Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây nên sử dụng thước đo và đồng hồ bấm giờ để đo tốc độ của vật?
- A. Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên bàn
- B. Đo tốc độ bơi của vận động viên
C. Đo tốc độ rơi của vật trong phòng thí nghiệm
- D. Đo tốc độ bay hơi nước.
Câu 2: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo:
A. Độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó
- B. Độ dài quãng đường mà vật đó phải đi
- C. Thời gian mà vật đó đi hết quãng đường
- D. Quãng đường và hướng chuyển động của vật
Câu 3: Đâu là thứ tự đúng các thao tác khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian?
(1) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.
(2) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.
(3) Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.
- A. (1), (2), (3).
- B. (3), (1), (2)
C. (1), (3), (2)
- D. (3), (2), (1).
Câu 4: Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn ta cần những dụng cụ đo nào?
A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây
- B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường
- C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện
- D. Cổng quang điện và thước cuộn
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?
- A. Thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
B. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện .
- C. Thước và đồng hồ đo thời gian hiện số.
- D. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
Câu 6: Để xác định tốc độ của một vật đang chuyển động, ta cần biết những thông tin gì?
- A. Thời gian chuyển động của vật
- B. Quãng đường đi được của vật
- C. Hướng di chuyển của vật
D. Quãng đường vật đi được và thời gian đi hết quãng đường đó.
Câu 7: Để đo tốc độ của một xe chạy đồ chơi ta cần những dụng cụ gì :
A. Thước thẳng và đồng hồ bấm giây
- B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường
- C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện
- D. Cổng quang điện và thước cuộn
Câu 8: Cho biết tên của dụng cụ dùng để đo tốc độ của một vật ?
- A. Nhiệt kế
B. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang.
- C. Cân
- D. Lực kế.
Câu 9: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của vận tốc?
- A. m/s
B. kg/m3
- C. km/h
- D. m/phút
Câu 10: Vận tốc cho biết gì ?
I. Tính nhanh hay châm của chuyển động
II. Quãng đường đi được
III. Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
IV. Tác dụng của vật này lên vật khác.
- A. I; II và III
- B. II; III và IV
- C. I; II; III và IV
D. I và III
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường?
- A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ
- B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định bởi luật giao thông đường bộ
- C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng các an toàn phải giữ càng lớn
D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn
Câu 12: Thiết bị bắn tốc độ dùng để
- A. Đo thời gian chuyển động của phương tiện giao thông
- B. Kiểm tra hành trình di chuyển của phương tiện giao thông
- C. Đo quãng đường chuyển động của phương tiện giao thông
D. Kiểm tra tốc độ của phương tiện giao thông trên đường bộ
Câu 13: Thiết bị bắn tốc độ sử dụng trong giao thông gồm
A. Camera và máy tính
- B. Thước và máy tính
- C. Đồng hồ và máy tính
- D. Camera và đồng hồ
Câu 14: Vì sao phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những đoạn đường khác nhau:
1) Để đảm bảo an toàn giao thông
2) Để tránh mất lái
3) Để các xe có thể đi nhanh hơn
4) Dể đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông khác
- A. 1; 2; 3
- B. 2; 3; 4
- C. 1; 3; 4
D. 1; 2; 4
Câu 15: Những hoạt động nào sau đây là đúng về phương diện an toàn giao thông
(1) Tuân thủ giới hạn về tốc độ
(2) Cài dây an toàn khi ngồi trong ô tô
(3) Giữ đúng quy định về khoảng các an toàn
(4) Giảm khoảng các an toàn khi thời tiết đẹp
- A. (1), (2), (4)
B. (1), (2), (3)
- C. (1), (3), (4)
- D. Tất cả các hoạt động đều đúng
Câu 16: Những hoạt động nào sau đây là sai về phương diện an toàn giao thông
(1) Giãm tốc độ khi trời mưa hoặc thời tiết xấu
(2) Vượt đèn đỏ khi không có cảnh sát giao thông
(3) Nhường đường cho xe ưu tiên
(4) Nhấn còi liên tục
- A. (1), (2), (4)
B. (2), (4)
- C. (1), (3), (4)
- D. Tất cả các hoạt động đều sai.
Câu 17: Đâu không phải biện pháp hữu hiệu để giúp cải thiện an toàn giao thông đường bộ?
- A. Giảm tốc độ
- B. Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân
- C. Tuân thủ luật giao thông đường bộ
D. Không dừng đèn đỏ
Câu 18: Lợi ích nào dưới đây không phải do việc giảm tốc độ đối với an toàn giao thông đường bộ đem lại?
- A. Giảm các chi phí kinh tế nảy sinh từ tai nạn giao thông
- B. Giảm tác động biến đổi khí hậu của gia thông đường bộ
- C. Cải thiện sự hòa nhập xã hội và mức độ than thiện với người đi bộ của hệ thống giao thông
D. Giúp tăng lượng kiến thức cần nhớ cho học sinh
Câu 19: Đồ thị quãng đường- thời gian mô tả
A. Liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian
- B. Liên hệ giữa vận tốc của vật trên quãng đường và thời gian.
- C. Liên hệ giữa hướng chuyển động của vật và thời gian.
- D. Liên hệ giữa vận tốc của vật và hướng chuyển động của vật.
Câu 20: Hình dạng của đồ thị quãng đường- thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi:
A. Đường thẳng
- B. Đường cong
- C. Đường tròn
- D. Đường gấp khúc.
Câu 21: Dụng cụ nào dưới đây dùng để xác định sự nhanh chậm chuyển động của một vật?
- A. Vôn kế
- B. Nhiệt kế
C. Tốc kế
- D. Ampe kế
Câu 22: Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta biết thông tin gì về chuyển động của vật.
- A. Cho biết hướng chuyển động của vật
- B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào
C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm
- D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được.
Câu 23: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào
- A. Đơn vị chiều dài
- B. Đơn vị thời gian
C. Đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian
- D. Các yếu tố khác.
Câu 24: Từ đồ thị quãng đường- thời gian, ta không thể xác định được yếu tố nào sau đây?
- A. Quãng đường vật đi được
- B. Thời gian vật đi được
- C. Tốc độ của vật chuyển động
D. Khoảng cách của vật so với vật khác.
Câu 25: Trục tung Os trong đồ thị quãng đường- thời gian dung để
A. Biểu diễn độ lớn của các quãng được đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp
- B. Biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp
- C. Biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp
- D. Biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp
Bình luận