Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 cánh diều học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng:

  • A. Hiến pháp và pháp luật
  • B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
  • C. Thi hành các đạo luật hà khắc
  • D. Thi hành các luật khuyến khích

Câu 2: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong:

  • A. Hiến pháp và pháp luật
  • B. Hệ thống chính quyền
  • C. Tổ chức và hoạt động
  • D. Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 3: Công bố Hiến pháp là nhiệm vụ của:

  • A. Quốc hội.
  • B. Thủ tướng Chính phủ.
  • C. Chủ tịch Quốc hội.
  • D. Chủ tịch nước.

Câu 4: Đâu không phải một cơ quan/thành phần của Quốc hội?

  • A. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
  • B. Bộ Lập pháp Quốc hội
  • C. Các Uỷ ban của Quốc hội
  • D. Đoàn đại biểu Quốc hội

Câu 5: Thông thường, Toà án nhân dân sẽ xét xử:

  • A. Công khai
  • B. Kín đáo
  • C. Công khai phần xét xử và kín phần kết tội
  • D. Kín phần xét xử và công khai phần kết tội

Câu 6: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của:

  • A. Quốc hội
  • B. Hội đồng nhân dân
  • C. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • D. Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu 7: Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước:

  • A. Nhân dân địa phương
  • B. Cơ quan nhà nước cấp trên
  • C. Uỷ ban hành chính quốc gia
  • D. Nhân dân địa phương, cơ quan nhà nước cấp trên

Câu 8: Hội đồng nhân dân họp mỗi năm mấy kỳ?

  • A. 1 kì chính
  • B. 2 kì chính
  • C. 1 kì chính và 4 kì phụ
  • D. 2 kì chính và 8 kì phụ

Câu 9: Hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước xây dựng, ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Quy định
  • B. Quy chế
  • C. Pháp luật
  • D. Quy tắc

Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?

  • A. Tính quy phạm phổ biến
  • B. Tính bắt buộc chung
  • C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
  • D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung

Câu 11: Trong các yếu tố cấu thành hệ thống pháp luật Việt Nam, yếu tố được xem là đơn vị cơ bản (nhỏ nhất) trong hệ thống pháp luật là:

  • A. Ngành luật.
  • B. Hệ thống pháp luật.
  • C. Quy phạm pháp luật.
  • D. Chế định luật.

Câu 12: Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội là:

  • A. Chế định luật.
  • B. Hệ thống pháp luật.
  • C. Quy phạm pháp luật.
  • D. Ngành luật.

Câu 13: Thi hành pháp luật là gì?

  • A. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.
  • B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật hợp thức hoá các hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
  • C. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan chức năng thực hiện quyền lực được Nhà nước uỷ quyền để điều tra, ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật.
  • D. Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cơ quan chức năng thực hiện quyền lực để xử phạt, các chủ thể pháp luật sẽ bị xử phạt nếu vi phạm pháp luật 

Câu 14: Thi hành pháp luật là gì?

  • A. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.
  • B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật hợp thức hoá các hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
  • C. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan chức năng thực hiện quyền lực được Nhà nước uỷ quyền để điều tra, ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật.
  • D. Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cơ quan chức năng thực hiện quyền lực để xử phạt, các chủ thể pháp luật sẽ bị xử phạt nếu vi phạm pháp luật 

Câu 15: Hiến pháp hiện hành của nước ta là:

  • A. Hiến pháp 2009
  • B. Hiến pháp 2013
  • C. Hiến pháp 2018
  • D. Hiến pháp 2022

Câu 16: Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là:

  • A. Hiến pháp 1945
  • B. Hiến pháp 1946
  • C. Hiến pháp 1975
  • D. Hiến pháp 1992

Câu 17: Quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về ai?

  • A. Toàn bộ nhân dân lao động chân chính.
  • B. Liên minh giai cấp công – nông.
  • C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • D. Giai cấp cầm quyền.

Câu 18: Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?

  • A. Nhà nước.
  • B. Chính phủ.
  • C. Quốc hội.
  • D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 19: Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân là quyền của ai dưới đây?

  • A. Quyền của mọi công dân.
  • B. Quyền của công dân từ 18 tuổi trở lên.
  • C. Quyền của công dân đủ 21 tuổi trở lên.
  • D. Quyền của công dân từ 25 tuổi trở lên.

Câu 20: Ý nào sau đây không đúng về quyền con người được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

  • A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội
  • B. Mọi người đều có quyền sống
  • C. Mọi người có quyền lấy mô, bộ phận cơ thể của người khác nhằm chữa trị cho bản thân.
  • D. Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình

Câu 21: Giáo dục và đào tạo ở nước ta có nhiệm vụ gì?

  • A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • B. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
  • C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
  • D. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 22: Khoa học và công nghệ có vai trò:

  • A. Then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • B. Phổ biến các giá trị của quốc gia.
  • C. Giữ gìn truyền thống của dân tộc
  • D. Chủ động tìm kiếm thị trường.

Câu 23: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?

  • A. Nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.
  • B. Đại diện nhân dân bầu ra.
  • C. Nhân dân trực tiếp bầu ra.
  • D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.

Câu 24: Sự độc lập của Toà án được hiểu là:

  • A. Toà án được hình thành một cách độc lập.
  • B. Trong hoạt động của mình, Toà án không bị ràng buộc
  • C. Toà án chủ động giải quyết mọi việc theo ý chí của thẩm phán.
  • D. Khi xét xử, Toà án chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối bởi bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Câu 25: Chủ tịch nước của nước ta thời điểm ban hành Hiến pháp năm 2013 là ai?

  • A. Trần Đức Lương
  • B. Nguyễn Minh Triết
  • C. Trương Tấn Sang
  • D. Nguyễn Phú Trọng

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác