liên tịch
- D. Thông tư
Câu 12: Đâu không phải một ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
- A. Luật Hành Chính
- B. Luật Hình sự
C. Luật Trẻ em
- D. Luật Ngân hàng
Câu 13: Tuân thủ pháp luật là gì?
A. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm.
- B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.
- C. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật hợp thức hoá các hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
- D. Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó không thực hiện các hành vi theo quy định của pháp luật
Câu 14: Tình huống nào sau đây không phải là biểu hiện của hình thức “Sử dụng pháp luật”?
- A. Phát hiện một hộ gia đình trồng cây thuốc phiện, chị D đã tố cáo với cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn.
B. Anh C chở S đi học bằng xe máy. Đến ngã tư, khi có tín hiệu đèn đỏ, thấy đường vắng S bảo anh vượt đèn đỏ để đến trường cho nhanh nhưng anh C không nghe mà dừng lại chờ đèn bật xanh mới đi.
- C. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, V ở nhà làm nghề truyền thống dệt vải của gia đình.
- D. Học xong Trung học phổ thông, G đã gửi hồ sơ đến sở Kế hoạch và Đầu tư đăng ký kinh doanh thức ăn nhanh.
Câu 15: Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ".
Nội dung trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013?
A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản
- B. Hiến pháp là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý lâu dài, tương đối ổn định
- D. Hiến pháp
Câu 16: Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động năm 2019.
Nội dung trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013?
- A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản
B. Hiến pháp là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý lâu dài, tương đối ổn định
- D. Hiến pháp do nhà nước quy định
Câu 17: “Quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” Ý kiến này đúng hay sai?
A. Đúng, vì nguyên tắc này đã được quy định tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013. Nguyên tắc này đề cập tới vấn đề quyền lực nhà nước ở Việt Nam được tổ chức thực hiện trong bộ máy nhà nước như thế nào.
- B. Đúng, vì đây là nguyên tắc mang tính bắt buộc ở các nước đã khẳng định quyền dân chủ, bảo vệ toàn bộ quyền lợi chính đáng của con người theo quy định của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.
- C. Sai, vì nguyên tắc này không được quy định ở bất cứ điều khoản nào trong Hiến pháp mà trong thực tế cũng không hoạt động như vậy.
- D. Sai, vì Quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa Đảng viên cấp cao, nắm những chức vị quan trọng như Chủ tịch Quốc hội, thủ tướng,…
Câu 18: Ý kiến nào sau đây là sai?
A. Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nền nhân dân có thể tự ý quyết định làm bất cứ việc gì mà mình muốn.
- B. Học sinh có thể thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc bằng cách không chia sẻ những thông tin có nội dung sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.
- C. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần quan tâm, tạo điều kiện để mọi người dân phát huy quyền làm chủ đối với đất nước.
- D. Bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.
Câu 19: “Quyền con người không bị giới hạn.” Ý kiến này đúng hay sai?
- A. Đúng vì, điều này đã được quy định tại khoản 2, Điều 16 Hiến pháp năm 2013 về giới hạn của quyền con người.
- B. Đúng vì con người luôn được tự do làm những gì mình muốn, như thế mới tạo nên một quốc gia độc lập, tự do, hạnh phúc.
C. Sai, vì quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng.
- D. Sai vì công dân vẫn bị giới hạn bởi một số quyền
Câu 20: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.” Ý kiến này đúng hay sai?
A. Đúng, vì khoản 1 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được pháp luật trao quyền thì phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng.
- B. Sai, vì khoản 1 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền công dân không liên quan đến nghĩa vụ công dân. Công dân thực hiện quyền lợi và đảm bảo nghĩa vụ của mình.
- C. Sai, vì quyền công dân nếu không tách rời khỏi nghĩa vụ công dân sẽ dẫn tới tình trạng chồng chéo, rối rắm, khiến người dân và cơ quan thực hiện pháp luật khó xác định.
- D. Đúng, vì quyền công dân đi đôi với nghĩa vụ của công dân
Câu 21: Câu nào sau đây không đúng về nội dung kinh tế được quy định tại Hiến pháp năm 2013?
A. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, ngoài trừ thành phần kinh tế nhà nước được hưởng những đặc quyền nhất định thì tất cả các thành phần khác đều bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
- B. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
- C. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
- D. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Câu 22: Đâu không phải là một vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với các lĩnh vực của văn hoá, xã hội theo quy định của Hiến pháp năm 2013?
- A. Tạo việc làm cho người lao động
- B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động
- C. Tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định
D. Tập trung nhiều hơn vào hỗ trợ đời sống vật chất cho những người dân ở thành phố, ít hơn cho người dân ở miền núi.
Câu 23: Chính phủ chịu trách nhiệm trước:
A. Quốc hội
- B. Kiểm toán nhà nước
- C. Chủ tịch nước
- D. Toà án nhân dân tối cao
Câu 24: Cơ quan lập pháp là:
A. Cơ quan đại biểu của nhân dân
- B. Cơ quan hành chính nhà nước
- C. Cơ quan xét xử, kiểm sát
- D. Cơ quan điều hành, giám sát pháp luật
Câu 25: Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm:
A. Hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.
- B. Hạn chế sự phân tán quyền lực nhà nước.
- C. Tạo sự phân chia hợp lý quyền lực nhà nước.
- D. Thực hiện quyền lực nhà nước một cách dân chủ.
Bình luận