Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tại sao châu Mỹ được gọi là “Tân thế giới”?

  • A. Vì đến năm 1492 mới được phát hiện ra (muộn hơn so với các châu lục khác) và được khẳng định là một vùng đất mới.
  • B. Vì con người, cuộc sống, văn hoá ở châu Mỹ hoàn toàn khác biệt so với những gì con người tưởng tượng.
  • C. Vì châu Mỹ có nền kinh tế phát triển và nền văn hoá đa dạng nhất thế giới, giống như một thế giới thu nhỏ.
  • D. Vì do con người tại thời điểm đó mới phát hiện ra Châu Mỹ

Câu 2: Đâu không phải là một hệ quả lịch sử - địa lí của việc phát kiến ra châu Mỹ?

  • A. Tìm ra châu lục mới.
  • B. Mở ra một thời kì khám phá và chinh phục thế giới.
  • C. Sau khi tìm ra châu Mỹ, người châu Âu bắt đầu sang xâm chiếm và khai phá châu Mỹ, khai thác nguyên liệu, khoáng sản và xây dựng nền văn hoá phương Tây hiện đại.
  • D. Hạn chế sự phát triển của các châu lục khác.

Câu 3: Câu nào không đúng về kênh đào Pa-na-ma?

  • A. Kênh đào Pa-na-ma dài 64 km, được khởi công lần đầu năm 1882 bởi người Mỹ, tuy nhiên không đạt được thành công do thiếu kỹ thuật. Phải cho đến năm 1904, Hoa Kỳ mới có thể tiến hành đào lại và hoàn thành vào năm 1914. Năm 1920, kênh Pa-na-ma được đưa vào sử dụng.
  • B. Kênh đào Pa-na-ma trở thành con đường giao thông quốc tế quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. 
  • C. Nếu không có kênh đào Pa-na-ma thì khi đi từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại phải vòng qua mũi Hon mất hơn 12 000 km và chi phí gấp 10 lần chi phí qua kênh đào. 
  • D. Một ví dụ cho sự thuận tiện mà kênh đào mang lại: đi từ Niu Oóc đến Xan Phran-xi-xcô nếu vòng qua Nam Mỹ, chiều dài quãng đường là trên 20 900 km, nhưng qua kênh đào thì chỉ còn 8 370 km. Mỗi năm có khoảng 15 000 chiếc tàu thuyền qua lại kênh đào này (42 chuyến/ngày).

Câu 4: Người Anh-điêng và người E-xki-mô ở Bắc Mỹ có nguồn gốc từ:

  • A. Châu Âu. 
  • B. Châu Á 
  • C. Châu Phi.
  • D. Châu Đại Dương.

Câu 5: Cư dân thuộc chủng tộc Mongoloid di cư sang Bắc Mỹ từ châu lục nào?

  • A. Châu Á
  • B. Châu Âu
  • C. Châu Phi
  • D. Châu Đại Dương

Câu 6: Cư dân thuộc chủng tộc Europoid di cư sang Bắc Mỹ từ châu lục nào?

  • A. Châu Á
  • B. Châu Âu
  • C. Châu Phi
  • D. Châu Đại Dương

Câu 7: Đâu không phải một trung tâm kinh tế quan trọng ở Canada?

  • A. Warszawa
  • B. Vancouver
  • C. Toronto
  • D. Montréal

Câu 8: Đâu là một trung tâm kinh tế quan trọng ở Mỹ?

  • A. New York
  • B. Alaska
  • C. Georgia
  • D. Ohio

Câu 9: Thảm thực vật điển hình ở đới khí hậu nhiệt đới là gì?

  • A. Rừng mưa nhiệt đới
  • B. Thay đổi từ nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.
  • C. Đồng cỏ, thảo nguyên
  • D. Rừng hỗn hợp

Câu 10: Thảm thực vật điển hình ở đới khí hậu cận nhiệt là gì?

  • A. Rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng nếu là nơi mưa nhiều, bán hoang mạc và hoang mạc nếu là nơi mưa ít.
  • B. Thay đổi từ nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc
  • C. Hỗn hợp nhiều loại cây ưa thời tiết trung tính.
  • D. Rừng lá kim

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn?

  • A. Vùng nông nghiệp có diện tích hẹp ngang, kéo dài.
  • B. Thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới bao phủ.
  • C. Đất đai rộng, bằng phẳng.
  • D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 12: Mexico City là:

  • A. Một đô thị có dân số trong khoảng 10 đến 20 triệu người.
  • B. Thủ đô của Mexico.
  • C. Một đô thị ở Colombia
  • D. Nơi đi tiên phong trong quá trình đô thị hoá trên thế giới.

Câu 13: Đâu là một đô thị có dân số dưới 10 triệu người?

  • A. Bogotá
  • B. Rio De Janeiro
  • C. Santiago
  • D. Lima

Câu 14: Diện tích rừng Amazon năm 2020 giảm đi bao nhiêu so với năm 1970?

  • A. Khoảng 20%.
  • B. Khoảng 40%
  • C. Khoảng 60%
  • D. Khoảng 80%

Câu 15: Một trong số những nguyên nhân làm suy giảm số lượng các loài động, thực vật ở rừng A-ma-dôn là?

  • A. Săn bắt tự do.
  • B. Thiếu môi trường sống.
  • C. Biến đổi khí hậu.
  • D. Cháy rừng.

Câu 16: Khu vực phía tây lục địa Australia có độ cao trung bình là:

  • A. Dưới 200m
  • B. Dưới 500m
  • C. Dưới 800m
  • D. 800 – 1000m

Câu 17: Khu vực ở giữa lục địa Australia có đặc điểm tự nhiên là:

  • A. Rất khô hạn, bề mặt có nhiều bãi đá, đồng bằng cát, đụn cát.
  • B. Có các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp
  • C. Sườn đông dốc, sườn tây thoải dần về phía vùng đồng bằng Trung tâm.
  • D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ánh nắng chan hòa, mưa dồi dào

Câu 18: Sự đa dạng về đặc điểm dân cư Australia đến từ đâu?

  • A. Ảnh hưởng từ làn sóng di cư từ nhiều quốc gia.
  • B. Australia có nhiều sắc tộc, tôn giáo bản địa.
  • C. Australia chấp nhận và đưa vào phổ biến trong công chúng mọi loại văn hoá trên thế giới.
  • D. Australia có tỉ lệ sinh cao

Câu 19: Các loài cây chịu hạn ở Ô-xtrây-li-a tập được trồng theo hình thức canh tác nào?

  • A. Đa canh.
  • B. Quản canh.
  • C. Thâm canh.
  • D. Luân canh.

Câu 20: Ý nào dưới đây thể hiện vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của châu Nam Cực?

  • A. Kéo dài từ vĩ độ 50oN trở về cực Nam.
  • B. Kéo dài từ vĩ độ 60oN trở về cực Nam.
  • C. Kéo dài từ vĩ độ 70oN trở về cực Nam.
  • D. Nằm gần như trọn vẹn trong Vòng cực Nam

Câu 21: Câu nào sau đây là đúng về châu Nam Cực?

  • A. Đây là châu lục có diện tích nhỏ nhất trong các châu lục trên Trái Đất.
  • B. 98% bề mặt châu lục bị phủ bởi một lớp băng dày.
  • C. Khoảng 40% lượng nước ngọt trên Trái Đất nằm ở châu Nam Cực.
  • D. Châu Nam Cực hầu như không có tài nguyên khoáng sản.

Câu 22: Câu nào nói đúng về nhiệt độ của châu Nam Cực?

  • A. Không bao giờ vượt qua 0oC. Nhiệt độ thấp nhất đo được là -94.5oC vào năm 1967.
  • B. Nhiệt độ biến động không ngừng trong ngày, có lúc gần lên đến 0oC nhưng lại tụt ngay xuống -90oC.
  • C. Nhiệt độ ở đây thấp đến mức không có một sinh vật nào có thể sống sót được.
  • D. Nhiệt độ biến động không ngừng trong ngày, có lúc gần lên đến 1oC nhưng lại tụt ngay xuống -10oC.

Câu 23: Khi có biến đổi khí hậu, nhiệt độ Trái Đất tăng lên, lớp băng ở Nam Cực sẽ biến đổi như thế nào?

  • A. Lớp băng dày hơn.
  • B. Lớp băng vỡ ra.
  • C. Lớp băng lan rộng.
  • D. Lớp băng tan chảy ngày càng nhiều.

Câu 24: Châu Nam Cực giáp với:

  • A. Châu Đại Dương
  • B. Châu Đại Dương, châu Phi
  • C. Châu Đại Dương, châu Phi, Nam Mỹ
  • D. Các đại dương.

Câu 25: Phần phía tây châu Nam Cực có một bộ phần kéo dài tạo thành:

  • A. Bán đảo Nam Cực và một số đảo, quần đảo.
  • B. Nóc nhà của thế giới.
  • C. Dãy núi băng cao nhất và dài nhất thế giới.
  • D. Các sơn nguyên băng

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác