Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 10 cánh diều học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Loại liên kết có trong phân tử muối ăn là
- A. liên kết hydrogen.
B. liên kết ion.
- C. liên kết cộng hóa trị.
- D. liên kết kim loại.
Câu 2: Đặc điểm của electron là
- A. mang điện tích dương và có khối lượng.
B. mang điện tích âm và có khối lượng.
- C. không mang điện và có khối lượng.
- D. mang điện tích âm và không có khối lượng.
Câu 3: Số proton trong một hạt nhân nguyên tử còn gọi là
- A. số khối.
- B. nguyên tử khối.
C. số hiệu nguyên tử.
- D. số neutron.
Câu 4: Số neutron trong nguyên tử là
- A. 3.
B. 7.
- C. 11.
- D. 4.
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(a) Orbital 1s có dạng hình cầu, orbital 2s có dạng hình số tám nổi.
(b) Trong một nguyên tử, năng lượng của electron thuộc AO 1s thấp hơn năng lượng của electron thuộc AO 2s.
(c) Một AO chỉ chứa tối đa 2 electron, 2 electron này được gọi là cặp electron ghép đôi.
(d) Nếu AO không chứa electron nào thì được gọi là AO trống.
Số phát biểu đúng là
- A. 1.
- B. 2.
C. 3.
- D. 4.
Câu 6: Số electron tối đa trong lớp N là
- A. 2.
- B. 8.
- C. 18.
D. 32.
Câu 7: Kí hiệu phân lớp nào sau đây không đúng?
- A. 1s.
- B. 2p.
- C. 3s.
D. 2d.
Câu 8: Phát biểu nào đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron?
- A. Có sự định hướng không gian.
B. Có cùng mức năng lượng.
- C. Khác nhau về mức năng lượng.
- D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.
Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X và Y lần lượt là
A. 13 và 15.
- B. 12 và 14.
- C. 13 và 14.
- D. 12 và 15.
Câu 10: Số chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn là
- A. 8.
- B. 18.
C. 7.
- D. 16.
Câu 11: Nguyên tử X có cấu hình electron [Ne]3s23p5. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là
- A. số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VA.
- B. số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VIIA.
C. số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
- D. số thứ tự 15, chu kì 4, nhóm VA.
Câu 12: Độ âm điện đặc trưng cho khả năng
A. hút electron của nguyên tử trong phân tử.
- B. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
- C. tham gia phản ứng mạnh hay yếu.
- D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố nào có bán kính lớn nhất trong các nguyên tử sau đây?
- A. Al (Z = 13).
- B. P (Z = 15).
- C. S (Z = 16).
D. K (Z = 19).
Câu 14: Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14. Thứ tự tính phi kim tăng dần của các nguyên tố đó là
- A. X < Z < Y.
B. Z < X < Y.
- C. Z < Y < X.
- D. Y < X < Z.
Câu 15: Trong các hydroxide của các nguyên tố chu kỳ 3, acid mạnh nhất là
- A. H2SO4.
B. HClO4.
- C. H2SiO3.
- D. H3PO4.
Câu 16: X, Y là 2 nguyên tố kế tiếp nhau, thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Tổng số hiệu nguyên tử của X, Y là 29. X, Y lần lượt thuộc nhóm
- A. IVA và VA.
- B. IIA và IIIA.
C. IIIA và IVA.
- D. VA và VIA.
Câu 17: Trong oxide tương ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố R, oxygen chiếm 56,338 % khối lượng. Nguyên tố R là
- A. N.
B. P.
- C. C.
- D. S.
Câu 18: Giữa H2O và CH3OH có thể tạo ra ít nhất bao nhiêu kiểu liên kết hydrogen?
- A. 2.
- B. 3.
C. 4.
- D. 5.
Câu 19: Dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử là
- A. HCl, Cl2, NaCl.
B. Cl2, HCl, NaCl.
- C. NaCl, Cl2, HCl.
- D. Cl2, NaCl, HCl.
Câu 20: Thứ tự nào sau đây thể hiện độ mạnh giảm dần của các loại liên kết?
A. Liên kết ion > liên kết cộng hoá trị > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals.
- B. Liên kết ion > liên kết cộng hoá trị > tương tác van der Waals > liên kết hydrogen.
- C. Liên kết cộng hoá trị > liên kết ion > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals.
- D. Tương tác van der Waals > liên kết hydrogen > liên kết cộng hoá trị > liên kết ion.
Câu 21: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. NaF.
- B. CO2.
- C. CH4.
- D. H2O.
Câu 22: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là
- A. liên kết cộng hóa trị không cực.
B. liên kết cộng hóa trị phân cực.
- C. liên kết ion.
- D. liên kết hydrogen.
Câu 23: Dãy gồm các hợp chất đều có liên kết cộng hóa trị là
- A. NaCl, CaO.
B. HCl, CO2.
- C. KCl, Al2O3.
- D. MgCl2, Na2O.
Câu 24: Trong phân tử HCl, số cặp electron dùng chung và cặp electron hoá trị riêng của nguyên tử Cl lần lượt là:
A. 1 và 3.
- B. 2 và 2.
- C. 3 và 1.
- D. 1 và 4.
Câu 25: Liên kết hydrogen là loại liên kết hóa học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây?
- A. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau.
- B. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử.
- C. Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen.
D. F, O, N,… có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hóa trị chưa liên kết và nguyên tử hydrogen linh động.
Bình luận