Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 7 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên nhân các vùng rộng lớn như rừng rậm xích đạo, các hoang mạc không có người sinh sống do đâu?

  • A. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. 
  • B. Chính sách phân bố dân cư của châu lục. 
  • C. Sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân. 
  • D. Có nhiều thiên tai thiên nhiên (động đất, núi lửa,…) xảy ra. 

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo, châu Phi?

  • A. Thiếu tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Dân số tăng nhanh.
  • C. Hạn hán nghiêm trọng. 
  • D. Xung đột quân sự, chính trị.

Câu 3: Số dân châu Phi tăng nhanh là do nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Nhập cư từ các châu lục khác.
  • B. Tỉ suất sinh cao trong khi tỉ suất tử giảm.
  • C. Thực hiện tốt chính sách dân số.
  • D. Nhận thức của người dân đã được nâng lên.

Dựa vào bảng 10, hãy trả lời các câu hỏi từ 11 đến 13.

Bảng 10. Số dân của châu Phi giai đoạn 1960 – 2019

Năm1960198020002019
Số dân (triệu người)283,4476,4811,01308,1

Câu 4: Từ năm 1960 đến năm 2019, số dân châu Phi tăng thêm bao nhiêu triệu người?

  • A. 938,7 triệu người.
  • B. 1 024,7 triệu người.
  • C. 856,9 triệu người.
  • D. 1 000,1 triệu người.

Câu 5: Năm 2019, số dân châu Phi chiếm khoảng bao nhiêu % số dân thế giới? (Biết rằng năm 2019, số dân thế giới là 7 713,5 triệu người).

  • A. 17,0 %.
  • B. 20,8%.
  • C. 15,0%.
  • D. 20,1%.

Câu 6: Nhận xét nào sau đây đúng với số dân châu Phi trong giai đoạn 1960?

  • A. Số dân châu Phi tăng nhanh.
  • B. Số dân châu Phi tăng rất chậm.
  • C. Số dân châu Phi có xu hướng giảm.
  • D. Số dân châu Phi ổn định qua các năm.

Câu 7: Dân số đông, tăng nhanh cùng với số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao đã tạo ra nhiều áp lực đối với vấn đề gì ở châu Phi?

  • A. Xung đột quân sự.
  • B. Giải quyết việc làm, đói nghèo.
  • C. Cạn kiệt tài nguyên.
  • D. Ô nhiễm môi trường.

Câu 8: Phương thức bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc là gì?

  • A. Các nước trong khu vực hợp tác thành lập “vành đai xanh” chống tình trạng hoang mạc hoá,…
  • B. Các nước trong khu vực hợp tác thành lập “vành đai đỏ” cải thiện hoang mạc hoá,…
  • C. Sử dụng vôi khử chua, phèn bảo vệ đất
  • D. Các nước chung tay chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.

Câu 9: Phương thức bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt là gì?

  • A. Xây dựng các công trình thuỷ lợi, trồng cây chống tình trạng hoang mạc hoá,…
  • B. Chuyển qua lối sống chung với tình trạng mưa nhiều
  • C. Nghiên cứu, hoàn thiện các giống cây mới, đáp ứng được điều kiện môi trường.
  • D. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật kết hợp với các biện pháp sinh học.

Câu 10: Câu nào không nói đúng về việc khai thác gỗ ở Bờ Biển Ngà?

  • A. Những khu rừng mưa nhiệt đới trong vùng nội địa ẩm ướt của Bờ Biển Ngà đang bị phá hoại nghiêm trọng. 
  • B. Người ta trồng thêm rừng để khiến cây ca cao, mặt hàng kinh tế chủ đạo của nước này, phát triển mạnh mẽ. 
  • C. Hạt ca cao được chuyển tới các nhà máy dọc bờ biển để chế biển thành bơ ca cao – một nguyên liệu quan trọng để làm sô-cô-la và một số loại mĩ phẩm. 
  • D. Hàng xuất khẩu được gửi qua cảng A-bit-gian, nơi trước đây từng là thủ đô của Bờ Biển Ngà, hiện tại là một hải cũng lớn ở Tây Phi.

Câu 11: Câu nào sau đây không đúng về đập Át-xu-an (Ai Cập)?

  • A. Thuỷ điện có thể biến một vùng hoang mạc thành vùng đất màu mỡ, xanh tươi.
  • B. Ai Cập đã xây dựng đập nước này cao 111 m, dài 3,8 km trên dòng sông Nin để ngăn lũ trên sông, mở rộng diện tích tưới tiêu cho nông nghiệp và đem lại giá trị thuỷ điện.
  • C. Đập này cho phép Ai Cập mở rộng khoảng 840 000 ha đất ở đồng bằng châu thổ hạ lưu và dọc theo thung lũng sông Nin.
  • D. Đặc biệt mở rộng diện tích trồng bông là cây xuất khẩu chính cùng với đậu, lúa mì, ngô, kê,...

Câu 12: Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam do đâu?

  • A. Lãnh thổ kéo dài.                                   
  • B. Hướng và độ cao địa hình.
  • C. Vị trí địa lí.                                            
  • D. Các gió thổi thường xuyên.

Câu 13: Đâu không phải một kiểu thảm thực vật của đới ôn hoà?

  • A. Rừng nhiệt đới ở phía bắc
  • B. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng ở phía đông nam
  • C. Thảo nguyên ở sâu trong lục địa
  • D. Hoang mạc và bán hoang mạc trên các cao nguyên miền núi Coóc-đi-e.

Câu 14: Tại sao thiên nhiên Bắc Mỹ phân hoá đa dạng?

  • A. Do sự tác động thường xuyên của các mảng địa chất từ hàng triệu năm trước.
  • B. Do có rất nhiều người đến đây sinh sống.
  • C. Lãnh thổ rộng lớn, khí hậu phân hoá từ bắc xuống nam, từ đông sang tây
  • D. Do ảnh hưởng của địa hình

Câu 15: Câu nào sau đây là đúng?

  • A. Nguồn cung cấp nước cho các sông ở Bắc Mỹ chủ yếu từ mưa, tuyết và băng tan. 
  • B. Sông Mác-ken-di là sông lớn nhất Bắc Mỹ. 
  • C. Hồ Nô Lệ Lớn thuộc hệ thống Ngũ Hồ.
  • D. Kiểu khí hậu núi cao chủ yếu tập trung ở dãy A-pa-lát.

Câu 16: Bản đồ dưới đây thể hiện cho cái gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Địa hình Bắc Mỹ
  • B. Các đới và kiểu khí hậu ở Bắc Mỹ
  • C. Mạng lưới sông hồ Bắc Mỹ
  • D. Các thảm thực vật ở Bắc Mỹ

Câu 17: Đâu là một trung tâm kinh tế quan trọng ở Mỹ?

  • A. New York
  • B. Alaska
  • C. Georgia
  • D. Ohio

Câu 18: Hãy cho biết tên của hai trung tâm kinh tế đánh số trên bản đồ.

TRẮC NGHIỆM

  • A. Los Angeles, New Mexico
  • B. Washington, New York
  • C. San Francisco, Chicago
  • D. Virginia, Illinois

Câu 19: Đâu không phải một ngành kinh tế chủ đạo ở New Orlean?

  • A. Luyện kim màu
  • B. Du lịch
  • C. Sản xuất máy bay
  • D. Hoá chất

Câu 20: Đâu là một ngành kinh tế chủ đạo ở Vancouver?

  • A. Điêu khắc
  • B. Điện tử - viễn thông
  • C. Luyện kim đen
  • D. Ngân hàng

Câu 21: Cho đoạn thông tin sau:

“Sự khác biệt của quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ so với quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ là: quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, sự phát triển của công nghiệp, trong khi đó, quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát. Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội và môi trường (thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tội phạm,…).”

Đoạn thông tin trên có gì không đúng?

  • A. Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ đúng phải là mang tính tự phát.
  • B. Quá trình đô thị hoá của hai khu vực này đúng phải là giống nhau vì đây đều là hai khu vực phát triển bậc nhất thế giới.
  • C. Tốc độ phát triển mạnh mẽ khiến cho các vấn đề xã hội và môi trường ở Bắc Mỹ xuất hiện nhiều hơn ở Nam Mỹ.
  • D. Đoạn thông tin trên không sai.

Câu 22: Sự phân hoá tự nhiên theo chiều đông – tây ở Nam Mỹ thể hiện rõ nhất ở:

  • A. Sự phân hoá cảnh quan.
  • B. Sự phân hoá khí hậu.
  • C. Sự phân hoá địa hình.
  • D. Sự phân hoá khí hậu và cảnh quan.

Câu 23: Màu xanh lá cây nhạt thể hiện đới khí hậu nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Xích đạo
  • B. Nhiệt đới
  • C. Cận nhiệt
  • D. Ôn đới

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng về địa hình phía đông Nam Mỹ?

  • A. Đồng bằng rộng mở liên tục về phía biển Thái Bình Dương.
  • B. Sơn nguyên Guy-a-na có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp.
  • C. Các sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
  • D. Sơn nguyên Brazil có khí hậu khô hạn hơn nên cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu.

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về địa hình ở giữa của Nam Mỹ?

  • A. Có các đồng bằng rộng và bằng phẳng, bao gồm các đồng bằng: Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa.
  • B. Đồng bằng A-ma-dôn nằm trong khu vực có khí hậu xích đạo và cận xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều nên thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới bao phủ, hệ thực — động vật vô cùng phong phú.
  • C. Các đồng bằng nhỏ có mưa ít nên thảm thực vật chủ yếu là xa van, cây bụi. 
  • D. Miền núi An-đét cao trung bình 3 000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác