Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 7 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tại sao đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát?
A. Không xuất phát từ phát triển công nghiệp, chủ yếu là di dân.
- B. Công nghiệp phát triển mạnh, gia tăng dân số nhanh.
- C. Thành phần chủng tộc đa dạng, ngôn ngữ phong phú.
- D. Tình trạng di dân đông nhất trên thế giới.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về rừng A-ma-dôn?
A. Khu vực rừng A-ma-dôn ở lục địa Nam Mỹ có diện tích hơn 0.5 triệu km, là rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.
- B. Khí hậu nóng ẩm quanh năm nên sinh vật rất phong phú.
- C. Rừng phát triển nhiều tầng. Tầng trên (tầng vượt tán) là các loài cây thân gỗ cao 50 – 60 m. Tầng tán phần lớn là các cây gỗ cao 30 – 45 m. Tầng dưới tán chủ yếu là cây bụi, thảo mộc, cây gỗ nhỏ và các loài dây leo. Tầng thảm tươi là nơi sinh sống của các loài ưa bóng tối.
- D. Trong rừng A-ma-dôn, động vật cũng rất phong phú gồm các loài sống trên cây, leo trèo giỏi, nhiều loài chim, vô số các côn trùng và nhiều loài sống dưới nước.
Câu 3: Diện tích rừng Amazon năm 2020 giảm đi bao nhiêu so với năm 1970?
A. Khoảng 20%.
- B. Khoảng 40%
- C. Khoảng 60%
- D. Khoảng 80%
Câu 4: Tại sao diện tích rừng A-ma-dôn đang bị suy giảm?
- A. Thiếu nước để tưới tiêu.
- B. Khí hậu nóng lên.
- C. Tình trạng hoang mạc hóa lan rộng.
D. Khai phá rừng lấy gỗ, đất canh tác, làm giao thông, cháy rừng.
Câu 5: Thảm thực vật điển hình ở đới khí hậu nhiệt đới là gì?
- A. Rừng mưa nhiệt đới
B. Thay đổi từ nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.
- C. Đồng cỏ, thảo nguyên
- D. Rừng hỗn hợp
Câu 6: Thảm thực vật điển hình ở đới khí hậu cận nhiệt là gì?
A. Rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng nếu là nơi mưa nhiều, bán hoang mạc và hoang mạc nếu là nơi mưa ít.
- B. Thay đổi từ nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc
- C. Hỗn hợp nhiều loại cây ưa thời tiết trung tính.
- D. Rừng lá kim
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn?
A. Vùng nông nghiệp có diện tích hẹp ngang, kéo dài.
- B. Thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới bao phủ.
- C. Đất đai rộng, bằng phẳng.
- D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 8: Tại sao thảm rừng mưa nhiệt đới phát triển ở phía Đông và các đảo của Trung Mỹ?
A. Vì ở đây có lượng mưa lớn.
- B. Vì ở đây có ít mưa.
- C. Vì ở đây có khí hậu ôn đới
- D. Vì ở đây có không có mưa
Câu 9: Thảm thực vật ở phía tây Trung Mỹ là:
- A. Rừng nhiệt đới
- B. Rừng ôn đới
C. Rừng thưa, xa van
- D. Rừng hỗn hợp.
Câu 10: Thiên nhiên miền núi An-đét thay đổi theo chiều cao ở mức độ nào?
A. Rõ nét
- B. Tương đối
- C. Mờ nhạt
- D. Không chịu ảnh hưởng của độ cao
Câu 11: Đồng cỏ có ở độ cao bao nhiêu?
- A. 0 – 1000m
- B. 1000 – 2000m
C. 3000 – 4000m
- D. 5300 – 6500m
Câu 12: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ phân hoá theo chiều bắc – nam, thể hiện rõ nhất ở:
- A. Sự phân hoá cảnh quan.
- B. Sự phân hoá khí hậu.
- C. Sự phân hoá địa hình.
D. Sự phân hoá khí hậu và cảnh quan.
Câu 13: Tỉ lệ dân số đô thị của Bắc Mỹ năm 2020 là:
A. 82.6%
- B. 43.5%
- C. 51.1%
- D. 74.9%
Câu 14: Đâu không phải một trung tâm kinh tế quan trọng ở Canada?
A. Warszawa
- B. Vancouver
- C. Toronto
- D. Montréal
Câu 15: Cảnh quan “Rừng lá kim” có ở nơi có khí hậu:
- A. Cận nhiệt ấm và ẩm
- B. Lục địa, ít mưa
C. Ôn đới, tương đối ẩm
- D. Khô hạn
Câu 16: Miền đồng bằng ở giữa không bao gồm:
- A. Đồng bằng Canada
- B. Đồng bằng Lớn
- C. Đồng bằng Trung Tâm
D. Đồng bằng phía Nam
Câu 17: Địa hình Bắc Mỹ không có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Địa hình có dạng lòng máng.
- B. Phía đông và phía tây là địa hình núi, ở giữa là miền đồng bằng.
C. Địa hình tương đối đồng nhất, ít bị chia cắt.
- D. Địa hình phân hoá đa dạng.
Câu 18: Câu nào không đúng về kênh đào Pa-na-ma?
A. Kênh đào Pa-na-ma dài 64 km, được khởi công lần đầu năm 1882 bởi người Mỹ, tuy nhiên không đạt được thành công do thiếu kỹ thuật. Phải cho đến năm 1904, Hoa Kỳ mới có thể tiến hành đào lại và hoàn thành vào năm 1914. Năm 1920, kênh Pa-na-ma được đưa vào sử dụng.
- B. Kênh đào Pa-na-ma trở thành con đường giao thông quốc tế quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
- C. Nếu không có kênh đào Pa-na-ma thì khi đi từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại phải vòng qua mũi Hon mất hơn 12 000 km và chi phí gấp 10 lần chi phí qua kênh đào.
- D. Một ví dụ cho sự thuận tiện mà kênh đào mang lại: đi từ Niu Oóc đến Xan Phran-xi-xcô nếu vòng qua Nam Mỹ, chiều dài quãng đường là trên 20 900 km, nhưng qua kênh đào thì chỉ còn 8 370 km. Mỗi năm có khoảng 15 000 chiếc tàu thuyền qua lại kênh đào này (42 chuyến/ngày).
Câu 19: Phương thức bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo là gì?
- A. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật kết hợp với các biện pháp sinh học.
- B. Xây dựng các công trình thuỷ lợi để đưa nước về.
C. Bảo vệ rừng và trồng rừng.
- D. Luân canh các loại cây trồng để không làm suy thoái tầng mùn.
Câu 20: “Vành đai xanh” được thành lập với mục đích gì?
- A. Giữ gìn đa dạng sinh học.
- B. Giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu toàn cầu.
C. Chống lại tình trạng hoang mạc hóa.
- D. Phát triển du lịch sinh thái.
Câu 21: Nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt lương thực ở châu Phi là?
- A. Tăng dân số nhanh.
- B. Đất chật người đông.
C. Điều kiện canh tác hạn chế, xung đột vũ trang.
- D. Khí hậu quá nóng.
Câu 22: Để giải quyết nạn đói các quốc gia châu Phi dựa vào nguồn lực nào?
- A. Mua lương thực của thế giới.
- B. Tự sản xuất lương thực.
- C. Vay lương thực của thế giới.
D. Phụ thuộc vào cứu trợ lương thực khẩn cấp.
Câu 23: Nguyên nhân dẫn tới các cuộc xung đột quân sự tại châu Phi?
- A. Vấn đề thiếu lương thực.
B. Mâu thuẫn bộ tộc, cạnh tranh tài nguyên.
- C. Cạn kiệt khoáng sản.
- D. Ô nhiễm môi trường.
Câu 24: Hậu quả do xung đột quân sự đem lại tại châu Phi?
A. Ảnh hưởng đến đời sống người dân, quá trình phát triển kinh tế -xã hội.
- B. Nghèo đói.
- C. Giảm dân số.
- D. Trẻ em không được đến trường.
Câu 25: Nguyên nhân khiến hàng chục triệu người ở châu Phi thường xuyên bị nạn đói đe dọa là gì?
- A. Sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân.
B. Bùng nổ dân số và hạn hán.
- C. Đại dịch AIDS, dịch bệnh đe dọa.
- D. Xung đột sắc tộc.
Bình luận