Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Có mấy loại chùm sáng
- A. 1
- B. 2
C. 3
- D. 4
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất.
- A. Vùng tối là vùng phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- B. Vùng tối do nguồn sáng rộng có ranh giới rõ ràng với vùng sáng.
- C. Vùng tối do nguồn sáng hẹp có ranh giới rõ ràng với vùng sáng.
D. Cả A và C đều đúng
Câu 3: Người ta quy ước vẽ chùm sáng như thế nào?
- A. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng.
- B. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.
C. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.
- D. Quy ước vẽ chùm sáng bằng các đoạn thẳng có sự giới hạn.
Câu 4: Có mấy loại chùm sáng?
- A. 1
- B. 2
C. 3
- D. 4
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến năng lượng ánh sáng?
A. Ánh sáng mặt tori phản chiếu trên mặt nước.
- B. Ánh sáng mặt trời làm cháy bỏng da.
- C. Bếp mặt trời nóng lên nhờ ánh sáng mặt trời.
- D. Ánh sáng mặt trời dùng để tạo điện năng.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Mặt Trời là nguồn năng lượng ánh sáng và nguồn năng lượng nhiệt chính trên Trái Đất.
- B. Năng lượng ánh sáng cần cho sự phát triển của thực vật.
C. Ánh sáng không có năng lượng vì không có tác dụng lực.
- D. Năng lượng ánh sáng có thể chuyển thành nhiệt.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Các tia sáng là đường cong.
B. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng, gọi là tia sáng.
- C. Các tia sáng luôn song song nhau.
- D. Các tia sáng cho ta biết ánh sáng truyền nhanh hay chậm.
Câu 8: Chùm tia song song là chùm tia gồm:
A. Các tia sáng không giao nhau
- B. Các tia sáng gặp nhau ở vô cực
- C. Các tia sáng hội tụ
- D. các tia phân kỳ
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng
- A. Chùm tia phân kỳ là chùm sáng phát ra từ nguồn điểm trong đó các tia giao nhau tại một điểm
- B. Chùm tia hội tụ là chùm sáng mà trong đó các tia sáng không giao nhau
C. Đèn pin, mặt trời phát ra chùm tia song song
- D. Chùm tia song song là chùm gồm các tia loe rộng ra.
Câu 10: Một vật cản được đặt trong khoảng giữa một bóng đèn điện đang sáng và một màn chắn. Để trên màn xuất hiện bóng nửa tối thì cần có điều kiện nào sau đây?
- A. Kích thước bóng đèn rất nhỏ.
- B. Bóng đèn phải rất sáng.
- C. Ánh sáng bóng đèn phải có màu vàng.
D. Kích thước bóng đèn khá lớn.
Câu 11: Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?
- A. Điện năng.
- B. Quang năng.
- C. Nhiệt năng.
D. Điện năng, quang năng và nhiệt năng.
Câu 12: Những vật liệu mềm, mịn, nhiều bọt xốp có khả năng hấp thụ âm và ngăn chặn sự truyền âm được gọi là
A. vật liệu cách âm.
- B. vật liệu thấu âm.
- C. vật liệu truyền âm.
- D. vật liệu phản xạ âm.
Câu 13: Vật liệu nào sau đây phản xạ âm kém nhất?
- A. Gỗ.
- B. Thép.
C. Len.
- D. Đá.
Câu 14: Vật nào dưới đây hấp thụ âm tốt?
- A. Thép,gỗ, vải
- B. Bê tông, vải, bông
C. Vải, nhung, dạ
- D. Đá, sắt, thép
Câu 15: Vật nào sau đây phản xạ âm kém
- A. Mặt gương
- B. Mặt đá hoa
C. Áo len
- D. Tường gạch
Câu 16: Hãy chọn câu sai
A. Âm phản xạ là âm truyền đi trong môi trường và bị mặt chắn hấp thụ
- B. Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn
- C. Ta nghe được tiếng vang khi âm truyền đến vách đá dội lại đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng ít nhất 1/15 s
- D. Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít
Câu 17: Đâu không phải là đáp án đúng?
- A. Phòng kín càng lớn tiếng vang càng to
B. Trong phòng kín nào cũng đều có tiếng vang
- C. Người nói phải đứng cách tường hơn 11 m mới có thể nghe được tiếng vang
- D. Tai nhận được cùng lúc càng nhiều âm phản xạ thì sẽ nghe càng to
Câu 18: Kết luận nào sau đây là đúng?
- A. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề.
- B. Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng
- C. Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn
D. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn.
Câu 19: Hãy chọn câu sai
A. Âm phản xạ là âm truyền đi trong môi trường và bị mặt chắn hấp thụ
- B. Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn
- C. Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít
- D. Ta nghe được tiếng vang khi âm truyền đến vách đá dội lại đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng ít nhất 1/15 s
Câu 20: Tại sao khi nói lớn trong phòng to thì nghe được tiếng vang còn trong phòng nhỏ thì không?
- A. Vì phòng nhỏ không có phản xạ âm
- B. Vì chỉ phòng lớn có phản xạ âm
- C. Vì phòng lớn không khí loãng nên âm truyền đi dễ dàng
D. Vì phòng đủ lớn thì khi âm phản xạ dội lại đến tai ta mới có thể chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng ít nhất 1/15 s để tạo thành tiếng vang
Câu 21: Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm phát ra?
A. Biên độ âm.
- B. Tần số âm.
- C. Tốc độ truyền âm.
- D. Môi trường truyền âm.
Câu 22: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
a) Sóng âm được tạo ra bởi (1) ... của nguồn âm.
b) Độ to của âm có liên hệ với (2)...
A. (1) – dao động, (2) – biên độ âm
- B. (1) – tần số, (2) – biên độ
- C. (1) – tần số âm, (2) – độ to
- D. (1) – biên độ, (2) – độ cao
Câu 23: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Nguồn âm dao động càng nhanh thì (1) ... càng lớn, sóng âm nghe được có (2)... càng lớn.
- A. (1) – dao động, (2) – biên độ âm
- B. (1) – tần số, (2) – biên độ
- C. (1) – tần số âm, (2) – độ to
D. (1) – biên độ, (2) – độ cao
Câu 24: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây?
A. 130 dB
- B. 180 dB
- C. 100 dB
- D. 80 dB
Câu 25: Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi có độ to vào cỡ nào đây?
- A. 120 dB
B. 50 dB
- C. 30 dB
- D. 80 dB
Bình luận