Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 10 cánh diều học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 10 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhận định nào dưới đây là sai?

  • A. Số oxi hoá của hydrogen trong các hydride kim loại là -1.
  • B. Số oxi hoá của nguyên tử nguyên tố trong đơn chất bằng 0.
  • C. Số oxi hoá của kim loại kiềm trong hợp chất là +2.
  • D. Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hoá của O là -2.

Câu 2: Số oxi hoá của phosphorus trong ion H2PO−4H2PO4− là

  • A. +2.                              
  • B. +3.
  • C. +4.                              
  • D. +5.

Câu 3: Cho các phản ứng hoá học sau:

(a) 2Na + Cl2 → 2NaCl.

(b) HCl + NaOH → NaCl + H2O.

(c) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

(d) K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O.

Số phản ứng là phản ứng oxi hoá – khử là

  • A. 4.                                
  • B. 3.
  • C. 2.                                
  • D. 1.

Câu 4: Cho phản ứng hoá học sau: 3Cl2 + 6KOH to→→to5KCl + KClO3 + 3H2O. Vai trò của Cl2 trong phản ứng này là

  • A. chất oxi hoá.
  • B. chất khử.
  • C. vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.
  • D. không là chất oxi hoá, không là chất khử.

Câu 5: Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với

  • A. áp suất 1 atm (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường chọn là 298 K.
  • B. áp suất 1 atm (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường chọn là 25 oC.
  • C. áp suất 1 atm (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường chọn là 298 oC.
  • D. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường chọn là 298 K.

Câu 6: Cho các phản ứng hoá học sau:

(1) Phản ứng trung hoà: KOH(aq) + HCl(aq) → KCl(aq) + H2O(l).

(2) Phản ứng nhiệt phân thuốc tím: 2KMnO4(s) → K2MnO4(s) + MnO2(s) + O2(g).

Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Cả hai phản ứng đều toả nhiệt.
  • B. Cả hai phản ứng đều thu nhiệt.
  • C. Phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
  • D. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(a) Các phản ứng hoá học khi xảy ra luôn kèm theo sự giải phóng hoặc hấp thụ năng lượng.

(b) Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt là phản ứng toả nhiệt.

(c) Enthalpy tạo thành chuẩn của một chất kí hiệu là ΔrH0298.ΔrH2980.

(d) Enthalpy tạo thành chuẩn của I2(g) bằng 0.

Số phát biểu đúng là

  • A. 4.                                
  • B. 3.
  • C. 2.                                
  • D. 1.

Câu 8: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:

TRẮC NGHIỆM

Phản ứng toả nhiệt là

  • A. (1) và (3).
  • B. (2) và (4).
  • C. (1) và (2).
  • D. (3) và (4).

Câu 9: Cho phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện chuẩn như sau:

2NO2(g(đỏ nâu) → N2O4(g(không màu)

Biết NO2 và N2Ocó nhiệt tạo thành chuẩn tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Phản ứng tỏa nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2.
  • B. Phản ứng thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2.
  • C. Phản ứng tỏa nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4.
  • D. Phản ứng thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4.

Câu 10: Khi hòa tan mỗi hydrogen halide HF, HCl, HBr và HI vào nước thì thu được các dung dịch hydrohalic acid. Thứ tự tính axit tăng dần là

  • A. HF, HCl, HBr, HI.
  • B. HI, HCl, HF, HBr.
  • C. HCl, HBr, HF, HI.
  • D. HBr, HI, HF, HCl.

Câu 11: Nội dung định luật tác dụng khối lượng là

  • A. Tốc độ phản ứng tỉ lệ nghịch với tích nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.
  • B. Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.
  • C. Tốc độ phản ứng của một phản ứng hoá học là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
  • D. Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ tính trung bình trong một khoảng thời gian phản ứng.

Câu 12: Chất xúc tác là

  • A. chất làm giảm tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
  • B. chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao trong phản ứng.
  • C. chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả lượng và chất sau khi phản ứng kết thúc.
  • D. chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao không nhiều trong phản ứng.

Câu 13: Cho cùng một lượng kẽm (zinc) vào các cốc khác nhau chứa cùng một lượng dung dịch hydrochloric acid, trường hợp nào sẽ có tốc độ phản ứng nhanh nhất?

  • A. Kẽm ở dạng viên tròn nhỏ.                     
  • B. Kẽm ở dạng lá mỏng.
  • C. Kẽm ở dạng bột mịn, khuấy đều.                              
  • D. Kẽm ở dạng sợi, mảnh.

Câu 14: Nhận xét nào sau đây là không đúng về hằng số tốc độ phản ứng?

  • A. Giá trị của hằng số tốc độ phản ứng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất các chất tham gia phản ứng.
  • B. Hằng số tốc độ của phản ứng càng lớn thì tốc độ của phản ứng đó càng lớn.
  • C. Hằng số tốc độ phản ứng có giá trị đúng bằng tốc độ phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1M.
  • D. Hằng số tốc độ của phản ứng càng lớn thì tốc độ của phản ứng đó càng nhỏ.

Câu 15: Khi đun nấu thức ăn, nếu củi được chẻ nhỏ thì quá trình cháy xảy ra nhanh hơn. Vậy người ta đã dựa vào yếu tố nào sau đây để tăng tốc độ phản ứng?

  • A. Nồng độ.                
  • B. Nhiệt độ.                
  • C. Diện tích tiếp xúc.  
  • D. Áp suất.

Câu 16: Cho phương trình hóa học sau: A + B → C. Lúc đầu nồng độ chất A là 0,8M. Sau khi phản ứng 20 giây thì nồng độ của chất A là 0,78M. Tốc độ trung bình tính theo chất A trong khoảng thời gian trên là

  • A. 0,001 M s-1.
  • B. 0,78 M s-1.
  • C. 0,01 M s-1.
  • D. 0,8 M s-1.

Câu 17: Để trung hoà 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là bao nhiêu?

  • A. 0,5 lít.                
  • B. 0,4 lít.                
  • C. 0,3 lít.                
  • D. 0,6 lít.

Câu 18: Muối nào sau đây tạo kết tủa trắng với AgNO3?

  • A. KI.
  • B. CaBr2.
  • C. NaCl.
  • D. Na2S.

Câu 19: Hòa tan 1,12 gam iron (Fe) trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được thể tích khí H2 ở điều kiện chuẩn là

  • A. 0,2479 lít.        
  • B. 0,4958 lít.         
  • C. 0,5678 lít.        
  • D. 1,487 lít.

Câu 20: Halogen nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?

  • A. Fluorine.
  • B. Chlorine.
  • C. Bromine.
  • D. Iodine.

Câu 21: Trong nhóm halogen, khả năng oxi hóa của các đơn chất biến đổi theo chiều

  • A. tăng dần từ fluorine đến iodine.                         
  • B. giảm dần từ fluorine đến iodine.
  • C. không thay đổi khi đi từ fluorine đến iodine.     
  • D. tăng dần từ chlorine đến iodine.

Câu 22: Phương trình hoá học nào sau đây là sai?

  • A. H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g).
  • B. Cl2(aq) + H2O(l) ⇄ HCl(aq) + HClO(aq).
  • C. Cl2(aq) + 2NaBr(aq) → 2NaCl(aq) + Br2(aq).
  • D. F2(aq) + 2NaCl(aq) → 2NaF(aq) + Cl2(aq).

Câu 23: Cho một lượng halogen X2 tác dụng hết với Mg ta thu được 19 gam magnesium halide. Cũng lượng halogen đó tác dụng hết với Al tạo ra 17,8 gam aluminium halide. Tên và khối lượng của halogen trên là

  • A. chlorine; 7,1 gam.                          
  • B. chlorine; 14,2 gam.
  • C. bromine; 7,1 gam.                
  • D. bromine; 14,2 gam.

Câu 24: Trong các phát biểu sau. Phát biểu đúng là

  • A. Iodine có bán kính nguyên tử lớn hơn bromine.
  • B. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.
  • C. Fluorine có tính oxi hoá yếu hơn chlorine.
  • D. Acid HBr có tính acid yếu hơn acid HCl.

Câu 25: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?

  • A. HCl.                 
  • B. HF .                  
  • C. HNO3.                       
  • D. H2SO4.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác