Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phần lớn khu vực Nam Phi nằm trong môi trường nào?

  • A. Xích đạo                            
  • B. Nhiệt đới
  • C. Cận nhiệt đới                      
  • D. Hoang mạc

Câu 2: Nét độc đáo của địa hình Nam Phi là

  • A. Đại bộ phận là sơn nguyên cao trên 1000m.
  • B. Có thảm thực vật của vùng ôn đới.
  • C. Ven biển có nhiều đồng bằng thấp.
  • D. Giới động vật rất nghèo nàn

Câu 3: Quốc gia phân biệt chủng tộc nặng nhất nhất thế giới trước đây là

  • A. Hoa Kì.
  • B. Cô-lôm-bi-a.
  • C. Cộng hòa Nam Phi.
  • D. Bra-xin.

Câu 4: Cộng hoà Nam Phi là nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao, biểu hiện ở

  • A. Kĩ thuật canh tác cao.
  • B. Giá trị xuất khẩu nông sản chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu.
  • C. Cơ cấu cây trồng đa dạng.
  • D. Có thế mạnh xuất khẩu cây ăn quả.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không thuộc đặc điểm dân cư Châu Phi? 

  • A. Gia tăng nhanh 
  • B. Nhiều bệnh dịch 
  • C. Thu nhập cao
  • D. Xung đột thường xuyên

Câu 6: Châu Phi là một trong những cái nôi của ...

  • A. Lúa nước 
  • B. Văn minh 
  • C. Dịch bệnh 
  • D. Loài người

Câu 7: Môi trường xích đạo ẩm phân bố chủ yếu ở đâu? 

  • A. Phía Bắc và phía Nam của châu Phi. 
  • B. Phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi. 
  • C. Bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía Bắc vịnh Ghi-nê.
  • D. Sơn nguyên Đông Phi, Bồn địa Ninh Thượng và Bồn địa Sát.

Câu 8: Môi trường xích đạo ở châu Phi có đặc điểm gì? 

  • A. Rừng thưa và cây bụi chiếm diện tích lớn. 
  • B. Có nhiều động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt.
  • C. Thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.
  • D. Mùa đông mát mẻ, mùa hạ nóng và khô.

Câu 9: Châu Phi tiếp giáp với các đại dương nào?

  • A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
  • B. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
  • C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  • D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 10: Châu lục nào có vị trí địa lí nằm ở cả bán cầu Bắc và bán cầu nam, bán cầu Đông và bán cầu Tây?

  • A. Châu Phi.
  • B. Châu Âu.
  • C. Châu Á.
  • D. Châu Mỹ.

Câu 11: Các ngành công nghiệp không được chú trọng và phát triển bậc nhất của nền kinh tế Nhật Bản là?

  • A. Đóng tàu
  • B. Điện tử
  • C. Sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ô tô và kim loại màu
  • D. Khai thác tài nguyên

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng về nền kinh tế Trung Quốc?

  • A. Trung Quốc là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Á
  • B. Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới
  • C. Nhờ đường lối chính sách cải cách và mở cửa, phát huy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên Trung Quốc hiện nay không chỉ là nền kinh tế lớn nhất châu Á mà còn là nền kinh tế lớn nhất thế giới, vượt cả Hoa Kỳ.
  • D. Khoảng cách về kinh tế giữa các vùng ngày càng được rút ngắn

Câu 13: Khu vực nào sau đây của châu Á có khí hậu khô hạn, mùa hè nóng mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có tuyết rơi?

  • A. Đông Nam Á.
  • B. Tây Á.
  • C. Nam Á.
  • D. Trung Á.

Câu 14: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị nhất ở Bắc Á là:

  • A. khoáng sản, đất nông nghiệp, rừng. 
  • B. rừng, khoáng sản, đất nông nghiệp, nguồn nước.
  • C. khoáng sản, rừng, nguồn nước.
  • D. khoáng sản, đất nông nghiệp, nguồn nước.

Câu 15: Các nước ở Tây Á có khí hậu

  • A. cận nhiệt địa trung hải, cảnh quan chủ yếu là rừng lá cứng.
  • B. ôn đới lục địa, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên
  • C. nhiệt đới gió mùa, cảnh quan chủ yếu là rừng lá rộng.
  • D. rất khô hạn và nóng, cảnh quan phần lớn là hoang mạc và bán hoang mạc.

Câu 16: Năm 2020, số đô thị có trên 10 triệu dân ở châu Á là

  • A. 18. 
  • B. 19. 
  • C. 20.
  • D. 21.

Câu 17: Đa số các quốc gia châu Á có

  • A. Cơ cấu dân số già là chủ yếu.
  • B. Cơ cấu dân số trẻ là chủ yếu.
  • C. Cơ cấu dân số bước vào giai đoạn già hóa.
  • D. Cơ cấu dân số bước vào giai đoạn dân số vàng.

Câu 18: Khoáng sản ở châu Á phân bố như thế nào?

  • A. Thưa thớt ở đồng bằng 
  • B. Tập trung ở Tây Á 
  • C. Tập trung ở đồng bằng 
  • D. Rộng khắp trên lãnh thổ

Câu 19: Châu Á có các đới khí hậu

  • A. Cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.  
  • B. Cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo. 
  • C. Cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.
  • D. Cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo. 

Câu 20: EU có bao nhiêu nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) ?

  • A.3. 
  • B.4.
  • C.5.
  • D.6.

Câu 21: GDP của EU đứng thứ mấy trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới?

  • A. Thứ nhất
  • B. Thứ hai
  • C. Thứ ba
  • D. Thứ tư

Câu 22: Trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU chiếm khoảng bao nhiêu % trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của thế giới?

  • A. 21. 
  • B. 31. 
  • C. 41.
  • D. 51.

Câu 23: Năm 2020, đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô) được bao nhiêu nước thuộc Liên minh châu Âu sử dụng?

  • A. 18
  • B. 19 
  • C. 20
  • D. 21 

Câu 24: Vùng Đông Âu sâu trong nội địa phổ biến là rừng

  • A. Lá rộng.
  • B. Lá kim.
  • C. Lá cứng.
  • D. Hỗn giao.

Câu 25: Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam:

  • A. Theo sự thay đổi của mạng lưới sông ngòi.
  • B. Theo sự thay đổi của sự phân bố các loại đất.
  • C. Theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
  • D. Theo sự thay đổi của sự phân hóa địa hình. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác