Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức giữa học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi bị bệnh, vật nuôi thường có những biểu hiện phổ biến nào sau đây?

  • A. Nhanh nhẹn, linh hoạt.
  • B. Bỏ ăn hoặc ăn ít.
  • C. Nhanh lớn, đẻ nhiều.
  • D. Thường xuyên đi lại.

Câu 2: Đâu không phải biện pháp xử lí bệnh dịch tả lợn cổ điển?

  • A. Dùng thuốc đặc trị bệnh dịch tả lợn cổ điển.
  • B. Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
  • C. Cách li triệt để: không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển lợn từ nơi khác về.
  • D. Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh; vệ sinh khử trùng triệt để khu vực chăn nuôi và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.

Câu 3: Bệnh cầu trùng gà do một loại động vật nguyên sinh có tên là trùng bào tử hình cầu (họ Eimeria), trong đó có 6 loài thường gặp nhất, gây ra biểu hiện bệnh ở các phần khác nhau trong đường tiêu hoá. Các loài cầu trùng này là các kí sinh trùng đa bào trong tế bào gan, phá huỷ cấu trúc gan, gây chảy máu và tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác xâm nhập, phát triển và gây bệnh thứ phát.”

Đoạn trên có chi tiết nào không đúng?

  • A. “Trùng bào tử hình cầu (họ Eimeria)”. Đúng phải là: “trùng ma hắc ám (họ Calusura)”
  • B. “Đường tiêu hoá”. Đúng phải là: “đường hô hấp”.
  • C. “Các kí sinh trùng đa bào trong tế bào gan, phá huỷ cấu trúc gan”. Đúng phải là: “các kí sinh trùng đơn bào trong tế bào niêm mạc ruột, phá huỷ cấu trúc ruột”.
  • D. Không có chi tiết nào.

Câu 4: Mầm bệnh của bệnh tiên mao trùng là gì?

  • A. Tiên mao trùng Trypanosoma evansi, một loại kí sinh trùng đa bào, có hình bầu dục, sống cộng sinh và di chuyển trong máu theo dòng.
  • B. Tiên mao trùng Trypanosoma evansi, một loại kí sinh trùng đơn bào, có hình mũi khoan, sống kí sinh và di chuyển được trong máu nhờ một roi tự do.
  • C. Tiên mao trùng Hankon WS, một loại kí sinh trùng đa bào, có hình bầu dục, sống cộng sinh và di chuyển trong máu theo dòng.
  • D. Tiên mao trùng Hankos WS, một loại kí sinh trùng đơn bào, có hình mũi khoan, sống kí sinh và di chuyển được trong máu nhờ một roi tự do.

Câu 5: Phương pháp PCR là:

  • A. Một kĩ thuật khống chế hoạt động của sinh vật được ứng dụng phổ biến
  • B. Một kĩ thuật biến đổi hoạt động của sinh vật được ứng dụng phổ biến
  • C. Một kĩ thuật chẩn đoán dựa trên chỉ thị nguyên tử được ứng dụng phổ biến
  • D. Một kĩ thuật chẩn đoán dựa trên chỉ thị phân tử được ứng dụng phổ biến

Câu 6: Nhược điểm của chuồng hở là 

  • A. Khó kiểm soát khí hậu, chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên
  • B. Yêu cầu hệ thống điện, nước hiện đại.
  • C.  Chi phí đầu tư lớn
  • D. Chỉ phù hợp với quy mô chăn nuôi công nghiệp

Câu 7: Ưu điểm của chuồng kín là

  • A. Chi phí thấp
  • B. Tiết kiệm điện, nước.
  • C. Phù hợp với giống địa phương và chăn nuôi hữu cơ
  • D. Năng suất cao, giảm chi phí thức ăn, ít dịch bệnh.

Câu 8: Nguồn kháng nguyên sử dụng để sản xuất vaccine bằng công nghệ mới không thể là:

  • A. Nucleic acid
  • B. Các đoạn gene
  • C. Protein của mầm bệnh
  • D. Vi sinh vật hoàn chỉnh

Câu 9: Một trong những bệnh kí sinh trùng đường máu phổ biến gây thiệt hại nghiêm trọng cho đàn trâu, bò là:

  • A. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò
  • B. Bệnh chướng hơi dạ cỏ
  • C. Bệnh viêm vú
  • D. Bệnh tiên mao trùng

Câu 10: Đâu là biểu hiện ban đầu của bệnh cầu trùng gà?

  • A. Xác gầy, ướt, thiếu máu; manh tràng và ruột non xuất huyết tràn lan và chứa nhiều máu.
  • B. Con vật gầy rộc, thiếu máu, mào, da nhợt nhạt, xù lông, sã cánh, mắt nhắm nghiền, bỏ ăn, chết do mất máu và kiệt sức
  • C. Phân chuyển sang dạng sáp nâu, phân sống, lẫn máu và cuối cùng phân toàn máu
  • D. Gà uống nhiều nước, tiêu chảy với phân chứa thức ăn không tiêu

Câu 11: Khả năng lây truyền của bệnh đóng dấu lợn như thế nào?

  • A. Không lây truyền
  • B. Chỉ lây truyền sang các loài động vật khác
  • C. Chỉ lây truyền sang con người
  • D. Có thể lây sang người và một số loài động vật khác

Câu 12: Đối với bệnh đóng dấu lợn, mầm bệnh là:

  • A. Vi khuẩn Gram dương Bacterial crixiopathrix
  • B. Vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae
  • C. Vi khuẩn Gram âm Bacterial crixiopathrix
  • D. Vi khuẩn Gram âm Erysipelothrix rhusiopathiae

Câu 13: Dưới đây là các biện pháp phòng và trị bệnh giun đũa lợn. Ý nào không đúng?

  • A. Giữ vệ sinh chuồng nuôi và sân chơi. Ủ phân đúng cách để diệt trứng giun.
  • B. Không thả rông và không cho lợn ăn rau bèo thuỷ sinh tươi sống.
  • C. Định kì 2 tháng một lần tẩy giun cho lợn, kể cả lợn đang mang thai, đang nuôi con và lợn con theo mẹ.
  • D. Sử dụng thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Thường dùng thuốc trộn vào thức ăn với một liều duy nhất.

Câu 14: Dưới đây là những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi. Ý nào không đúng?

  • A. Việc sản xuất vaccine được phát triển nhanh
  • B. Quy trình sản xuất được công nghiệp hoá cao, cho ra hàng loạt sản phẩm đồng đều với giá thành thấp
  • C. Vaccine được nghiên cứu, sản xuất và sử dụng một cách nhanh chóng, dễ dàng, không cần nhiều kiến thức chuyên môn
  • D. Vaccine thường có đáp ứng miễn dịch tốt hơn, hiệu quả cao hơn so với vaccine cổ điển

Câu 15: Đâu không phải một ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi?

  • A. Ứng dụng công nghệ chẩn đoán di truyền trong chẩn đoán bệnh cho vật nuôi
  • B. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi
  • C. Ứng dụng công nghệ lên men liên tục trong sản xuất kháng sinh điều trị bệnh cho vật nuôi
  • D. Ứng dụng công nghệ acid sulfuric xúc tác trong loại bỏ virus có hại

Câu 16: Ý nào sau đây không là công nghệ mới ứng dụng trong sản xuất vaccine

  • A. Công nghệ vaccine tái tổ hợp
  • B. Kĩ thuật tạo giống virus trao đổi gen
  • C. Sử dụng virus vector
  • D. Công nghệ baculovirus

Câu 17: Đối với sản xuất kháng sinh theo phương pháp truyền thống, các vi sinh vật được:

  • A. Nuôi cấy, nhân lên, sau đó trải qua quy trình phức tạp để chiết tách kháng sinh
  • B. Nuôi cấy, nhân lên, sau đó trải qua đun nóng và làm lạnh để chiết tách kháng sinh.
  • C. Chiết tách thành kháng sinh dựa trên công nghệ PCR.
  • D. Chiết tách thành kháng sinh dựa trên công nghệ sinh học.

Câu 18: Ngày nay, PCR được ứng dụng rộng rãi trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho vật nuôi, nhất là các bệnh do:

  • A. Kí sinh trùng
  • B. Virus và vi khuẩn
  • C. Con người
  • D. Sự nóng lên toàn cầu

Câu 19: Dưới đây là những biểu hiện của bệnh viêm vú. Ý nào không đúng?

  • A. Bầu vú sưng, nóng, đỏ
  • B. Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn
  • C. Sữa có mùi hôi, chuyển dần sang màu đen
  • D. Con vật đau đớn nên không cho con bú, không cho vắt sữa

Câu 20: Đâu không phải một biện pháp đúng để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển?

  • A. Hạn chế người lạ vào khu chăn nuôi
  • B. Cách li 100 ngày với lợn mới nhập về
  • C. Chú ý giữ gìn vệ sinh
  • D. Để trống chuồng 2 tuẫn giữa các lứa nuôi

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác