Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 7 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo em, bạn nào có suy nghĩ đúng?

  • A. Gần đây Tuyết và bố mẹ có chuyện hiểu nhầm. Tuyết cho rằng bố mẹ không thương yêu mình nên không muốn nói chuyện và xa cách với bố mẹ
  • B. Hùng đang rất chán nản và thất vọng vì kết quả thi học kì của mình. Thấy Hùng như vậy nên Dương nghĩ sẽ rủ Hùng đi đá bóng và tâm sự với Hùng cho Hùng bớt buồn.
  • C. Vy đang rất đau lòng vì một người thân trong gia đình mới qua đời. Vy tìm đến bia vì cho rằng rượu bia khiến Vy quên đi được nỗi đau này.
  • D. Một số bạn trong lớp có phần xa lánh Hà vì Hà là con nhà nghèo, quần áo không đẹp. Điều này khiến Hà xấu hổ, buồn bực và cho rằng đó là do lỗi của bố mẹ.

Câu 2: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.
  • B. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo.
  • C. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.
  • D. Động viên bạn suy nghĩ tích cực sẽ vượt qua được mọi khó khăn.

Câu 3: Cho những hành vi sau:

1. Chụp trộm hình ảnh của một bạn khác và gửi cho nhóm bạn để bàn tán, chế giễu.

2. Lấy đồ ăn sáng của bạn khác.

3. Bịt tai mỗi khi một bạn học sinh phát biểu hoặc nói chuyện.

4. Nhại giọng, bắt chước một cách thiếu tôn trọng.

5. Gửi những tin nhắn, hình ảnh, video, bài viết nhằm gây tổn thương bạn khác.

6. Véo tai, giật tóc một bạn khi đang nô đùa.

Trong số hành vi trên, có bao nhiêu trường hợp là bạo lực học đường?

  • A. 6 
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 3

Câu 4: Điền vào những chỗ trống sau:

Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, ...(1)...., đe doạ, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin...(2).... về người học,.. xảy ra trong cơ sở giáo dục.

  • A. (1) khen ngợi, (2) chính xác.
  • B. (1) khen ngợi, (2) sai sự thật.
  • C. (1) chê bai, (2) sai sự thật.
  • D. (1) quan tâm, (2) chính xác.

Câu 5: “K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, C đã hẹn gặp K để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi gặp nhau, hai bạn đã xảy ra xô xát.” 

Ai là người bị bạo lực học đường trong tình huống trên?

  • A. K
  • B. C
  • C. Cả K và C.
  • D. Không có ai.

Câu 6: Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

  • A. Bộ luật hình sự năm 2015.
  • B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
  • C. Bộ luật lao động năm 2020.
  • D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.

Câu 7: “Vì là một cầu thủ bóng đá giỏi, thường xuyên ghi bàn nên Lâm bị một số bạn ở đội bóng lớp 7B không thích và thường xuyên tìm cách gây sự.”

Nếu em là Lâm, em sẽ làm gì?

  • A. Dùng những cú đá uy lực của mình để đả thương tất cả những người gây sự như cái cách mà cậu ghi bàn.
  • B. Bỏ học và đăng kí tham gia bóng đá chuyên nghiệp.
  • C. Báo lại sự việc với bố mẹ, thầy cô, không tỏ thái độ khiêu chiến, thách thức, tránh va chạm với nhóm bạn đó.
  • D. Gọi SOS ngay khi bị đánh để nếu có bị thương thì sẽ được đi cấp cứu ngay.

Câu 8: Đâu không phải tác hại của bạo lực học đường:

  • A. Hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho cho trẻ.
  • B. Gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung.
  • C. Gây bất hòa, chia rẽ các mối quan hệ trong gia đình.
  • D. Nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm.

Câu 9: Hành vi, biểu hiện nào dưới đây là phù hợp để phòng ngừa bạo lực học đường?

  • A. Thân thiện với bạn bè trong trường, lớp.
  • B. Khéo léo giải quyết các xích mích, mâu thuẫn với bạn bè.
  • C. Chủ động thách thức người có hành vi bạo lực.
  • D. Lập nhóm bạn bè để đối phó với hành vi bạo lực.

Câu 10: Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là?

  • A. 113
  • B. 114
  • C. 112
  • D. 111

Câu 11: “Em đang ở cửa hàng và rất thích một chiếc áo nhưng nếu mua nó em sẽ phải dùng số tiền chi tiêu trong tháng tới để mua.” Em sẽ làm gì trong tình huống này?

  • A. Em sẽ mặc cả, nếu không được em sẽ ăn trộm chiếc áo đó.
  • B. Em sẽ về bảo bố mẹ cho tiền để mua chiếc áo đó, đổi lại, trong vài tháng tới, em sẽ nhận ít tiền chi tiêu hơn.
  • C. Em sẽ mua chiếc áo đó, rồi mặc chiếc áo đẹp đó đi kiếm tiền.
  • D. Em sẽ vay nặng lãi để mua chiếc áo đó, rồi tìm cách trả trong vài năm tới.

Câu 12: Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em nên lựa chọn phương án nào dưới đây chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?

  • A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình.
  • B. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, nước ép trái cây.
  • C. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho ít quá.
  • D. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử.

Câu 13: “Trời đã tối, ngồi ôn thi trong phòng nhưng P vẫn không bật đèn để đỡ tốn tiền điện.” Em có lời khuyên gì cho P?

  • A. Em khuyên bạn nên thường xuyên làm như vậy hơn để có thể tiết kiệm được nhiều điện hơn,
  • B. Em khuyên bạn chỉ nên học trong trời tối còn lúc ôn thi thì phải bật đèn.
  • C. Em khuyện bạn phải bật tất cả mọi thứ lên, như vậy mới có thể tạo cảm giác thoải mái mà ôn thi cho được.
  • D. Em khuyên bạn không nên vì tiết kiệm điện kiểu như vậy, việc làm đó nói đúng ra là tằn tiện, và nó sẽ gây hại cho mắt.

Câu 14: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Tuyệt đối không giao lưu, tiếp xúc với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu.
  • B. Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ đó là gì cho dù được trả nhiều tiền.
  • C. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi coi như không biết.
  • D. Nên dùng thử ma tuý một lần để biết cảm giác rồi tránh.

Câu 15: “Một số bạn trong lớp của H đã xem các video về đánh bài ăn tiền trên mạng xã hội. Do tò mò, các bạn có ý định rủ nhau tụ tập cùng chơi bài.”

Nếu là H trong tình huống trên em sẽ làm gì?

  • A. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật gây tổn thất về kinh tế và phải chịu trách nhiệm pháp lí.
  • B. Em sẽ bảo các bạn là phải kiếm chỗ nào kín kín không thì người ta phát hiện ra người ta báo công an thì chết.
  • C. Em sẽ vào đánh cùng và ăn hết tiền của các bạn đó.
  • D. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu là sách GDCD 7 dạy là không nên chơi cờ bạc.

Câu 16: Theo em, hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?

  • A. Tổ chức đá bóng
  • B. Cá độ chơi game
  • C. Xem bói
  • D. Tụ tập hút heroin

Câu 17: Theo em, những hành vi, việc làm nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?

  • A. Gia đình có sự giáo dục phù hợp.
  • B. Nhà trường luôn tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh.
  • C. Xã hội luôn tuyên truyền về tệ nạn xã hội.
  • D. Người mắc tệ nạn xã hội không làm chủ được bản thân.

Câu 18: Ý kiến nào sau đây là đúng về hậu quả của tệ nạn xã hội?

  • A. Tệ nạn xã hội chỉ để lại hậu quả cho bản thân người mắc.
  • B. Tệ nạn xã hội để lại hậu quả lớn nhất là cho gia đình.
  • C. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho gia đình, nhưng không ảnh hưởng đến xã hội.
  • D. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội.

Câu 19: Hành vi nào sau đây vi phạm quy định của Luật Trẻ em năm 2016 về phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Cho trẻ em sử dụng rượu bia.
  • C. Bình đẳng về cơ hội học tập.
  • B. Cung cấp các dịch vụ học tập.
  • D. Tham gia các hoạt động văn hoá.

Câu 20: Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?

  • A. Đánh bạc thu tiền.
  • B. Ma túy và mại dâm.
  • C. Bạo lực gia đình.
  • D. Hút thuốc lá.

Câu 21: “Có ý kiến cho rằng, người lớn trong gia đình từng trải và có kinh nghiệm trong cuộc sống, nên con cháu trong nhà phải nghe theo lời khuyên của họ.”

Theo em, ý kiến trên là đúng hay sai và vì sao?

  • A. Đúng. Vì kinh nghiệm là thứ rất quan trọng cho chúng ta bước nhanh hơn trên con đường sự nghiệp mà hơn nữa đó đều là người thân của mình thì không cần lo sợ gì cả, họ sẽ không bao giờ làm hại mình.
  • B. Sai. Vì người lớn sống ở một thời điểm trước con cháu rất nhiều, kinh nghiệm mà họ có được cũng vì thế mà khác biệt với thời điểm hiện tại, vậy nên tốt nhất con cháu nên học tập từ thực tế.
  • C. Không thể đưa ra ý kiến vì chưa có bằng chứng khoa học nào cho vấn đề này.
  • D. Có phần đúng và có phần sai. Việc nghe theo lời khuyên của một người từng trải là điều cần thiết để chúng ta phát triển, nhưng chúng ta cũng cần xem xét, đánh giá để đưa ra quyết định của chính mình vì có thể kinh nghiệm của những người đi trước là phiến diện hoặc lỗi thời.

Câu 22: “Đang vào mùa gặt, bố mẹ của Bình hối hả với công việc thu hoạch lúa. Buổi sáng, trước khi đi học, bố mẹ nhắc Bình tan học thì về ngay để giúp bố mẹ nấu cơm, trông em. Tan học, mấy bạn rủ Bình đá bóng, nhớ lời bố mẹ dặn nhưng Bình vẫn theo bạn đi đá bóng đến tối mới về nhà.”

Em có suy nghĩ gì về việc làm của Bình?

  • A. Việc làm của Bình là đúng đắn, góp công rất lớn cho thành công của đội bóng.
  • B. Việc làm của Bình có hơi thể hiện sự bất hiếu nhưng đó cũng chỉ là do hoàn cảnh.
  • C. Việc làm của Bình là vi phạm những điều luật cơ bản của Hiến pháp nước ta: Một người không bao giờ được phép chỉ nghĩ đến bản thân.
  • D. Việc làm của Bình là không đúng với nghĩa vụ của con cái. Bình không yêu thương, hiếu thảo với bố mẹ.

Câu 23: Vào buổi sáng sớm hai vợ chồng bà A đi tập thể dục. Đi được một đoạn thì thấy tiếng trẻ khóc. Hai vợ chồng bà A nghĩ đấy là đứa trẻ nhà hàng xóm, nên đi tiếp, nhưng càng lại gần cái làn phía trước thì tiếng trẻ khóc to hơn, bà nhìn vào thì thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Thương đứa bé không ai chăm sóc nên hai vợ chồng bà A đã bế về nhà, làm các thủ tục nhận bé làm con nuôi hợp pháp. Trong trường hợp này, em bé là người mang quốc tịch nào?

  • A. Để sau lớn em bé đó tự quyết định quốc tịch của mình.
  • B. Không có quốc tịch vì không biết bố mẹ đẻ là ai.
  • C. Có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
  • D. Mang quốc tịch giống vợ chồng bà A.

Câu 24: Đâu không phải hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Tụ tập sử dụng heroin
  • B. Buôn bán ma tuý
  • C. Chơi bài ăn tiền
  • D. Tuyên truyền chống mê tín dị đoan

Câu 25: “Bà K tổ chức dịch vụ bói toán tại nhà”. Theo em, bà K làm vậy có vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không?

  • A. Có vì pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan.
  • B. Có vì pháp luật nước ta nghiêm cấm đưa bói toán thành dịch vụ kiếm tiền.
  • C. Không vì pháp luật nước ta không cấm đoán hành vi mê tín dị đoan.
  • D. Không vì bà K chỉ tổ chức bói toán tại nhà.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác