Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 cánh diều học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hoạt động tiêu dùng là gì?

  • A. Là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình.
  • B. Là hoạt động mua các sản phẩm vật chất, tinh thần về để sử dụng.
  • C. Là mục đích của sản xuất.
  • D. Là hoạt động tiêu sài tiền và sử dụng những thứ mà mình mua được.

Câu 2: Hành vi nào dưới đây không đúng khi tham gia vào các hoạt động kinh tế?

  • A. Doanh nghiệp bán lẻ H luôn sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng, đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • B. Trước tình hình dịch bệnh, nhu cầu mua thuốc của người dân tăng mạnh, nhà thuốc P cam kết không tăng giá sản phẩm.
  • C. Bạn A giải thích cho người thân của mình về trách nhiệm của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế.
  • D. Xí nghiệp Y trong quá trình sản xuất đã để khói bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân.

Câu 3: Bạn A dùng tiền mua các vật phẩm trong trò chơi điện tử. Trong trường hợp này A đã thể hiện vai trò kinh tế của chủ thể nào?

  • A. Chủ thể sản xuất
  • B. Chủ thể nhà nước
  • C. Chủ thể tiêu dùng, trung gian
  • D. Chủ thể tiêu dùng

Câu 4: Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà xuất bản sách giáo khoa hạ giá thành đối với các sản phẩm dành cho học sinh phổ thông? Trong trường hợp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đóng vai trò của chủ thể kinh tế nào?

  • A. Không đóng vai trò gì
  • B. Chủ thể trung gian
  • C. Chủ thể Nhà nước
  • D. Chủ thể Nhà nước, trung gian

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường?

  • A. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường.
  • B. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó.
  • C. Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng.
  • D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường?

  • A. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường.
  • B. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó.
  • C. Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng.
  • D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

Câu 7: Hành vi của chủ thể kinh tế nào sau đây đúng?

  • A. Doanh nghiệp mở rộng vùng trồng nguyên liệu khi đơn hàng của các đối tác tăng cao.
  • B. Công ty H ngưng bán xăng dầu và tích trữ khi nghe tin giá xăng tăng lên.
  • C. Cửa hàng vật tư y tế B đã bán khẩu trang y tế bán với giá cao khi nhu cầu mua của người dân tăng cao.
  • D. Tiệm thuốc thấy giá thuốc lên khi thấy trên thị trường thuốc khan hiếm.

Câu 8: Chủ thể kinh tế nào dưới đây không tôn trọng quy luật khách quan của cơ chế thị trường?

  • A. Công ty R cung cấp mặt hàng thịt bò đông lạnh cho hệ thống siêu thị C theo đúng yêu cầu
  • B. Do nhu cầu đi lại của người dân trong dịch Tết tăng cao, Công ty A đã tăng số chuyến xe trong ngày
  • C. Hộ kinh doanh T đã hạ giá thu mua thanh long tại vườn đô thị trường xuất khẩu đóng cửa vì dịch bệnh.
  • D. Công tử H đã chế tạo bao bì sản phẩm bánh kẹo nhái thương hiệu nổi tiếng để bán ra thị trường.

Câu 9: Phương án nào không đúng về chức năng của giá cả thị trường?

  • A. Là căn cứ để người sản xuất kinh doanh thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hàng hoá.
  • B. Là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
  • C. Là căn cứ để người tiêu dùng điều tiết tăng hay giảm nhu cầu tiêu dùng.
  • D. Là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo.

Câu 10: Khi giá cả của một hàng hoá .................. sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hoá đó nhiều hơn nhưng lại làm nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hoá đó ......................

Cặp từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống?

  • A. leo thang, tăng vọt
  • B. giảm, giảm
  • C. tăng, giảm
  • D. tụt dốc, tăng cao

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ của Nhà nước được thiết lập hằng năm chỉ dùng để Nhà nước điều tiết kinh tế và bình ổn giá cả.
  • B. Ngân sách nhà nước là dự toán các khoản thu, chi của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
  • C. Ngân sách Nhà nước là bản dự toán thu chi của Nhà nước để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
  • D. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Câu 12: Chính phủ và các địa phương ưu tiên bố trí ngân sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vai trò của ngân sách nhà nước trong trường hợp này là gì?

  • A. Là công cụ mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.
  • B. Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh…
  • C. Định hướng phát triển sản xuất vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
  • D. Triển khai dự án nông thôn sánh ngang thành phố.

Câu 13: Những chủ thể nào dưới đây phải nộp thuế?

  • A. Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
  • B. Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhất, nộp các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế.
  • C. Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế theo ngân sách nhà nước.
  • D. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cá nhân khấu trừ thuế theo ngân sách nhà nước, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế 

Câu 14: Người đóng thuế có những quyền lợi nào sau đây?

  • A. Quyền thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
  • B. Quyền được nộp tiền thuế chậm, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
  • C. Quyền được giữ bí mật thông tin.
  • D. Quyền thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật, quyền được nộp tiền thuế chậm, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm, quyền được giữ bí mật thông tin.

Câu 15: Đâu là đặc điểm nổi trội của mô hình công ty cổ phần?

  • A. Có khả năng phát triển thành công ty có quy mô lớn 
  • B. Được phát hành cổ phiếu, trái phiếu và không hạn chế số lượng cổ đông
  • C. Không chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn góp
  • D. Là mô hình công ty có số lượng nhân viên đông nhất

Câu 16: Muốn làm chủ một mô hình sản xuất kinh doanh, chúng ta cần có những yếu tố nào?

  • A. Sự quyết tâm, kiên trì thực hiện ý tưởng kinh doanh
  • B. Kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm để thực hiện mục tiêu
  • C. Nguồn lực gồm nguồn lực về tài chính (tiền) và con người
  • D. Sự may mắn trong cuộc sống

Câu 17: Tín dụng là gì?

  • A. Niềm tin cho vay tiền giữa người vay và người cho vay.
  • B. Mối quan hệ sử dụng vốn giữa người vay và người cho vay.
  • C. Mối quan hệ sử dụng vốn giữa người cho vay và người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả.
  • D. Mối quan hệ sử dụng vốn giữa người vay và người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả.

Câu 18: “Anh B vay tín dụng 3 tỷ từ Ngân hàng C để mở xưởng sản xuất kinh doanh. Anh cam kết với ngân hàng trả nợ đúng hạn trong thời gian là 5 năm. Đúng 5 năm sau, dù việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng anh B vẫn trả nợ đúng hạn và được ngân hàng ưu đãi thêm nhiều dịch vụ tín dụng mới giúp anh có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình.”

Những đặc điểm nào của tín dụng được mô tả trong trường hợp trên?

  • A. Tính thời hạn và tính tín nhiệm
  • B. Tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi
  • C. Tính may rủi, tính chờ đợi
  • D. Tính thời hạn, tính tín nhiệm, tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi

Câu 19: Để sử dụng dịch vụ tín dụng một cách có trách nghiệm thì ta cần làm gì?

  • A. Sử dụng tiền mặt cho các hoạt động chi tiêu
  • B. Vay vốn ở ngân hàng này để trả nợ ở ngân hàng khác
  • C. Chỉ trả lãi đúng hạn, số tiền gốc ban đầu trả sau
  • D. Thanh toán số tiền nợ đúng hạn cùng khoản tiền lãi đúng với cam kết ban đầu.

Câu 20: Vay tín chấp là gì?

  • A. Hình thức cho vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập của người đi vay.
  • B. Hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt nguồn tài sản cầm cố để cho vay.
  • C. Hình thức vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt dựa trên niềm tin khi đi vay.
  • D. Hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo. Các ngân hàng xét duyệt hợp đồng lao động để cho vay.

Câu 21: Để lập được kế hoạch tài chính cá nhân, cần lưu ý điều gì?

  • A. Uy tín và khả năng sử dụng tiền của cá nhân.
  • B. Loại kế hoạch tài chính và mục tiêu tài chính cá nhân tương ứng.
  • C. Khả năng trả nợ của bản thân.
  • D. Tư duy hệ thống và có tầm nhìn xa.

Câu 22: Tầm quan trọng của việc kiểm soát tài chính cá nhân là gì?

  • A. Giúp cá nhân đầu cơ tích trữ.
  • B. Giúp cá nhân sử dụng tiền hiệu quả.
  • C. Giúp cá nhân hưởng thụ cuộc sống.
  • D. Giúp cá nhân gây quỹ từ thiện.

Câu 23: gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước ................... về những quyết định của mình.

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. Nhà nước, Nhân dân.
  • B. Đảng, Nhân dân
  • C. Nhà thầu, Nhân dân
  • D. Tổ quốc, Nhân dân.

Câu 24: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do..................... làm chủ; tất cả quyền lực.................... thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp.................... với giai cấp.................... và đội ngũ...................

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. Đảng, trung tâm, công nhân, nông dân, trí thức.
  • B. Chính phủ, chính, quý tộc, chủ nô, nô lệ.
  • C. Nhà nước, Nhà nước, Nhà nước, Chính phủ, Đảng.
  • D. Nhân dân, Nhà nước, công nhân, nông dân, trí thức.

Câu 25: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do..................... làm chủ; tất cả quyền lực.................... thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp.................... với giai cấp.................... và đội ngũ...................

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. Đảng, trung tâm, công nhân, nông dân, trí thức.
  • B. Chính phủ, chính, quý tộc, chủ nô, nô lệ.
  • C. Nhà nước, Nhà nước, Nhà nước, Chính phủ, Đảng.
  • D. Nhân dân, Nhà nước, công nhân, nông dân, trí thức.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác