Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 cánh diều học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng?
- A. Hoạt động sản xuất - vận chuyển
- B. Hoạt động vận chuyển - tiêu dùng
C. Hoạt động phân phối - trao đổi
- D. Hoạt động sản xuất - tiêu thụ
Câu 2: Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào?
- A. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng
- B. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi
C. Sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng
- D. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi.
Câu 3: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì?
A. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
- B. Kết nối quan hệ mua – bán trong nền kinh tế.
- C. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế
- D. Sử dụng các yếu tố sản xuất tạo ra sản phẩm.
Câu 4: Chủ thể nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hàng hóa cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng?
- A. Chủ thể trung gian
- B. Các điểm bán hàng
C. Chủ thể sản xuất
- D. Doanh nghiệp Nhà nước
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng về thị trường?
A. Thị trường là nơi người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi, mua bán.
- B. Thị trường là nơi người bạn muốn tối đa hoá lợi nhuận, người mua muốn tối đa hoá sự thoả mãn thu được từ sản phẩm họ mua.
- C. Thị trường là nơi người này tiếp xúc với người kia để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm, cùng xác định giá và số lượng trao đổi.
- D. Thị trường là nơi những người mua tiếp xúc với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá.
Câu 6: Khi người bán đem hàng hoá ra thị trường, hàng hoá nào thích hợp với nhu cầu của xã hội thì bán được, điều đó thể hiện chức năng nào của thị trường?
A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng
- B. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế
- C. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể
- D. Gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng về cơ chế thị trường?
- A. Cơ chế thị trường là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn vốn, tài nguyên, sức lao động trong mọi nền kinh tế.
B. Cơ chế thị trường là một kiểu cơ chế vận hành nền kinh tế do bản thân nền sản xuất hàng hoá hình thành.
- C. Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường, do sự tác động khách quan vốn có của nó.
- D. Cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng, tự điều tiết lẫn nhau, của mối quan hệ biện chứng gắn bó giữa các yếu tố giá cả, cung cầu, cạnh tranh,...
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng về cơ chế thị trường?
- A. Cơ chế thị trường kích thích tối đa hoạt động của các chủ thể kinh tế hướng đến mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá chi phí.
B. Cơ chế thị trường kích thích mọi doanh nghiệp phải linh hoạt để cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có chất lượng.
- C. Cơ chế thị trường kìm hãm doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, đổi mới khoa học công nghệ ứng dụng.
- D. Cơ chế thị trường luôn luôn mang tính chất năng động, tích cực trong kinh tế thị trường.
Câu 9: Giá cả hàng hoá được hiểu là gì?
A. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
- B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị sử dụng.
- C. Giá trị sử dụng của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền
- D. Giá trị trao đổi được biểu hiện bằng tiền.
Câu 10: Giá cả thị trường là gì?
- A. Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.
- B. Giá cả hàng hóa do người mua quyết định trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
- C. Giá bán thực tế của hàng hóa do người bán quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
D. Giá bán thực tế của hàng hoá do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
Câu 11: Công dân đóng góp vào ngân sách nhà nước bằng cách nào?
A. Nộp thuế, phí và lệ phí.
- B. Tham gia lực lượng lao động.
- C. Thành lập doanh nghiệp.
- D. Quyên góp
Câu 12: Đâu là một bộ phận của ngân sách nhà nước?
- A. Ngân sách chính phủ
- B. Ngân sách đối ngoại
- C. Ngân sách quốc phòng
D. Ngân sách địa phương
Câu 13: Loại thuế nào là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng?
A. Thuế giá trị gia tăng
- B. Thuế thu nhập doanh nghiệp
- C. Thuế xuất nhập khẩu
- D. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Câu 14: Thuế thu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện Nhà nước cần thiết điều tiết tiêu dùng là loại thuế gì?
- A. Thuế giá trị gia tăng
B. Thuế thu nhập doanh nghiệp
- C. Thuế xuất nhập khẩu
- D. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Câu 15: Đâu không phải là vai trò của sản xuất kinh doanh?
- A. Nâng thu nhập bình quân đầu người
- B. Tạo ra sự công bằng cho mọi người trong xã hội
C. Giảm tỉ lệ tệ nạn xã hội
- D. Kích thích sự phát triển của khoa học kĩ thuật
Câu 16: Nhận định nào sau đây không đúng về mô hình sản xuất kinh doanh hộ gia đình?
- A. Mô hình sản xuất kinh doanh nhỏ do cá nhân và hộ gia đình thành lập.
- B. Mô hình sản xuất kinh doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên.
C. Mô hình sản xuất kinh doanh chỉ dành cho lĩnh vực nông nghiệp.
- D. Mô hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn về việc vay vốn.
Câu 17: Đâu là vai trò của người cho vay trong mối quan hệ tín dụng?
- A. Người cho vay cho vay tiền mặt.
- B. Người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền cho người đi vay.
- C. Người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay.
D. Người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định.
Câu 18: Câu nào không đúng khi nói về đặc điểm của tín dụng?
- A. Tín dụng dựa trên sự chuyển giao toàn bộ tài sản cho bên vay tín dụng.
- B. Tín dụng dựa trên nguyên tắc không chỉ hoàn trả lãi, mà còn trả cả vốn.
- C. Tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin giữa người đi vay và người cho vay.
D. Tín dụng dựa trên sự chuyển nhượng tài sản không thời hạn hoặc có tính hoàn trả.
Câu 19: Trường hợp nào sau đây phù hợp để sử dụng dịch vụ tín dụng ngân hàng?
- A. Anh T muốn thương lượng với xí nghiệp C về việc cung cấp cho anh thức ăn nuôi gia súc không tính phí trước 8 tháng. Tám tháng sau, anh sẽ hoàn trả lại số tiền tương ứng và một phần tiền lãi kinh doanh cho xí nghiệp C.
B. Bà G muốn kêu gọi vốn đầu tư cho dự án xây dựng cầu đường của công ty do bà làm chủ. Dự án sẽ phục vụ cho người dân ở vùng núi dễ dàng tiếp cận với hệ thống giao thông đường bộ quốc gia.
- C. Chị N hiện đang thất nghiệp và muốn vay tiền "nóng" từ Công ty tài chính A để trang trải cuộc sống.
- D. Ông E dùng bằng lái xe để đăng ký mua xe máy trả góp trong 6 tháng. Định kỳ hằng tháng, ông sẽ trả khoản tiền lãi như thỏa thuận với bên cho vay
Câu 20: Để sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng, không cần hồ sơ nào dưới đây?
- A. Hợp đồng lao động
- B. Bản sao kê lương
- C. Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
D. Sổ khai báo lưu trú
Câu 21: Học sinh T lập một kế hoạch tài chính cá nhân trong 3 tháng để mua đôi găng tay mới. Loại kế hoạch tài chính cá nhân của T là:
- A. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.
B. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.
- C. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.
- D. Không phải kế hoạch tài chính cá nhân.
Câu 22: Vì sao phải lập kế hoạch tài chính cá nhân?
- A. Để sử dụng tiền một cách hưởng thụ và phóng khoáng.
- B. Đề đầu cơ tích trữ, chờ đến khi tiền lên giá thì tuồn ra ngoài thị trường.
C. Để đầu tư sinh lời và sử dụng nguồn tiền cá nhân một cách hiệu quả.
- D. Đế thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị.
- B. Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động.
C. Đảm bảo quyền lực của Nhà nước.
- D. Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
Câu 24: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước chủ thể nào?
- A. Nhà nước
- B. Chính phủ
C. Nhân dân
- D. Đảng viên
Câu 25: Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức:
A. Chính trị - xã hội
- B. Chính trị
- C. Xã hội
- D. Xã hội chính trị
Bình luận