Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 cánh diều học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phân phối – trao đổi là hoạt động có vai trò như thế nào?
- A. Giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.
- B. Là động lực kích thích người lao động.
C. Là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.
- D. Phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?
- A. Động lực cho sản xuất phát triển.
- B. "Đơn đặt hàng" cho sản xuất.
- C. Điều tiết hoạt động trao đổi.
D. Quyết định phân phối thu nhập.
Câu 3: Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào?
- A. Chủ thể sản xuất
- B. Chủ thể tiêu dùng
C. Chủ thể Nhà nước
- D. Chủ thể trung gian
Câu 4: Là một học sinh lớp 10, em có thể đóng vai trò chủ thể nào trong nền kinh tế?
- A. Tất cả các chủ thể kinh tế
B. Chủ thể sản xuất, tiêu dùng, trung gian
- C. Chủ thể tiêu dùng
- D. Chủ thể sản xuất
Câu 5: Thị trường là gì?
A. Tổng hoà những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán.
- B. Nơi diễn ra các hoạt động kinh tế: sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng.
- C. Toàn bộ hoạt động mua bán, tiêu dùng hàng hoá.
- D. Nơi diễn ra hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Câu 6: Việc phân chia thị trường thành thị trường tư liệu sản xuất - thị trường tư liệu tiêu dùng dựa trên cơ sở nào?
- A. Đối tượng mua bán, trao đổi.
B. Vai trò của các đối tượng mua bán, trao đổi.
- C. Phạm vi các quan hệ mua bán, trao đổi.
- D. Tính chất của các mối quan hệ mua bán, trao đổi.
Câu 7: Đâu là ưu điểm của cơ chế thị trường?
- A. Cơ chế thị trường đã khiến các chủ thể kinh tế cạnh tranh không lành mạnh vì chạy theo lợi nhuận.
- B. Cơ chế thị trường tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, có thể dẫn tới lạm phát.
- C. Cơ chế thị trường đã làm khoảng cách giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội ngày càng tăng lên
D. Cơ chế thị trường luôn đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải linh hoạt, sáng tạo để cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có chất lượng.
Câu 8: Đâu không phải là nhược điểm của cơ chế thị trường?
- A. Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ dẫn tới tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội.
- B. Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp không quan tâm tới vấn đề môi trường dẫn tới cạn kiệt và suy thoái môi trường.
- C. Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp không quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng nên sản xuất hàng kém chất lượng.
D. Sự vận hành tốt nhất của cơ chế thị trường tạo những cơ hội cho sự giàu có hợp pháp về vật chất của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Câu 9: Đâu không phải là chức năng của giá cả?
- A. Sự biến động của giá cả cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế điều chỉnh
- B. Giá cả điều tiết quy mô sản xuất của các doanh nghiệp.
- C. Giá cả điều tiết hành vi của người tiêu dùng
D. Giá cả duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế.
Câu 10: Chức năng của giá cả là gì?
A. Cung cấp thông tin nhằm tạo ra cơ chế phân bổ nguồn lực của nền kinh tế.
- B. Duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế.
- C. Tạo ra nguồn của cải vật chất và tinh thần cho người tiêu dùng.
- D. Tạo lập nguồn vốn cho người sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Câu 11: Tình huống nào dưới đây tất cả các nhân vật không phạm pháp luật?
- A. Ông M đưa ông N là em trai minh vào danh sách nhận hỗ trợ của Chính phủ cho người dân vùng bão lũ. Tuy nhiên, thấy minh có điều kiện tốt hơn nhiều người khác nên ông N đã tự nguyện xin không nhận sự hỗ trợ này, nhường cho người khác có hoàn cảnh khó khăn hơn.
- B. Do phải nộp nhiều khoản không đúng theo quy định của pháp luật, người dân xã X yêu cầu cán bộ xã phải giải trình công khai các khoản thu chi. Tuy nhiên, cán bộ xã trả lời rằng, họ không có nghĩa vụ phải làm điều đó, trừ khi có yêu cầu từ cấp trên.
C. Các cơ quan nhà nước trong tỉnh A đều hưởng ứng phong trào tiết kiệm chi tiêu công, không sử dụng ô tô của cơ quan đưa nhân viên đi tham quan, du lịch.
- D. Anh A, một người sáng tạo nội dung Youtube (YouTuber), đã kiếm được rất nhiều tiền từ kênh của mình trên nền tảng Youtube nhưng anh không nộp thuế cho Nhà nước.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ của Nhà nước được thiết lập hằng năm chỉ dùng để Nhà nước điều tiết kinh tế và bình ổn giá cả.
- B. Ngân sách nhà nước là dự toán các khoản thu, chi của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
C. Ngân sách Nhà nước là bản dự toán thu chi của Nhà nước để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
- D. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Câu 13: Loại thuế nào do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu?
- A. Thuế trực thu
- B. Thuế Nhà nước
C. Thuế gián thu
- D. Thuế địa phương
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng về thuế?
- A. Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân.
B. Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế.
- C. Thuế là một khoản thu của Nhà nước từ người có thu nhập cao chia sẻ lại cho những người thu nhập thấp.
- D. Thuế là một khoản tiền công quỹ phải nộp cho Nhà nước.
Câu 15: Nội dung nào đúng về mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên?
- A. Có từ 2 đến 30 thành viên là tổ chức cá nhân.
- B. Có từ 2 đến 40 thành viên là tổ chức cá nhân.
C. Có từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức cá nhân.
- D. Có từ 2 đến 60 thành viên là tổ chức cá nhân.
Câu 16: Là một học sinh lớp 10, em có thể đóng vai trò chủ thể nào trong nền kinh tế?
- A. Tất cả các chủ thể kinh tế
B. Chủ thể sản xuất, tiêu dùng, trung gian
- C. Chủ thể tiêu dùng
- D. Chủ thể sản xuất
Câu 17: Có thể nhận biết sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng bằng cách nào?
- A. Tính lãi suất cho vay
B. Tính lãi suất cho vay và khoản vay
- C. Mua tín dụng bao nhiêu, trả bằng số tiền mặt tương ứng
- D. Không có sự chênh lệch đáng kể giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng.
Câu 18: Tín dụng là gì?
- A. Niềm tin cho vay tiền giữa người vay và người cho vay.
- B. Mối quan hệ sử dụng vốn giữa người vay và người cho vay.
C. Mối quan hệ sử dụng vốn giữa người cho vay và người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả.
- D. Mối quan hệ sử dụng vốn giữa người vay và người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cách sử dụng một số dịch vụ tín dụng phổ biến?
- A. Để vay thế chấp, cần phải có tài sản đảm bảo như giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà đất, xe cộ làm minh chứng về khả năng nợ.
B. Có thể đăng ký sử dụng dịch vụ vay tín chấp tại các cửa hàng điện thoại di động để mua trả góp điện thoại.
- C. Để sử dụng thẻ tín dụng cần phải có một khoản tiền nhất định trong tài khoản thẻ thì mới thanh toán được.
- D. Một số cá nhân hiện cho vay "nóng", không cần giấy tờ bảo lãnh với mức lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều lần.
Câu 20: Để sử dụng dịch vụ tín dụng một cách có trách nghiệm thì ta cần làm gì?
- A. Sử dụng tiền mặt cho các hoạt động chi tiêu
- B. Vay vốn ở ngân hàng này để trả nợ ở ngân hàng khác
- C. Chỉ trả lãi đúng hạn, số tiền gốc ban đầu trả sau
D. Thanh toán số tiền nợ đúng hạn cùng khoản tiền lãi đúng với cam kết ban đầu.
Câu 21: Vì sao phải lập kế hoạch tài chính cá nhân?
- A. Để sử dụng tiền một cách hưởng thụ và phóng khoáng.
- B. Đề đầu cơ tích trữ, chờ đến khi tiền lên giá thì tuồn ra ngoài thị trường.
C. Để đầu tư sinh lời và sử dụng nguồn tiền cá nhân một cách hiệu quả.
- D. Đế thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Câu 22: Vì sao phải lập kế hoạch tài chính cá nhân?
- A. Để sử dụng tiền một cách hưởng thụ và phóng khoáng.
- B. Đề đầu cơ tích trữ, chờ đến khi tiền lên giá thì tuồn ra ngoài thị trường.
C. Để đầu tư sinh lời và sử dụng nguồn tiền cá nhân một cách hiệu quả.
- D. Đế thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Câu 23: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
- B. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định những hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- C. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước.
D. Quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo lí thuyết tam quyền phân lập.
Câu 24: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
- B. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định những hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- C. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước.
D. Quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo lí thuyết tam quyền phân lập.
Câu 25: Quyền lực .................... là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền...................., ...................., ....................
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. Nhà nước, lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- B. Đảng, xây dựng, thực thi và đánh giá.
- C. chính trị, tự do, dân chủ, vì dân.
- D. các bộ, điều hành, điều tra, khen thưởng.
Bình luận