Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 11 kết nối tri thức cuối học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cộng hòa Nam Phi thu hút được vốn đầu tư lớn từ các quốc gia nào sau đây?

  • A. Hoa Kì, Anh, Pháp.
  • B. Trung Quốc, Đức.
  • C. Hàn Quốc, Nhật Bản.
  • D. Anh, Bra-xin, Nga.

Câu 2:  Trung tâm công nghiệp chính của Cộng hòa Nam Phi không phải là

  • A. Kếp-tao.
  • B. Po Ê-li-da-bét.
  • C. Đuốc-ban.
  • D. Prê-tô-ri-a.

Câu 3: Ngành công nghiệp quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất công nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi là

  • A. khai thác khoáng sản.
  • B. điện tử - tin học.
  • C. công nghiệp thực phẩm.
  • D. sản xuất ô-tô.

Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng với công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi?

  • A. Quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi.
  • B. Có đóng góp trên 30% GDP và lao động hoạt động.
  • C. Cơ cấu công nghiệp của CH Nam Phi khá đơn giản.
  • D. Tỉ trọng trong GDP tăng, nhiều mặt hàng xuất khẩu.

Câu 5:Nhận định nào sau đây đúng với công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi?

  • A. Nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi.
  • B. Có đóng góp trên 30% GDP và lao động hoạt động.
  • C. Cơ cấu công nghiệp của CH Nam Phi khá đơn điệu.
  • D. Tỉ trọng trong GDP giảm, nhiều mặt hàng xuất khẩu.

Câu 6: Vùng duyên hải đông nam ở Cộng hòa Nam Phi thích hợp phát triển các cây công nghiệp nào sau đây?

  • A. Mía, chè, cọ dầu.
  • B. Cao su, thuốc lá.
  • C. Điều, chè, cao su.
  • D. Cà phê, tiêu, chè.

Câu 7: Tỉ lệ gia tăng dân số của Cộng hòa Nam Phi là

  • A. khá cao nhưng đang giảm.
  • B. giảm nhanh đang mức âm.
  • C. cao nhất ở lục địa châu Phi.
  • D. khá thấp nhưng đang tăng.

Câu 8: Cộng hòa Nam Phi có mật độ dân số thuộc loại

  • A. cao.
  • B. rất cao.
  • C. thấp.
  • D. rất thấp.

 Câu 9: Dân cư ở Cộng hòa Nam Phi tập trung chủ yếu ở vùng

  • A. đông bắc, đông và nam.
  • B. đông bắc, tây và tây bắc.
  • C. đông nam, tây và đông.
  • D. tây bắc, đông bắc và tây.

Câu 10: Đặc điểm nổi bật nhất của các xí nghiệp, nhà máy trong quá trình chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường” ở Trung Quốc là

  • A. được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  • B. được tự do trao đổi mọi sản phẩm hàng hóa với thị trường trong nước và thế giới.
  • C. được nhận mọi nguồn vốn FDI của nước ngoài và được chia đều trên toàn quốc.
  • D. được nhà nước chủ động đầu tư, hiện đại hóa thiết bị và trang bị vũ khí quân sự.

Câu 11: Cây trồng nào dưới đây chiếm vị trí quan trọng nhất về diện tích và sản lượng ở Trung Quốc?

  • A. Cây công nghiệp.
  • B. Cây ăn quả.
  • C. Cây lương thực.
  • D. Cây thực phẩm.

Câu 12: Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

  • A. kim cương, than đá, đồng.
  • B. dầu mỏ, khí tự nhiên, chì.
  • C. than đá, dầu mỏ, quặng sắt.
  • D. than đá, khí tự nhiên, kẽm.

Câu 13: Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

  • A. núi cao và hoang mạc.
  • B. núi thấp và đồng bằng.
  • C. đồng bằng và hoang mạc.
  • D. núi thấp và hoang mạc.

Câu 14:  Địa hình miền Tây Trung Quốc có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng và cao nguyên trải dài.
  • B. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ chạy dọc biên giới phía Tây.
  • C. Địa hình hiểm trở với những dãy núi, sơn nguyên và các bồn địa lớn.
  • D. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ, nhiều núi thấp.

Câu 15: Đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc là

  • A. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.
  • B. dân cư phân bố đều khắp lãnh thổ, ở mọi dạng địa hình.
  • C. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây.
  • D. dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở miền Đông.

Câu 16: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư Nhật Bản?

  • A. Phần lớn dân cư của Nhật Bản sinh sống ở các thành phố ven biển, nội địa.
  • B. Người lao động cần cù, tích cực, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm rất cao.
  • C. Nhật Bản là nước đông dân, cơ cấu dân số già và phân bố dân cư không đều.
  • D. Người Nhật rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, y tế và giao thông công cộng.

Câu 17: Mùa đông kéo dài, lạnh và có bão tuyết là đặc điểm khí hậu của

  • A. phía bắc Nhật Bản.
  • B. phía nam Nhật Bản.
  • C. ven biển Nhật Bản.
  • D. trung tâm Nhật Bản.

Câu 18: Liên bang Nga giáp với các đại dương nào sau đây?

  • A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
  • B. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
  • C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
  • D. Thái Bình Dương và Nam Đại Dương.

Câu 19: Tài nguyên khoáng sản của Liên bang Nga thuận lợi để phát triển những ngành công nghiệp nào sau đây?

  • A. Năng lượng, luyện kim, hóa chất.
  • B. Năng lượng, luyện kim, cơ khí.
  • C. Năng lượng, luyện kim, xây dựng.
  • D. Năng lượng, luyện kim, dệt may.

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất Liên bang Nga là một đất nước rộng lớn?

  • A. Tiếp giáp với Bắc Băng Dương.
  • B. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
  • C. Nằm ở cả châu Á và châu Âu.
  • D. Đất nước trải dài trên 9 múi giờ.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác