Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 9 Bảo quản thức ăn chăn nuôi

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 Bài 9 Bảo quản thức ăn chăn nuôi - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu không phải ý nghĩa của việc bảo quản thức ăn chăn nuôi?

  • A. Đảm bảo chất lượng thức ăn, giúp thức ăn giữ được giá trị dinh dưỡng, giảm thiệt hại do hư hỏng và an toàn cho vật nuôi.
  • B. Tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
  • C. Dự trữ thức ăn trong thời gian cho phép.
  • D. Tiết kiệm chi phí thức ăn.

Câu 2: Thức ăn chăn nuôi công nghiệp gồm hai loại, đó là:

  • A. Thức ăn chuyên công nghiệp và thức ăn bán công nghiệp
  • B. Thức ăn nông nghiệp và thức ăn thuỷ sản
  • C. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu là công nghệ cao được ứng dụng trong bảo quản thức ăn chăn nuôi

  • A. Sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc sinh học
  • B. Bảo quản thức ăn bằng silo
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 4: Ý nào dưới đây không thích hợp với nơi bảo quản thức ăn chăn nuôi?

  • A. Có ánh nắng chiếu trực tiếp
  • B. Cao ráo, khô, thoáng khí
  • C. Tránh nắng, mưa
  • D. Tránh sự xâm hại của côn trùng, chuột

Câu 5: Đâu là phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi

  • A. Bảo quản thức ăn trong kho
  • B. Bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 6: Thức ăn ủ chua sau 3 – 4 tuần phải đạt được yêu cầu gì thì mới được coi là đạt yêu cầu?

  • A. Có màu vàng rơm hoặc vàng nâu, mềm, không nhũn nát, mùi chua nhẹ, không mốc, không có mùi lạ
  • B Có màu vàng rơm hoặc vàng nâu, cứng chắc, mùi hắc, không mốc.
  • C. Có màu trắng vàng, mềm, không nhũn, không mốc, có mùi thơm thoang thoảng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Để bảo quản rơm lúa sau khi thu cắt bằng phương pháp phơi khô thì ta làm thế nào?

  • A. Cho vật nuôi ăn ngay lập tức, càng nhanh càng tốt.
  • B. Phơi khô rơm lúa một cách tự nhiên và đóng bánh hoặc cuộn thành khối, sau đó bảo quản trong kho hoặc nơi cao ráo có mái che và khô thoáng.
  • C. Phơi khô rơm lúa ở trong lò nung và đóng thành tảng để duy trì dưỡng chất, sau đó bảo quản ở nơi có nhiệt độ cao, khô thoáng
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đâu là một phương pháp bảo quản thức ăn thô?

  • A. Bảo quản bằng phương pháo oxi hoá – khử
  • B. Bảo quản bằng phương pháp đóng băng
  • C. Bảo quản bằng phương pháp vôi hoá
  • D. Bảo quản bằng phương pháp kiềm hoá

Câu 9: Câu nào sau đây đúng về phương pháp ủ chua thức ăn?

  • A. Thức ăn ủ chua được sản xuất bằng phương pháp lên men acid sulfuric bởi các acid amin có sẵn trong tự nhiên.
  • B. Acid amin lên men đường trong thức ăn để sản sinh lactic acid và các acid hữu cơ khác làm giảm pH của thức ăn, giúp thức ăn chuyển sang trạng thái “chín sinh học” và bảo quản được trong thời gian dài.
  • C. Có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu và phụ gia để giúp quá trình lên men tốt hơn như: rỉ mật, cám gạo, bột ngô hay các enzyme phân giải xơ hoặc sử dụng giống khởi động (chế phẩm vi khuẩn lactic thương mại).
  • D. Ở các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, thức ăn được ủ chua lộ thiên trên nông trường.

Câu 10: Bảo quản bằng phương pháp ủ chua: Thức ăn thô, xanh được ủ chua trong túi, trong silo hoặc hào ủ. Lactic acid sinh ra trong quá trình ủ chua sẽ:

  • A. Ức chế các vi sinh vật gây hư hỏng và gây bệnh, giúp kéo dài thời gian bảo quản thức ăn 3 – 6 tháng
  • B. Làm gia tăng lượng vi sinh vật có lợi nhằm duy trì tính nguyên vẹn của thức ăn từ 3 – 6 tháng.
  • C. Phủ lên bề mặt thức ăn một lớp bảo vệ nhằm chống lại sự tác động của môi trường xung quanh, giúp duy trì thức ăn được lâu hơn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Đâu là công thức ủ chua thức ăn thô, xanh hợp lí?

  • A. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.05 kg muối + 2 kg đường hoặc rỉ mật.
  • B. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.5 kg muối + 0.2 kg đường hoặc rỉ mật.
  • C. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.05 kg muối + 0.2 kg đường hoặc rỉ mật.
  • D. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.5 kg muối + 2 kg đường hoặc rỉ mật.

Câu 12: Ở bước xử lí nguyên liệu khi thực hành phương pháp ủ men tinh bột, bánh men rượu gạo cần được:

  • A. Nghiền nhỏ, rây loại bỏ trấu
  • B. Nghiền nát bét thành bột mịn
  • C. Rang lại để tăng tính khả năng chống chịu
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Câu nào sau đây đúng về bảo quản thức ăn chăn nuôi?

  • A. Các nguyên liệu thức ăn như cám gạo, cám mì, ngô, sắn lát,... sử dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp được bảo quản thông qua việc kiềm hoá với urea hoặc nước vôi trong 7 – 10 ngày.
  • B. Các nguyên liệu giàu protein (bột cá, bột thịt,...), premix và phụ gia được bảo quản trong kho có kiểm soát nhiệt độ thấp hơn 25 °C để tránh ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn.
  • C. Nguyên liệu dạng lỏng (dầu, mỡ, rỉ mật,...) được bảo quản trong các thùng hay các bình chứa lớn và được bảo quản ở khu vực riêng.
  • D. Cả A, B, C đúng

 Câu 14: Hiện nay các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp hiện đại đang hướng đến tiêu chỉ 3 “không”:

  • A. Không tiền, không nói chuyện, không giải quyết vấn đề.
  • B. Không ăn, không uống, không làm sao.
  • C. Không bụi, không mùi và không chất thải.
  • D. Không chất cấm, không ô nhiễm môi trường, không phá sản.

Câu 15: Dưới đây là một số bước của quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Ý nào không đúng?

  • A. Nhập nguyên liệu: Nguyên liệu được đưa vào hầm nhập sau đó chuyển lên bồn chứa (silo) bằng hệ thống tự động theo khu vực cho từng loại nguyên liệu riêng.
  • B. Lấy mẫu kiểm tra nguyên liệu: Tại khu vực trộn có hệ thống máy vi tính kiểm soát để đảm bảo tất cả các công thức thức ăn đúng theo thành phần dinh dưỡng của từng loại vật nuôi.
  • C. Làm sạch nguyên liệu: Nguyên liệu được tách kim loại và loại bỏ các tạp chất trong hệ thống máy làm sạch trước khi nghiền.
  • D. Nghiền nguyên liệu: nhằm làm nhỏ nguyên liệu, giúp tăng khả năng tiếp xúc trong quá trình trộn, ép viên, đồng thời làm tăng khả năng tiêu hoá cho vật nuôi.

Câu 16: Khi ủ men bột sắn thì khi ủ xong phải có màu gì?

  • A. Vàng nâu
  • B. Vàng ươm
  • C. Vàng rơm
  • D. Trắng xám

Câu 17: Trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ở quy mô công nghiệp, công việc nào cần làm trước công việc “hấp chín bằng hệ thống hơi nước”?

  • A. Phối trộn các nguyên liệu theo công thức tính toán sẵn
  • B. Ép viên, làm nguội
  • C. Sàng phân loại viên
  • D. Chuyển vào bồn chứa

Câu 18: Cho các hoạt động sau:

- Phơi 1 – 2 ngày nếu hàm lượng nước lớn hơn 75%.

- Băm nhỏ 3 – 5 cm để nén được chặt - tạo điều kiện yếm khí.

- Bổ sung rỉ mật đường hoặc tinh bột.

Các hoạt động này thuộc bước nào của quy trình ủ chua thức ăn thô, xanh?

  • A. Chuẩn bị nguyên liệu
  • B. Xử lí nguyên liệu
  • C. Ủ chua
  • D. Sử dụng

Câu 19: Cách kiểm tra độ ẩm nhanh khi thực hành phương pháp ủ men tinh bột: nắm chặt nguyên liệu sau khi phối trộn và bổ sung nước trong lòng bàn tay sau đó mở tay ra. Nguyên liệu chưa đủ ẩm sẽ:

  • A. Đóng cục không như mong muốn
  • B. Tơi, rời nhau
  • C. Dính chặt vào lòng bàn tay
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Thức ăn ủ men được sản xuất bằng phương pháp:

  • A. Dùng men kết hợp với các enzyme tự nhiên trong thực phẩm.
  • B. Lên men nguyên liệu giàu tinh bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn,... với nấm men.
  • C. Bão hoà các chất kết dính trong các nguyên liệu giàu tinh bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn,... với nấm men
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác