Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 10 cánh diều học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 10 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Số oxi hoá của nitrogen trong hợp chất NO là

  • A. +1.                              
  • B. +2.
  • C. +3.                              
  • D. +4.

Câu 2: Cho các hợp chất sau: CO; CO2; NaHCO3; CH4; K2CO3. Số hợp chất trong đó C có số oxi hoá +4 là

  • A. 5.                                
  • B. 4.
  • C. 2.                                
  • D. 1.

Câu 3: Chất bị khử là

  • A. chất nhận electron.
  • B. chất nhường electron.
  • C. chất có số oxi hoá tăng lên sau phản ứng.
  • D. chất có số oxi hoá không đổi sau phản ứng.

Câu 4: Cho phản ứng hoá học sau: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Vai trò của HNO3 trong phản ứng hoá học này là

  • A. chất khử.
  • B. chất oxi hoá.
  • C. môi trường phản ứng.
  • D. vừa là chất oxi hoá, vừa là môi trường tạo muối.

Câu 5: Cho các phản ứng hoá học sau:

(a) Phản ứng nung vôi.

(b) Phản ứng trung hoà acid – base.

(c) Phản ứng nhiệt phân KClO3.

(d) Phản ứng đốt cháy cồn trong không khí.

Số phản ứng toả nhiệt là

  • A. 1.                               
  • B. 2.
  • C. 3.                                
  • D. 4.

Câu 6: Phản ứng thu nhiệt là

  • A. phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
  • B. phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
  • C. phản ứng làm tăng nhiệt độ môi trường.
  • D. phản ứng không có sự trao đổi năng lượng với môi trường.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(a) Phản ứng xảy ra khi pin được sử dụng trong điện thoại giải phóng năng lượng dưới dạng điện năng.

(b) Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học kí hiệu là ΔfH0298.ΔfH2980.

(c) Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền nhất đều bằng 0.

(d) Phản ứng tạo gỉ kim loại là phản ứng toả nhiệt.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.                                
  • B. 2.
  • C. 3.                                
  • D. 4.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA?

  • A. Có 7 electron hóa trị.
  • B. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì độ âm điện giảm.
  • C. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì khả năng hút cặp electron liên kết giảm.
  • D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử giảm.

Câu 9: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:

(1) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g)                 ΔrH0298=+176,0kJΔrH2980=+176,0 kJ

(2) CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l)     ΔrH0298=−890,0kJΔrH2980=−890,0 kJ

(3) C(graphite) + O2 (g) → CO2 (g)               ΔrH0298=−393,5kJΔrH2980=−393,5 kJ

(4) Fe2O3(s) + 2Al(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s)    ΔrH0298=−851,5kJΔrH2980=−851,5 kJ

Số phản ứng thu nhiệt trong các phản ứng trên là

  • A. 1.                                
  • B. 2.                                
  • C. 3.                                
  • D. 4.

Câu 10: Cho phản ứng sau: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là

Cho: Eb (H – H) = 436 kJ/mol, Eb (Cl – Cl) = 243 kJ/mol, Eb (H – Cl) = 432 kJ/ mol.

  • A. +158 kJ.                     
  • B. -158 kJ.
  • C. +185 kJ.                     
  • D. -185 kJ.

Câu 11: Cho hai mảnh Mg có cùng khối lượng vào hai ống nghiệm chứa cùng thể tích dung dịch HCl dư, nồng độ dung dịch HCl ở mỗi ống nghiệm là 2M và 0,5M như hình vẽ dưới đây.

TRẮC NGHIỆM

Nhận xét đúng là

  • A. Mảnh Mg ở ống nghiệm (b) tan hết trước.
  • B. Mảnh Mg ở ống nghiệm (a) tan hết trước.
  • C. Thể tích khí thoát ra ở ống nghiệm (a) nhiều hơn.
  • D. Thể tích khí thoát ra ở ống nghiệm (b) nhiều hơn.

Câu 12: Khi cho một lượng xác định chất phản ứng vào bình để cho phản ứng hoá học xảy ra, tốc độ phản ứng sẽ

  • A. không đổi cho đến khi kết thúc.
  • B. tăng dần cho đến khi kết thúc.
  • C. chậm dần cho đến khi kết thúc.
  • D. tuân theo định luật tác dụng khối lượng.

Câu 13: Những tính chất nào dưới đây thể hiện tính acid của hydrochloric acid?

  • A. Phản ứng với phi kim.
  • B. Làm quỳ tím hóa đỏ và tạo môi trường pH > 7.
  • C. Phân li ra ion H+.
  • D. Khi phản ứng với kim loại thì tạo ra muối và nước.

Câu 14: Nếu chia một vật thành nhiều phẩn nhỏ hơn thì diện tích bề mặt sẽ:

  • A. tăng lên.
  • B. giảm đi.
  • C. không thay đổi.
  • D. không xác định được.

Câu 15: Phản ứng 3H2 + N2 → 2NH3 có tốc độ mất đi của H2 so với tốc độ hình thành NH3 như thế nào?

  • A. Bằng 1/2
  • B. Bằng 3/2
  • C. Bằng 2/3
  • D. Bằng 1/3

Câu 16: Cho phản ứng phân hủy N2O5 như sau: 2N2O5(g) → 4NO2(g) + O2(g). Nồng độ ban đầu của NO2 là 0 M, sau 100 s là 0,0062 M. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 100 s đầu tiên là

  • A. 1,55.10-5 (M phút-1).
  • B. 1,35.10-5 (M s-1).
  • C. 1,35.10-5 (M phút-1).
  • D. 1,55.10-5 (M s-1).

Câu 17: Hãy cho biết việc sử dụng chất xúc tác đã được áp dụng cho quá trình nào sau đây?

  • A. Khi ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại.
  • B. Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5.
  • C. Bột nhôm (aluminum) phản ứng với dung dịch HCl nhanh hơn so với dây nhôm.
  • D. Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy mạnh hơn.

Câu 18: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Để tốc độ phản ứng đó (đang tiến hành ở 30oC)  tăng lên 27 lần thì cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ bao nhiêu?

  • A. 40 oC.                          
  • B. 50 oC.
  • C. 60 oC.                         
  • D. 70 oC.

Câu 19: Nhóm halogen ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?

  • A. VA.                             
  • B. VIIA.
  • C. VIA.                           
  • D. IVA.

Câu 20: Hydrohalic acid có tính acid mạnh nhất là

  • A. Hydrochloric acid.
  • B. Hydrofluoric acid.
  • C. Hydrobromic acid.
  • D. Hydroiodic acid.

Câu 21: Phản ứng giữa chất nào sau đây với dung dịch H2SO4 đặc, nóng không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

  • A. KBr(s).                       
  • B. KI(s).
  • C. NaCl(s).                      
  • D. NaBr(s).

Câu 22: Phản ứng hóa học nào sau đây là sai?

  • A. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
  • B. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.
  • C. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2.
  • D. AgNO3 + HF → HNO3 + AgF.

Câu 23: Ở điều kiện thường, đơn chất chlorine có màu

  • A. lục nhạt.                      
  • B. vàng lục.
  • C. nâu đỏ.                        
  • D. tím đen.

Câu 24: Dung dịch chất nào sau đây được dùng để trung hòa môi trường base, hoặc thủy phân các chất trong quá trình sản xuất, tẩy rửa gỉ sắt (thành phần chính là các iron oxide) bám trên bề mặt của các loại thép?

  • A. H2SO4.                        
  • B. HCl.
  • C. NaOH.                        
  • D. NaCl.

Câu 25: Để phân biệt các dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, NaI, ta dùng

  • A. dung dịch HCl.
  • B. quỳ tím.
  • C. dung dịch BaCl2.
  • D. dung dịch AgNO3.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác