Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 10 cánh diều học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

  • A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
  • B. Trong nguyên tử, số hạt electron bằng số hạt proton.
  • C. Số khối là tổng số hạt proton (Z) và số hạt neutron (N).
  • D. Nguyên tử có cấu tạo rỗng.

Câu 2: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử có kí hiệu TRẮC NGHIỆM

  • A. 23.   
  • B. 24.   
  • C. 25.   
  • D. 11.

Câu 3: Cho các kí hiệu nguyên tử: TRẮC NGHIỆM và các phát biểu sau:

(1) X và Y là 2 đồng vị của nhau

(2) X với Y có cùng số khối.

(3) Có ba nguyên tố hóa học.

(4) Z và T thuộc cùng nguyên tố hóa học.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.   
  • B. 2.   
  • C. 3.   
  • D. 4.

Câu 4: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của calcium (Z = 20) là

  • A. 3d2.   
  • B. 4s1.   
  • C. 4s2.   
  • D. 3d1.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Các nguyên tử của nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron lớp ngoài cùng.
  • B. Các nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại.
  • C. Chỉ các nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng mới là phi kim.
  • D. Nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim

Câu 6: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là

  • A. proton.
  • B. neutron.
  • C. electron.
  • D. neutron và electron.

Câu 7: Lớp N có số phân lớp là

  • A. 1. 
  • B. 2. 
  • C. 3. 
  • D. 4.

Câu 8: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s22s22p6.Nguyên tố X là

  • A. O (Z = 8).
  • B. Mg (Z = 12).
  • C. Na (Z = 11).
  • D. Ne (Z = 10).

Câu 9: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hiện tại được sắp xếp không tuân theo nguyên tắc nào sau đây?

  • A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  • B. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị được xếp vào một cột.
  • C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp vào một hàng.
  • D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.

Câu 10: Nguyên tố X thuộc chu kì 4. Nguyên tử X có số lớp electron là

  • A. 6. 
  • B. 5. 
  • C. 7. 
  • D. 4.

Câu 11: Nhóm A bao gồm các nguyên tố nào?

  • A. Nguyên tố s.
  • B. Nguyên tố p.
  • C. Nguyên tố s và nguyên tố p.
  • D. Nguyên tố d và nguyên tố f.

Câu 12: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là

  • A. 1s22s22p63s1.
  • B. 1s22s22p63s2.
  • C. 1s22s22p53s1.
  • D. 1s22s22p43s1.

Câu 13: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức oxide cao nhất của R là

  • A. RO2.
  • B. RO3.
  • C. R2O5.
  • D. R2O7.

Câu 14: Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Nhận định nào dưới đây không đúngtrong các câu sau khi nói về nguyên tử X?

  • A. Lớp ngoài cùng của X có 6 electron.
  • B. Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 3.
  • C. Hạt nhân nguyên tử X có 16 electron.
  • D. X nằm ở nhóm VIA.

Câu 15: Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết thông tin nào sau đây?

  • A. Kí hiệu nguyên tố.
  • B. Tên nguyên tố.
  • C. Số hiệu nguyên tử.
  • D. Số khối của hạt nhân.

Câu 16: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là

  • A. 1s²2s²2p6.
  • B. 1s²2s²2p63s²3p¹.
  • C. 1s²2s²2p3s³.
  • D. 1s²2s²2p63s².

Câu 17: Liên kết hydrogen là

  • A. liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
  • B. liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử.
  • C. liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử.
  • D. liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng.

Câu 18: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm helium khi tham gia hình thành liên kết hóa học?

  • A. Fluorine.
  • B. Oxygen.
  • C. Hydrogen.
  • D. Chlorine.

Câu 19: Cho sơ đồ liên kết giữa hai phân tử acid CH3COOH:

TRẮC NGHIỆM

Trong sơ đồ trên, đường nét đứt đại diện cho

  • A. liên kết cộng hóa trị có cực.
  • B. liên kết ion.
  • C. liên kết cho – nhận.
  • D. liên kết hydrogen.

Câu 20: Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung là

  • A. liên kết ion.
  • B. liên kết cộng hoá trị.
  • C. liên kết kim loại.
  • D. liên kết hydrogen.

Câu 21: Chỉ ra nội dung không đúng khi xét phân tử CO2?

  • A. Phân tử có cấu tạo góc.
  • B. Liên kết giữa nguyên tử oxygen và carbon là phân cực.
  • C. Phân tử CO2 không phân cực.
  • D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.

Câu 22: Nguyên tử X có 11 electron p, còn nguyên tử Y có 5 electron s. Liên kết giữa X và Y là

  • A. liên kết ion.
  • B. liên kết cộng hóa trị.
  • C. liên kết cho - nhận.
  • D. không xác định được.

Câu 23: Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Ca (Z = 20) theo quy tắc octet là

  • A. Ca + 2e → Ca2−.
  • B. Ca→ Ca2+ + 2e.
  • C. Ca + 6e → Ca6−.
  • D. Ca + 2e → Ca2+.

Câu 24: Phân tử SiH4 có bao nhiêu cặp electron hóa trị riêng? Biết Si (Z = 14); H (Z = 1).

  • A. 1.   
  • B. 2.   
  • C. 0.   
  • D. 3.

Câu 25: Tương tác van der Waals tồn tại giữa những

  • A. ion.
  • B. hạt proton.
  • C. hạt neutron.
  • D. phân tử.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác