Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là vai trò chính của vệ sinh trong chăn nuôi?

  • A. Phòng ngừa dịch bệnh và bảo vệ sức khoẻ vật nuôi.
  • B. Nâng cao năng suất chăn nuôi.
  • C. Bảo vệ môi trường.
  • D. Tiết kiệm thức ăn chăn nuôi.

Câu 2: Đâu không phải biểu hiện đặc trưng của bệnh tụ huyết trùng trâu bò?

  • A. Thời gian ủ bệnh từ 10 đến 30 ngày
  • B. Con vật mệt mỏi, khó thở, sốt cao 41 – 42 °C, đi lại khó khăn
  • C. Niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm; chảy nước mắt, nước mũi
  • D. Ban đầu bị táo bón, sau đó tiêu chảy phân lẫn máu và dịch nhầy

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về kiểu chuồng kín – hở linh hoạt?

  • A. Kiểu chuồng kín – hở linh hoạt là kiểu chuồng kín không hoàn toàn.
  • B. Các dãy chuồng được thiết kế hở hai bên với hệ thống bạt che hoặc hệ thống cửa đóng mở linh hoạt.
  • C. Cuối dãy chuồng có hệ thống làm mát và quạt thông gió.
  • D. Khi thời tiết thuận lợi, chuồng được vận hành như chuồng kín. Khi thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, rét,...), chuồng được vận hành như chuồng hở.

Câu 4: Số lượng của phương pháp PCR như thế nào?

  • A. Chỉ có duy nhất một phương pháp PCR
  • B. Có 2 phương pháp PCR với ưu, nhược điểm đối lập nhau.
  • C. Có nhiều phương pháp PCR khác nhau với phạm vi ứng dụng, ưu và nhược điểm khác nhau
  • D. Có vô vàn phương pháp PCR vì nó dựa trên cấu trúc của các đoạn gene

Câu 5: Dưới đây là các biện pháp phòng và trị bệnh chướng hơi dạ cỏ. Ý nào không đúng?

  • A. Tránh cho con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi.
  • B. Khi phát hiện bệnh thì cần báo bác sĩ thú y để được tư vấn điều trị kịp thời.
  • C. Một cách điều trị: Cho con vật nằm kê cao đầu; dùng rơm, cỏ khô chà xát vào vùng hõm hông bên trái; dùng tay kéo lưỡi con vật theo nhịp thở, có thể móc bớt phân ở trực tràng.
  • D. Bệnh này tuy nhẹ nhưng tuyệt đối không được sử dụng các bài thuốc đông y, dễ gây phản tác dụng

Câu 6: Đâu không phải biểu hiện đúng của bệnh giun đũa lợn?

  • A. Con vật không to ra về khung xương, nạc thịt mà trở nên béo mềm, lông ngắn lại,…
  • B. Khi ấu trùng giun tác động lên phổi sẽ gây viêm phổi
  • C. Khi có quá nhiều giun thì có thể gây tắc ống mật, tắc ruột, thủng ruột
  • D. Có thể tìm được trứng giun khi xét nghiệm phân

Câu 7: Bệnh cúm gia cầm là:

  • A. Một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia cầm
  • B. Một trong những bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm nhất ở gia cầm
  • C. Một trong những bệnh kí sinh trùng nguy hiểm nhất ở gia cầm
  • D. Một trong những bệnh kí sinh trùng ít nguy hiểm nhất ở gia cầm

Câu 8: Câu nào sau đây là đúng?

  • A. Kĩ thuật xét nghiệm dựa trên chỉ thị nguyên tử như PCR giúp rút ngắn thời gian và nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán bệnh vật nuôi.
  • B. Các công nghệ mới trong sản xuất vaccine giúp vaccine được tạo ra nhanh, an toàn và hiệu quả hơn so với phương pháp truyền thống.
  • C. Công nghệ lên men liên tục giúp kháng sinh được sản xuất ra nhanh, nhiều, đồng đều nhưng giá thành cao hơn so với phương pháp truyền thống.
  • D. PCR đã được sử dụng rất phổ biến và là công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu PDA thuộc lĩnh vực sinh học, y học, tội phạm học, xác định huyết thống,...

Câu 9: Đâu là yêu cầu về mặt bằng xây dựng trong xây dựng chuồng nuôi?

  • A. Tính toán phù hợp với quy mô chăn nuôi, đảm bảo đủ diện tích cho từng con vật nuôi (khách sạn, nhà hàng, sân golf, bể bơi,...)
  • B. Tính toán phù hợp với quy mô chăn nuôi, đảm bảo đủ diện tích cho từng con vật nuôi (nơi ở, máng ăn, máng uống, sân chơi,...)
  • C. Xây dựng càng lớn càng tốt, tận dụng mọi nguồn lực về cơ sở vật chất, không gian.
  • D. Xây dựng càng nhỏ càng tốt, tối ưu mọi nguồn lực về cơ sở vật chất, không gian

Câu 10: Đâu không phải một nhóm bệnh chính ở vật nuôi?

  • A. Bệnh nội khoa
  • B. Bệnh truyền nhiễm
  • C. Bệnh kí sinh trùng
  • D. Bệnh giao tiếp

Câu 11: Vệ sinh trong chăn nuôi là:

  • A. Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi
  • B. Vệ sinh thân thể vật nuôi
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 12: Gà ở độ tuổi nào có nguy cơ nhiễm bệnh cầu trùng gà cao nhất?

  • A. Gà từ 6 đến 60 ngày tuổi
  • B. Gà từ 30 đến 180 ngày tuổi
  • C. Gà hơn 6 tháng tuổi
  • D. Gà hơn 12 tháng tuổi

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vệ sinh trong chăn nuôi?

  • A. Phòng ngừa dịch bệnh xảy ra.
  • B. Bảo vệ sức khỏe vật nuôi.
  • C. Quản lí tốt đàn vật nuôi.
  • D. Nâng cao năng suất chăn nuôi.

Câu 14: Đâu không phải ưu điểm của phương pháp PCR?

  • A. Cho kết quả nhanh
  • B. Độ nhạy cao
  • C. Thao tác đơn giản
  • D. Độ chính xác cao

Câu 15: Mầm bệnh của bệnh tụ huyết trùng trâu bò có đặc điểm gì?

  • A. Có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong môi trường khô thoáng, ít chất hữu cơ và nhiều ánh sáng.
  • B. Có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong môi trường đất ẩm ướt, nhiều chất hữu cơ và thiếu ánh sáng.
  • C. Có khả năng di chuyển với tốc độ rất cao, khó bị tiêu diệt trong môi trường thông thường.
  • D. Có khả năng di chuyển với tốc độ rất cao, dễ bị tiêu diệt bởi các loại thuốc sát trùng thông thường

Câu 16: Kháng sinh được sản xuất từ vi sinh vật không bao gồm:

  • A. Vi khuẩn
  • B. Tế bào hạt nhân
  • C. Xạ khuẩn
  • D. Nấm mốc

Câu 17: Thời kì ủ bệnh của bệnh cầu trùng gà kéo dài:

  • A. Từ 1 – 2 ngày
  • B. Từ 2 – 4 ngày
  • C. Từ 4 – 6 ngày
  • D. Từ 6 – 10 ngày

Câu 18: Đâu là một nhóm bệnh chính ở vật nuôi?

  • A. Bệnh quá nạc thịt
  • B. Bệnh tự kỷ ám thị
  • C. Bệnh sinh sản
  • D. Bệnh rối loạn tiêu hoá

Câu 19: Tuỳ thuộc vào tuổi gà, loài và số lượng cầu trùng, bệnh cầu trùng gà có 3 thể là:

  • A. Rắn, lỏng, khí
  • B. Cấp tính, mạn tính và ẩn tính
  • C. Vô bội, đơn bội, đa bội
  • D. Khít, lỏng lẻo, tách rời nhau

Câu 20: Bệnh dịch tả lợn cổ điển là:

  • A. Bệnh truyền nhiễm do virus nhóm A gây ra, tác động đến lợn ở nhiều góc độ, làm mất hệ miễn dịch và lây lan nhanh ra đồng loại.
  • B. Bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở mọi lứa tuổi của lợn với mức độ lây lan rất mạnh và tỉ lệ chết cao 80 – 90%.
  • C. Bệnh kí sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở tuổi trưởng thành. Kí sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác.
  • D. Bệnh kí sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở mọi độ tuổi. Kí sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác