Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 kết nối tri thức giữa học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Điền vào chỗ trống từ thích hợp, “Truyền thống dân tộc là những …….tốt đẹp được hình thành trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được …….. từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

  • A. Quý báu / di truyền
  • B. Giá trị / truyền
  • C. Tài sản / giữ gìn
  • D. Tiềm năng / lưu giữ

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Dân tộc Việt Nam chỉ có duy nhất một truyền thống đó là truyền thống yêu nước
  • B. Các truyền thống của Việt Nam được lưu giữ và phát triển bởi các nhà chức trách và chính phủ
  • C. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như: yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động,…
  • D. Truyền thống đáng quý báu nhất của dân tộc Việt Nam chính là sự đùm bọc lẫn nhau của người dân trong hoạn nạn khó khăn

Câu 3: Biểu hiện của sự tôn trọng truyền thống của dân tộc là?

  • A. Xuyên tạc về các ngày lễ trong năm
  • B. Giữ gìn những giá trị của văn hóa, lễ hội truyền thống Việt Nam 
  • C. Chê bai các mẫu cổ phục
  • D. Tư tưởng sính ngoại, bài trừ các sản phẩm truyền thống

Câu 4: Sự tự hào về truyền thống của dân tộc được thể hiện qua hành động gì sau đây?

  • A. Học tập rèn luyện tốt
  • B. Thực hiện tốt các quy định điều lệ đã được đặt ra
  • C. Bảo vệ tốt chủ quyền của đất nước
  • D. Thực hiện chống giặc ngoại xâm của đất nước, bảo vệ khỏi các thế lực thù địch làm hại đến chủ quyền đất nước

Câu 5: Theo em lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu?

  • A. Từ những điều nhỏ bé, bình dị xung quanh mình
  • B. Khi được giáo dục
  • C. Khi nhìn thấy hành động yêu nước của người khác
  • D. Khi được người khác giúp đỡ

Câu 6: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước….mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước”. Biểu hiện của lòng tự hào về những truyền thống dân tộc được thể hiện qua đoạn trích là gì?

  • A. Chăm chỉ học hành
  • B. Sáng tạo
  • C. Cần cù lao động
  • D. Yêu nước

Câu 7: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

  • A. Chỉ có những nước tiên tiến mới có những thành tựu đáng học tập
  • B. Cần học tập, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc
  • C. Những sản phẩm nước ngoài đều là tốt, đáng thưởng thức và đáng học tập
  • D. Cần phải học tất cả những gì mới lạ của nước ngoài

Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống, “Mỗi dân tộc đều có những nét riêng về……, truyền thống, ………, tập quán, ngôn ngữ. Đó là những điều vô cùng …….. của nhân loại cần được tôn trọng và kế thừa”?

  • A. Tình cảm/ giọng nói/ tài sản
  • B. Tính cách/ tập quán/ tài sản
  • C. Tính cách/ phong tục/ vốn quý
  • D. Tình cảm/ tập quán/ vốn quý

Câu 9: Màu da đặc trưng của người Việt Nam là màu gì?

  • A. Da vàng
  • B. Da trắng
  • C. Da đen
  • D. Da nâu

Câu 10: Khi nhắc tới “đất nước mặt trời mọc” là nói tới quốc gia nào?

  • A. Trung Quốc
  • B. Hàn Quốc
  • C. Nhật Bản
  • D. Thái Lan

Câu 11: Ý nào sau đây đúng?

  • A. Chỉ nên tôn trọng các quốc gia có các chiến công lừng lẫy
  • B. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn  trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán,… của các dân tộc
  • C. Tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia giúp chúng ta có thêm nhiều nguồn lợi về kinh tế
  • D. Chỉ các nước có sự phát triển vượt bậc mới có nền văn hóa đa dạng

Câu 12: Điều gì thể hiện chúng ta tôn trọng sự đa dạng nền văn hóa của các quốc gia?

  • A. Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu các giá trị tốt đẹp của các dân tộc
  • B. Miệt thị màu da
  • C. Thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc của mình
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 13: Hành động nào sau đây thể hiện sự không tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia?

  • A. Tìm hiểu học hỏi tiếng nước ngoài
  • B. Ăn các món ăn truyền thống của các dân tộc
  • C. Không đến tham quan ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển
  • D. Tìm hiểu về quốc hoa của các nước

Câu 14: Vì sao chúng ta nên tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc?

  • A. Vì biết đâu chúng ta có thể học hỏi thêm được từ những sự đa dạng đó
  • B. Vì tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới tạo cơ hội cho chúng ta có thêm hiểu biết, tiếp thu được các tinh hóa văn hóa từ các dân tộc khác
  • C. Vì tôn trọng là phép lịch sử tối thiểu của mỗi người
  • D. Vì tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia dân tộc thể hiện chúng ta là một người văn minh

Câu 15: Trong giờ học của tiế địa lí, cô giao nhiệm vụ cho cả lớp vẽ bản đồ của Việt Nam. Khánh nhìn theo đúng mẫu cô cho đặt giấy in lên và vẽ lại cho chính xác, còn Ngọc chọn cách khác, em nhìn tổng quát bản đồ, tính toán tỉ lệ cân đối dài, ngang, lấy bờ biển hình chữ S làm căn cứ rồi vẽ. Theo em, cách vẽ nào sáng tạo hơn? Vì sao?

  • A. Bạn Khánh đã vẽ chính xác hình dạng của bản đồ nên sáng tạo hơn
  • B. Cách làm của bạn Ngọc tốn thời gian và công sức hơn của bạn Khánh
  • C. Cách vẽ của bạn Ngọc sáng tạo hơn vì bạn đã tính toán tỉ lệ bản đồ theo tư duy riêng của mình
  • D. Cách của bạn Ngọc là sao chép y nguyên bản gốc

Câu 16: Để hình thành thói quen lao động tự giác, sáng tạo, chúng ta cần tránh những biểu hiện nào sau đây?

a. Tích cực, tự giác học bài và làm bài tập ở lớp cũng như ở nhà.

b. Làm qua quýt cho xong để không bị phê bình, khiển trách.

c. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến, quan điểm của cá nhân.

d. Chủ động lập và thực hiện các kế hoạch học tập, lao động.

e. Quan sát, phát hiện và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.

g. Vận dụng kiến thức một cách cứng nhắc,  máy móc.

h. Luôn tìm tòi để đổi mới phương pháp học tập.

i. Cần nhìn nhận, phân tích một vấn đề, một tình huống từ nhiều góc độ khác nhau.

  • A. b, g.
  • B. d, e.
  • C. a, c.
  • D. g, i.

Câu 17: Vì sao cần rèn luyện tính tự giác và sáng tạo trong lao động?

  • A. Phù hợp với sự phát triển của thời đại.
  • B. Đây là yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
  • C. Phù hợp với sự phát triển của công nghệ khoa học.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

  • A. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mới cần tính tự giác và sáng tạo của người lao động.
  • B. Tính tự giác và sáng tạo là cần thiết kết trong xã hội Cộng Sản Nguyên Thủy
  • C. Xã hội Cộng sản chủ nghĩa mới cần tính tự giác và sáng tạo của người lao động.
  • D. Cần rèn luyện lao động tự giác, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang đòi hỏi có những con người lao động tự giác và sáng tạo

Câu 19: Những biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tự giác trong lao động, học tập?

a. Nói chuyện riêng trong giờ học.

b. Ngủ trong lớp khi cô giáo đang giảng bài.

c. Không làm bài tập về nhà.

d. Chủ động thực hiện nhiệm vụ khi đến phiên mình trực.

e. Hôm nào không có người gọi dậy là H lại ngủ quên và đi học muộn.

g. Chủ động nghỉ sớm trước khi hết giờ làm việc.

h. Hết giờ làm việc nhưng B vẫn ở lại cơ quan để hoàn thành cho xong công việc được giao.

j. Chơi game trong giờ làm việc.

  • A. a, c, d, g, h, i.
  • B. a, b, c, e, g, i.
  • C. c, d, g, h, i.
  • D. a, d, g, h, i.

Câu 20: Công dân được tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, đưa ra các phát minh sáng chế. Điều này thể hiện quyền gì? 

  • A. học tập của công dân.
  • B. sáng tạo của công dân.
  • C. dân chủ của công dân.
  • D. phát triển của công dân

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác