Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hóa trị là

  • A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.  
  • B. Số electron dùng chung của mỗi nguyên tố trong hợp chất.
  • C. Con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
  • D. Số electron dùng chung của mỗi nguyên tử trong hợp chất.

Câu 2:   Chọn đáp án sai

  • A. Trong chất cộng hóa trị, hóa trị của nguyên tố được xác định bằng số cặp electron dùng chung của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử khác.
  • B. Hóa trị của nguyên tố (khác H và O) được xác định từ hóa trị của O.
  • C. H luôn có hóa trị I.
  • D. O luôn có hóa trị II.

Câu 3:  Công thức hóa học không cho biết:

  • A. Các nguyên tố hóa học tạo ra chất.
  • B. Số nguyên hay tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố hóa học có trong phân tử.
  • C. Khối lượng phân tử của chất.
  • D. Số lượng của một loại nguyên tử trong hợp chất. 

Câu 4: Phát biểu quy tắc hóa trị

  • A. Trong công thức hóa học của hợp chất ba nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
  • B. Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
  • C. Trong công thức hóa học của hợp chất từ hai nguyên tố trở lên, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
  • D. Trong công thức hóa học của hợp chấthai hoặc ba nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Câu 5: Chọn đáp án đúng

  • A. Quy tắc hóa trị được vận dụng chủ yếu cho các hợp chất hữu cơ.
  • B. Hóa trị của nhóm nguyên tố được xác định tương tự như hóa trị của nguyên tố.
  • C. Quy tắc hóa trị không được vận dụng cho các hợp chất vô cơ.
  • D. Trong phân tử carbon dioxide (CO2), nguyên tử C liên kết được với hai nguyên tử O nên có hóa trị II. 

Câu 6: Cho hợp chất hai nguyên tố AxBy, biết A có hóa trị a, B có hóa trị b. Quy tắc hóa trị được biểu diễn thành

  • A. x.b = y.a.
  • B. x.a = y.b.
  • C. x.y = a.b.
  • D. 2.x.b = y.a.

Câu 7: Lưu huỳnh có hóa trị

  • A. Tất cả các đáp án dưới đây.
  • B. II.  
  • C. IV.
  • D. VI.

Câu 8:   Nhóm nguyên tử nitrate (NO3) có hóa trị

  • A. II.
  • B. I.
  • C. IV.
  • D. III.

Câu 9:  Có thể lập công thức hóa học của hợp chất khi biết mấy điều trong số các điều đã cho sau:

- Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất.

- Phần trăm các nguyên tố trong hợp chất.

- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất.

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 1
  • D. Không có đáp án

Câu 10: Đơn chất chlorine bao gồm các phân tử chứa hai nguyên tử chlorine. Công thức hóa học của đơn chất chlorine là

  • A. Cl2.
  • B. Cl2.
  • C. Cl.
  • D. Cl2.

Câu 11: Một phân tử của hợp chất carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Đâu là cách viết đúng công thức hóa học của hợp chất carbon dioxide?

  • A. cO2.
  • B. Co2.
  • C. CO2.
  • D.  CO2.

Câu 12: Sắt là một kim loại. Công thức hóa học của đơn chất sắt là

  • A. Fe2.
  • B. FE.
  • C. Fe.
  • D. Fe2. 

Câu 13: Công thức hóa học của nước là H2O. Đáp án nào dưới đây không đúng?

  • A. Một phân tử nước có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử O.
  • B. Phân tử nước có khối lượng 16 amu.
  • C. Phân tử nước được tạo thành từ hai nguyên tố hydrogen và oxygen.
  • D. Trong phân tử nước có 2 cặp electron dùng chung.

Câu 14: Công thức hóa học của sodium hydroxide là NaOH. Chọn đáp án đúng

  • A. Phân tử sodium hydroxide được tạo thành từ bốn nguyên tử.
  • B. Phân tử sodium hydroxide có khối lượng 39 amu.
  • C. Một phân tử sodium hydroxide có 1 nguyên tử N, 1 nguyên tử a, 1 nguyên tử O, 1 nguyên tử H.
  • D. Phân tử sodium hydroxide được tạo thành từ ba nguyên tố. 

Câu 15: Công thức hóa học của sulfuric acid là H2SO4. Chọn đáp án sai:

  • A. Phân tử sulfuric acid có khối lượng 98 amu.
  • B. Một phân tử sulfuric acid có 2 nguyên tử H, 4 nguyên tử SO.
  • C. Phân tử sulfuric acid được tạo thành từ 3 nguyên tố.
  • D. Phân tử sulfuric acid được tạo thành từ 7 nguyên tử.

Câu 16: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi

  • A. Lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu. 
  • B. Lực hút giữa các ion mang điện tích cùng dấu.
  • C. Lực đẩy giữa các ion mang điện tích trái dấu.
  • D. Lực đẩy giữa các ion mang điện tích cùng dấu.

Câu 17: Điền vào chỗ trống

“Các hợp chất ion như muối ăn,… là (1)…….. ở điều kiện thường, khó bay hơi, khó nóng chảy và khi tan trong nước tạo thành dung dịch (2)……..”

  • A. (1) chất rắn; (2) không màu.
  • B. (1) chất rắn; (2) dẫn được điện.
  • C. (1) chất lỏng; (2) dẫn được điện.
  • D. (1) chất lỏng; (2) không màu.

Câu 18: Chọn đáp án đúng. Sự hình thành liên kết ion trong phân tử muối ăn

  • A. Nguyên tử natri (Na) nhường một electron ở lớp ngoài cùng cho nguyên tử chlorine (Cl) để tạo thành ion dương Na+ có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ar. 
  • B. Nguyên tử Cl nhận vào lớp electron ngoài cùng một electron của nguyên tử Na để tạo thành ion âm Cl- có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ne.  
  • C. Hai ion được tạo thành mang điện tích ngược dấu.
  • D. Hai ion được tạo thành hút nhau để hình thành mạng tinh thể trong tinh thể muối ăn.

Câu 19:   Khi kim loại tác dụng với phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron để trở thành

  • A. Ion âm
  • B. Ion dương.
  • C. Khí hiếm.
  • D. Chất trơ.

Câu 20:  Khi kim loại tác dụng với phi kim, nguyên tử phi kim nhận electron để trở thành

  • A. Ion dương.
  • B. Chất tinh khiết.
  • C. Khí hiếm.
  • D. Ion âm. 

Câu 21: Liên kết cộng hóa trị được hình thành bởi

  • A. Lực hút tĩnh điện giữa hai nguyên tử.
  • B. Sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử .
  • C. Một cặp electron dùng chung.
  • D. Lực hút giữa các proton.

Câu 22: Chất cộng hóa trị là

  • A. Các chất chứa ít nhất một liên kết cộng hóa trị.
  • B. Các chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị.
  • C. Các chất có cấu trúc mạng tinh thể.
  • D. Các chất hydrogen, carbon dioxide, oxygen,...

Câu 23: Điền vào chỗ trống

“Các (1)……… có thể là chất khí, chất lỏng hay (2)……… Các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (3)………..”

  • A. (1) chất cộng hóa trị; (2) chất rắn; (3) cao.
  • B. (1) chất cộng hóa trị; (2) chất rắn; (3) thấp.
  • C. (1) hợp chất ion; (2) chất rắn; (3) thấp.
  • D. (1) hợp chất ion; (2) chất rắn; (3) cao.

Câu 24: Đáp án nào dưới đây không đúng khi nói về sự hình thành phân tử hydrogen?

  • A. Mỗi nguyên tử H có 2 electron ở lớp ngoài cùng. 
  • B. Hai nguyên tử H đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron tạo thành một cặp electron dùng chung.  
  • C. Hai nguyên tử H liên kết với nhau để có cấu trúc bền vững của khí hiếm He.
  • D. Hydrogen là chất khí. 

Câu 25:   Chọn đáp án đúng. Sự hình thành phân tử oxygen

  • A. Mỗi nguyên tử O có 5 electron ở lớp ngoài cùng.
  • B. Hai nguyên tử O đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron tạo thành hai cặp electron dùng chung. 
  • C. Hai nguyên tử O liên kết với nhau để có cấu trúc bền vững của khí hiếm He.
  • D. Oxygen là chất lỏng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác