Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nước nào không đặt có trạm nghiên cứu ở Nam Cực?
- A. Liên Bang Nga
B. Việt Nam
- C. Hoa Kỳ
- D. Nhật Bản
Câu 2: Châu Nam Cực thuộc quyền sở hữu của nước nào?
- A. Nước ở gần nhất với châu Nam Cực: Nam Phi
- B. 5 nước thuộc Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc: Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc.
- C. Nước có nhiều nghiên cứu khoa học nhất về Nam Cực: Mỹ.
D. Không có nước nào.
Câu 3: Ngày 01/12/1959, có 12 quốc gia kí “Hiệp ước châu Nam Cực”. Hiệp ước này quy định điều gì?
- A. Nước nào chiếm đóng được Nam Cực đầu tiên sẽ là nước có toàn quyền trên khu vực này.
- B. Châu Nam Cực cần phải thuộc về 5 nước thuộc Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc: Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc.
- C. Các nước phải chung tay bảo vệ môi trường, tránh tình trạng băng tan ở châu lục này.
D. Việc khảo sát châu Nam Cực chỉ giới hạn trong mục đích vì hoà bình, không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực.
Câu 4: Những hoạt động của con người ở châu Nam Cực ngày càng tăng. Điều này có tác động gì đến nơi đây?
- A. Biến nơi đây trở thành một đô thị phồn hoa.
- B. Làm cho khí hậu toàn cầu biến động.
C. Môi trường nơi đây bị đe doạ
- D. Kinh tế kém phát triển
Câu 5: Đâu không phải là một điểm khác biệt giữa châu Nam Cực và các châu lục khác?
- A. Quá lạnh, không thích hợp để sống một cách bình thường.
- B. Băng phủ gần như toàn châu lục.
C. Có các điều kiện tự nhiên để hình thành sự sống.
- D. Sinh vật quá nghèo nàn.
Câu 6: Động vật ở châu Nam Cực thường sinh sống ở?
- A. Các cao nguyên băng.
- B. Sâu trong lục địa.
C. Ven lục địa và trên các đảo.
- D. Ngoài biển.
Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về vấn đề băng tan ở Nam Cực?
- A. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên dẫn đến lớp băng ở Nam Cực tan chảy ngày càng nhiều hơn.
- B. Lớp băng có xu hướng di chuyển từ vùng trung tâm ra xung quanh, khi đến bờ, băng bị vỡ ra, cùng với các khối băng thềm lục địa tạo thành các núi băng trôi trên biển, rất nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại.
C. Băng tan làm thu hẹp địa bàn sinh sống của các loài cá nước lạnh, đồng thời cũng làm giảm số lượng loài này ở châu Nam Cực.
- D. Băng tan còn làm thay đổi độ mặn của nước biển, làm giảm sút khối lượng các sinh vật phù du, các loài nhuyễn thể vốn là thức ăn của cá voi, hải cẩu, chim cánh cụt.
Câu 8: Đâu không phải là một điểm khác biệt giữa châu Nam Cực và các châu lục khác?
- A. Quá lạnh, không thích hợp để sống một cách bình thường.
- B. Băng phủ gần như toàn châu lục.
C. Có các điều kiện tự nhiên để hình thành sự sống.
- D. Sinh vật quá nghèo nàn.
Câu 9: Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ Trái Đất tăng lên, dẫn tới lớp băng ở trên bề mặt lục địa Nam Cực tan chảy. Điều này sẽ tác động tới thiên nhiên và con người trên Trái Đất như thế nào?
- A. Nền kinh tế của toàn thế giới đi xuống, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người.
B. Nước biển dâng, từ đó nhiều vùng ven biển sẽ dần bị ngập, bị nhiễm mặn.
- C. Sẽ có nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn xảy ra.
- D. Khí hậu giá buốt, mưa quanh năm
Câu 10: Câu nào nói đúng về cơ cấu giới tính ở Australia?
- A. Nam nhiều hơn nữ
- B. Số nam bằng số nữ
C. Nam ít hơn nữ
- D. 1/3 là nam, 1/3 là nữ, 1/3 là giới tính thứ ba.
Câu 11: Về diện tích, Australia là nước:
A. Lớn nhất châu Đại Dương
- B. Nhỏ nhất châu Đại Dương
- C. Chi phối toàn bộ châu Đại Dương
- D. Lớn nhất thế giới.
Câu 12: Khu vực phía đông lục địa Australia là nơi tập trung những loại khoáng sản nào?
A. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên
- B. Sắt, vàng, niken, boxit, bauxite
- C. Vàng, kim cương
- D. Ở đây không có nhiều khoáng sản.
Câu 13: Đâu không phải là một thành phố lớn ở châu Đại Dương?
- A. Sydney
- B. Melbourne
- C. Canberra
D. Kuala Lumpur
Câu 14: Năm 2019, các quốc gia trong khu vực rừng Amazon đã làm gì để bảo vệ khu rừng này?
- A. Tiêu diệt lâm tặc thẳng tay
- B. Tìm kiếm các giống cây trồng mới trên các khu vực bị cháy
C. Kí Hiệp ước bảo vệ rừng Amazon.
- D. Kí Hiệp ước bảo vệ thực vật A-ma-dôn.
Câu 15: Rừng Amazon không có trên lãnh thổ nước nào?
- A. Colombia
- B. Peru
C. Argentina
- D. Suriname
Câu 16: Tốc độ đô thị hoá nhanh ở Trung và Nam Mỹ là hệ quả của quá trình nào?
- A. Do quá trình phát triển kinh tế nhanh.
- B. Do quá trình công nghiệp hoá rất cao.
C. Đô thị hoá tự phát, kinh tế còn chậm phát triển.
- D. Đô thị hoá có quy hoạch theo định hướng phát triển.
Câu 17: Đâu không phải là một quốc gia ở Trung / Nam Mỹ?
- A. Colombia
- B. Peru
C. Afghanistan
- D. Honduras
Câu 18: Tại sao thảm rừng mưa nhiệt đới phát triển ở phía Đông và các đảo của Trung Mỹ?
A. Vì ở đây có lượng mưa lớn.
- B. Vì ở đây có ít mưa.
- C. Vì ở đây có khí hậu ôn đới
- D. Vì ở đây có không có mưa
Câu 19: Thảm thực vật ở phía tây Trung Mỹ là:
- A. Rừng nhiệt đới
- B. Rừng ôn đới
C. Rừng thưa, xa van
- D. Rừng hỗn hợp.
Câu 20: Đâu không phải một ngành kinh tế chủ đạo ở New Orlean?
- A. Luyện kim màu
B. Du lịch
- C. Sản xuất máy bay
- D. Hoá chất
Câu 21: Đâu là một ngành kinh tế chủ đạo ở Vancouver?
- A. Điêu khắc
B. Điện tử - viễn thông
- C. Luyện kim đen
- D. Ngân hàng
Câu 22: Cư dân thuộc chủng tộc Negroid di cư sang Bắc Mỹ từ châu lục nào?
- A. Châu Á
- B. Châu Âu
C. Châu Phi
- D. Châu Đại Dương
Câu 23: Đới khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mỹ là:
A. Khí hậu ôn đới.
- B. Khí hậu cực và cận cực.
- C. Khí hậu nhiệt đới
- D. Khí hậu cận nhiệt đới.
Câu 24: Số lượng hồ có diện tích trên 5 000 km2 ở Bắc Mỹ là:
- A. 13.
B. 14.
- C. 15.
- D. 16.
Câu 25: Cảnh quan “Rêu, địa y, cỏ và cây bụi” có ở nơi có khí hậu:
- A. Ôn đới, tương đối ẩm
B. Cực và cận cực, ở phía nam ấm hơn, có mùa hạ ngắn
- C. Cận nhiệt ấm và ẩm
- D. Lục địa, ít mưa
Bình luận