Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 7 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Xung đột quân sự tại châu Phi còn gọi là
- A. Xung đột văn hoá.
B. Xung đột vũ trang.
- C. Xung đột tôn giáo.
- D. Xung đột xã hội.
Câu 2: Các thành phố của châu Phi thường tập trung ở đâu?
- A. Trên các cao nguyên.
- B. Tại các bồn địa.
C. Một số nơi ven biển.
- D. Vùng đồng bằng.
Câu 3: Nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn đói ở châu Phi là:
A. vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra.
- B. Nam Phi.
- C. Đông Phi.
- D. Bắc Phi.
Câu 4: Nhiều quốc gia ở châu Phi có tỉ suất tăng dân số tự nhiên là?
- A. 2,5%.
B. 3,0%.
- C. 3,5%.
- D. 4%.
Câu 5: Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng môi trường thiên nhiên ở môi trường xích đạo là gì?
- A. Côn trùng, sâu bệnh phá hoại mùa màng.
- B. Ít mưa gây hạn hán.
C. Tầng mùn dễ bị nước mưa rửa trôi, đặc biệt ở các sườn dốc của đồi, núi
- D. Tầng mùn đang suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng do sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu.
Câu 6: Nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoảng sản và các túi nước ngầm được phát hiện ở môi trường hoang mạc do đâu?
- A. Các cuộc thăm dò địa lí.
B. Tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu.
- C. Công nghiệp khai khoáng.
- D. Chính sách phát triển kinh tế.
Câu 7: Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng môi trường thiên nhiên ở môi trường hoang mạc là gì?
A. Diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng
- B. Diện tích hoang mạc ngày càng thu hẹp
- C. Chất lượng đất ngày càng suy giảm
- D. Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn.
Câu 8: Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng môi trường thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt là gì?
A. Khô hạn và hoang mạc hoá
- B. Mưa nhiều bất thường do biến đổi dòng hải lưu
- C. Các loại cây truyền thống khó phát triển hơn trước
- D. Bảo vệ rừng và trồng rừng.
Câu 9: Hoạt động khai thác và sử dụng thiên nhiên sau đây thuộc môi trường nào?
- A. Săn bắt cừu ở Congo
B. Chăn nuôi dê ở Tanzania
- C. Chăn thả gia súc ở Libya
- D. Nghiên cứu vật nuôi ở Sudan
Câu 10: Hoạt động khai thác và sử dụng thiên nhiên sau đây thuộc môi trường nào?
A. Bãi biển Cape Town, Nam Phi
- B. Bãi biển Hawaii, Hoa Kỳ
- C. Du lịch biển ở Mũi Hảo Vọng, Nam Phi
- D. Khai thác hải sản ở bờ biển Ai Cập
Câu 11: Các vùng đất ở châu Mỹ được C. Cô-lôm-bô khám phả chủ yếu ở khu vực:
- A. Bắc Mỹ
B. Trung Mỹ
- C. Bắc Mỹ và Trung Mỹ
- D. Nam Mỹ và Trung Mỹ
Câu 12: Câu nào dưới đây là đúng?
- A. Lãnh thổ châu Mỹ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cực Nam.
- B. C. Cô-lôm-bô dẫn đoàn thám hiểm đi theo hướng đông để tìm đường sang châu Á.
C. Cuộc phát kiến của C. Cô-lôm-bô đã khám phá ra một châu lục mới – châu Mỹ.
- D. Tên của châu Mỹ được lấy theo tên của nhà thám hiểm C. Cô-lôm-bô.
Câu 13: Tại sao châu Mỹ được gọi là “Tân thế giới”?
A. Vì đến năm 1492 mới được phát hiện ra (muộn hơn so với các châu lục khác) và được khẳng định là một vùng đất mới.
- B. Vì con người, cuộc sống, văn hoá ở châu Mỹ hoàn toàn khác biệt so với những gì con người tưởng tượng.
- C. Vì châu Mỹ có nền kinh tế phát triển và nền văn hoá đa dạng nhất thế giới, giống như một thế giới thu nhỏ.
- D. Vì do con người tại thời điểm đó mới phát hiện ra Châu Mỹ
Câu 14: Đâu không phải là một hệ quả lịch sử - địa lí của việc phát kiến ra châu Mỹ?
- A. Tìm ra châu lục mới.
- B. Mở ra một thời kì khám phá và chinh phục thế giới.
- C. Sau khi tìm ra châu Mỹ, người châu Âu bắt đầu sang xâm chiếm và khai phá châu Mỹ, khai thác nguyên liệu, khoáng sản và xây dựng nền văn hoá phương Tây hiện đại.
D. Hạn chế sự phát triển của các châu lục khác.
Câu 15: Số lượng hồ có diện tích trên 5 000 km2 ở Bắc Mỹ là:
- A. 13.
B. 14.
- C. 15.
- D. 16.
Câu 16: Hãy sắp xếp theo thứ tự từ bắc xuống nam các đới khí hậu của Bắc Mỹ:
1. Khí hậu ôn đới
2. Khí hậu nhiệt đới
3. Khí hậu cực và cận cực
4. Khí hậu cận nhiệt đới
- A. 1, 2, 4, 3
- B. 3, 2, 1, 4
- C. 4, 2, 1, 3
D. 3, 1, 4, 2
Câu 17: Cảnh quan “Rêu, địa y, cỏ và cây bụi” có ở nơi có khí hậu:
- A. Ôn đới, tương đối ẩm
B. Cực và cận cực, ở phía nam ấm hơn, có mùa hạ ngắn
- C. Cận nhiệt ấm và ẩm
- D. Lục địa, ít mưa
Câu 18: Cư dân thuộc chủng tộc Negroid di cư sang Bắc Mỹ từ châu lục nào?
- A. Châu Á
- B. Châu Âu
C. Châu Phi
- D. Châu Đại Dương
Câu 19: Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư Bắc Mỹ?
- A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
- B. Gia tăng dân số tự nhiên.
C. Thành phần chủng tộc đa dạng.
- D. Đô thị hóa phát triển.
Câu 20: Thảm thực vật điển hình ở đới khí hậu cận xích đạo là gì?
A. Rừng thưa nhiệt đới
- B. Rừng mưa nhiệt đới.
- C. Rừng nhiệt đới ẩm
- D. Rừng hỗn hợp
Câu 21: Đâu là một đô thị có dân số dưới 10 triệu người?
- A. Bogotá
- B. Rio De Janeiro
C. Santiago
- D. Lima
Câu 22: Đâu không phải là một quốc gia ở Trung / Nam Mỹ?
- A. Colombia
- B. Peru
C. Afghanistan
- D. Honduras
Câu 23: Đâu không phải một nền văn hoá cổ ở Trung và Nam Mỹ?
- A. Maya
- B. Inca
C. Lưỡng Hà
- D. Aztec
Câu 24: Sau khi người Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sang xâm chiếm, sự pha trộn văn hoá của các tộc người đã hình thành ở Trung và Nam Mỹ một nền văn hoá như thế nào?
A. Độc đáo
- B. Truyền thống
- C. Hiện đại
- D. Tạp nham
Câu 25: Nền văn hóa Mỹ La-tinh ra đời do đâu?
- A. Người gốc bản địa Anh-điêng với người gốc Phi.
- B. Người gốc Phi với người gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
- C. Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc bản địa Anh-điêng.
D. Người gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc Phi và người Anh-điêng.
Bình luận