Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích khoảng:

  • A. 10 triệu km2.
  • B. 11 triệu km2.
  • C. 11,5 triệu km2.
  • D. 12 triệu km2.

Câu 2: Châu Âu có đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, dài khoảng

  • A. 34 000 km.
  • B. 43 000 km.
  • C. 40 000 km.
  • D. 41 000 km.

Câu 3: Địa hình ở châu Âu chia làm bao nhiêu dạng địa hình chính?

  • A. 1 dạng địa hình chính.
  • B. 2 dạng địa hình chính.
  • C. 3 dạng địa hình chính.
  • D. 4 dạng địa hình chính.

Câu 4: Đồng bằng nào lớn nhất châu Âu?

  • A. Bắc Âu.
  • B. Đông Âu
  • C. Tây Âu
  • D. Trung lưu sông Đa-nuýp 

Câu 5: Khu vực địa hình nào chiếm diện tích chủ yếu ở châu Âu?

  • A. Đồng bằng
  • B. Miền núi
  • C. Núi già
  • D. Núi trẻ

Câu 6: Số dân của châu Âu đứng thứ tư trên thế giới sau

  • A. Châu á, châu phi và châu mỹ.
  • B. Châu á, châu phi và châu đại dương.
  • C. Châu phi, châu mỹ và châu đại dương.
  • D. Châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương.

Câu 7: Năm 2020, số dân châu Âu đạt khoảng 

  • A. 747,6  triệu người.
  • B. 748,6 triệu người.
  • C. 749,6 triệu người.
  • D. 750,6 triệu người.

Câu 8: Dân cư châu Âu có

  • A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên đều thấp.
  • B. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên đều cao.
  • C. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi thấp, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao.
  • D. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi cao và tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên thấp.

Câu 9: Châu Âu có cơ cấu dân số như thế nào? 

  • A. Trẻ 
  • B. Già 
  • C. Trung bình 
  • D. Thưa thớt

Câu 10: Già hoá dân số đang làm cho châu Âu

  • A. Thiếu hụt lực lượng lao động.
  • B. Khó khăn trong việc giải quyết việc làm.
  • C. Dư thừa nhiều lực lượng lao động.
  • D. Khó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu 11: Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu:

  • A. Đa dạng sinh học rừng và biển
  • B. Đa dạng sinh học rừng ngập mặn
  • C. Đa dạng sinh học sinh vật
  • D. Đa dạng sinh học sinh vật và biển

Câu 12: Để bảo vệ nguồn nước, giải pháp nào sau đây ở châu Âu đảm bảo được tính bền vững nhất?

  • A. Kiểm soát nguồn nước thải. 
  • B. Đầu tư công nghệ xử lí nước thải.
  • C. Nâng cao nhận thức của người dân.
  • D. Quản lí chất thải nhựa.

Câu 13: Năm 2020, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên?

  • A.25. 
  • B.26. 
  • C.27.
  • D.28.

Câu 14: Trụ sở Liên minh châu Âu ở

  • A. Brúc-xen (Bỉ). 
  • B. Pa-ri (Pháp).
  • C. Am-xtéc-đam (Hà Lan).
  • D. Bác-lin (Đức).

Câu 15: Lúc mới thành lập (1957) Liên minh châu Âu có tên gọi là:

  • A. Khối thị trường chung châu Âu.
  • B. Cộng đồng châu Âu.
  • C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
  • D. Liên minh châu Âu.

Câu 16: Châu Á tiếp giáp với

  • A. Ba đại dương và ba châu lục. 
  • B. Ba đại dương và hai châu lục. 
  • C. Hai đại dương và ba châu lục.
  • D. Bốn đại dương và ba châu lục. 

Câu 17: Phần đất liền của châu Á nằm

  • A. Hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.
  • B. Gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.
  • C. Hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.
  • D. Gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.

Câu 18: Ý nào dưới đây không đúng?

  • A. Châu Á có số dân đông nhất trong các châu lục.
  • B. Châu Á có cơ cấu dân số già.
  • C. Tỉ lệ tăng dân số của châu Á đã giảm và thấp hơn mức trung bình của thế giới.
  • D. Dân số châu Á đang chuyển biến theo hướng già hoá.

Câu 19: Dân cư - xã hội châu Á mang đặc điểm nào sau đây? 

  • A. Dân số đứng thứ 2 thế giới. 
  • B. Thành phần chủng tộc không đa dạng. 
  • C. Dân cư tập trung chủ yếu ở miền núi. 
  • D. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn.

Câu 20: Số quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á là:

  • A. 49.
  • B. 50. 
  • C. 51.
  • D. 52.

Câu 21: Trên bản đồ chính trị châu Á được chia thành bao nhiêu khu vực chính?

  • A. Ba.
  • B. Bốn.
  • C. Năm.
  • D. Sáu.

Câu 22: Trên bản đồ chính trị châu Á được chia thành bao nhiêu khu vực chính?

  • A. Ba.
  • B. Bốn.
  • C. Năm.
  • D. Sáu.

Câu 23: Phần nhiều các nước châu Á là các nước

  • A. Phát triển.
  • B. Đang phát triển.
  • C. Có thu nhập bình quân đầu người cao.
  • D. Công nghiệp hiện đại.

Câu 24: Đặc điểm khí hậu của châu Phi là gì? 

  • A. Nóng và ẩm bậc nhất thế giới. 
  • B. Nóng và khô bậc nhất thế giới. 
  • C. Khô và lạnh bậc nhất thế giới. 
  • D. Lạnh và ẩm bậc nhất thế giới

Câu 25: Phần đông của châu Phi có địa hình

  • A. Tập trung nhiều hệ thống núi trẻ cao đồ sộ.
  • B. Thấp và khá bằng phẳng, chủ yếu là các cao nguyên, đồng bằng cao.
  • C. Thấp và bằng phẳng, chủ yếu là các đồng bằng thấp.
  • D. Được nâng lên mạnh, tạo thành nhiều thung lũng sâu.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác