Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 7 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điền vào chỗ trống sau: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa .... và .....

  • A. Nhà nước; công dân nước đó.
  • B. công dân; công dân nước đó.
  • C. tập thể; công dân nước đó.
  • D. công dân; cộng đồng nước đó.

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A. Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau
  • B. Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
  • C. Chúng ta nên xây dựng gia đình theo kiểu gia đình ở các bộ phim nổi tiếng, dù nó có không phù hợp, nhằm hiện đại hoá gia đình, góp phần vào công cuộc hiện đại hoá đất nước.
  • D. Mỗi người phải tự giác, chủ động, bình đẳng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình, đồng thời tôn trọng quyền của người khác.

Câu 3: Ta không nên tán thành với ý kiến nào sau đây?

  • A. Mỗi một gia đình tốt là sẽ là một tế bào lành mạnh cho xã hội.
  • B. Xã hội tiến bộ sẽ góp phần thúc đẩy mỗi người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình.
  • C. Gia đình là nơi bố mẹ yêu thương, chiều chuộng con vô điều kiện.
  • D. Gia đình là chỗ dựa vững chắc để mỗi người thực hiện được ước mơ của mình.

Câu 4: “Gia đình bạn Sơn có ba thế hệ: ông bà, bố mẹ và hai chị em Sơn. Thương bố mẹ vất vả nên ngoài thời gian học, Sơn thường giúp bố mẹ hướng dẫn em học bài, giúp đỡ bố mẹ làm các công việc trong nhà. Thấy Sơn lúc nào cũng bận rộn việc học và việc nhà, bạn thân của Sơn là Phú cho rằng học sinh thì chỉ cần chú tâm vào việc học.”

Em nhận xét thế nào về suy nghĩ và việc làm của bạn Sơn?

  • A. Sơn có tư duy nhìn xa trông rộng: làm vậy cốt để sau này bố mẹ yêu thương mình, cho mình nhiều tài sản hơn.
  • B. Sơn biết nghĩ cho gia đình, Sơn đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của con cái.
  • C. Sơn làm việc thừa thãi, không nên, đúng như lời Phú nói.
  • D. Sơn chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con cái, đúng ra Sơn phải yêu thương bố mẹ bằng tình cảm thay vì bằng hành động.

Câu 5: Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ:

  • A. Bị xử lí theo quy định của pháp luật.
  • B. Bị xử lí theo quy định của nhà trường.
  • C. Được xử lí theo quy định của Trung ương Đảng.
  • D. Được khoan hồng nếu người vi phạm là học sinh lớp 7

Câu 6: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào mua bán trái phép chất ma tuý thì bị phạt tù trong thời gian bao lâu?

  • A. 1 đến 5 năm
  • B. 2 đến 7 năm
  • C. 3 đến 9 năm 
  • D. 4 đến 11 năm

Câu 7: Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003?

  • A. Mua dâm.
  • B. Môi giới mại dâm.
  • C. Bán dâm.
  • D. Tố cáo hoạt động mại dâm.

Câu 8: Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021?

  • A. Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
  • B. Tuyên truyền cho những người xung quanh về tác hại của ma túy.
  • C. Mua bán trái phép chất ma tuý.
  • D. Xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.

Câu 9: Học sinh không có trách nhiệm nào dưới đây trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.
  • B. Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 
  • C. Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.
  • D. Kích động người khác xúc phạm gia đình có người vi phạm pháp luật bằng những ngôn từ thô tục.

Câu 10: “Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết.” Em có đồng tình với ý kiến này không?

  • A. Có. Vì hiện nay, điện thoại rất phổ biến, nếu có biến cố gì xảy ra thì học sinh có thể gọi cho bố mẹ, nên không học sinh không nên giữ tiền.
  • B. Có. Vì luật pháp Việt Nam không cấm một người ở độ tuổi học sinh không được giữ tiền.
  • C. Không. Vì trong thực tế, mỗi học sinh sẽ có lúc cần có tiền để chi cho những việc cần thiết. Vì vậy, mỗi người cần có một số tiền nhất định dự phòng trong người.
  • D. Không. Vì học sinh biết giữ tiền cẩn thận nhưng lại hay chi vào những việc không cần thiết.

Câu 11: Ta có thể đồng tình với hành vi của nhân vật nào trong các trường hợp dưới đây?

  • A. N thường vay tiền để chơi điện tử.
  • B. Mỗi khi có tiền, H nghĩ đến rất nhiều thứ mình thích và tìm cách mua ngay để tiêu hết số tiền đang có.
  • C. Để có thêm tiền chi tiêu, L thường đề nghị bố mẹ cho tiền khi nhổ tóc bạc cho bố, lau nhà, rửa bát, phơi quần áo,...
  • D. Mỗi khi Tết đến, M lại đặt ra mục tiêu sẽ tiết kiệm một khoản tiền trong một năm để thực hiện kế hoạch của cá nhân trong năm tiếp theo.

Câu 12: “Cả tuần vừa rồi Khôi đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua cuốn truyện yêu thích.” Em có nhận xét gì về việc làm của Khôi?

  • A. Việc làm của Khôi thể hiện rõ nét nguyên tắc sự dụng tiền hiệu quả.
  • B. Việc làm của Khôi cho thấy tầm nhìn mang tính chiến lược của K trong việc tiết kiệm tiền để mưu đồ đại sự.
  • C. Việc làm của Khôi là không nên. Ăn sáng là một việc cần thiết để đảm bảo sức khoẻ. Khôi không nên chỉ vì thích thú một cuốn truyện mà không quan tâm đến sức khoẻ.
  • D. Việc làm của Khôi làm bà bán xôi mất đi một khách hàng, nhưng lại giúp nhà sách có thêm một khách hàng.

Câu 13: “S và H đang đi xem phim. H muốn mua trà sữa nhưng lại không có tiền. S có tiền nhưng em dự định để dành số tiền này cho một việc khác.” Nếu em là S, em sẽ làm gì trong tình huống này?

  • A. Em sẽ nói cho H hiểu rằng trà sữa không cần thiết vào lúc này lắm, chúng ta không nên tốn tiền vào việc đó.
  • B. Em sẽ nói với H là không có tiền còn bày đặt mua trà sữa.
  • C. Em sẽ cho H mượn tiền, vì là bạn với nhau, có mấy đồng mua trà sữa mà không cho nhau mượn được thì đó không phải là một tình bạn đẹp.
  • D. Em sẽ mua trà sữa nhưng không cho H uống.

Câu 14: Tháng trước, em vay tiền của G và hứa sẽ trả lại sau một tháng. Khi nhận được tiền mẹ cho để chi tiêu trong tháng này, em nhận ra rằng nếu trả số tiền đã vay của G thì sẽ không còn tiền để chi tiêu.”

Theo em, giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng này là gì?

  • A. Em sẽ nói với G rằng mình không có tiền đủ để trả cho bạn, bao giờ mình có thì mình trả, mà bao giờ mình có thì mình chưa biết.
  • B. Em sẽ không gặp mặt G nữa để quỵt luôn số tiền vay của G.
  • C. Em sẽ trả một phần số tiền mẹ cho để trả G, hứa với G sẽ trả nốt trong 1, 2 tháng tới và để lại một phần để chi tiêu.
  • D. Em sẽ trả hết cho G còn bản thân mình thì có gắng không chi tiêu trong tháng này.

Câu 15: Mỗi học sinh cần làm gì để phòng ngừa bạo lực học đường?

  • A. Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu lầm, xích mích nhỏ. 
  • B. Khi bị ai đó bạo lực, cần phải cương quyết đánh trả, không thể để cho nó thắng thế.
  • C. Tìm hiểu, tích cực tham gia vào các vụ việc bạo lực học đường.
  • D. Tập tham gia vào các tệ nạn xã hội để hiểu thêm về thế giới bên ngoài.

Câu 16: Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh không được phép:

  • A. Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường. 
  • B. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
  • C. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.
  • D. Chạy về nhà, mang theo súng đạn, dao kiếm để trả thù cho hả giận.

Câu 17: Cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

  • A. Lưu lại những hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội có tính chất bạo lực học đường để báo cáo với nhà trường.
  • B. Rủ bạn bè đi đánh lại nhằm giải quyết mâu thuẫn.
  • C. Viết bài/quay video trực tuyến nhằm nói xấu khi bị xúc phạm trên mạng xã hội.
  • D. Bỏ qua khi bị đánh để được yên ổn.

Câu 18: Cách ứng phó nào dưới đây là không phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

  • A. Báo với gia đình khi bị bạo lực để nhận được ý kiến xử lí học sinh có hành vi bạo lực với mình.
  • B. Chủ động can ngăn những hành vi bạo lực học đường.
  • C. Gọi đến số điện thoại của phòng Tư vấn tâm lí học đường hoặc số 111.
  • D. Báo cáo cơ quan công an khi bị đe doạ tính mạng.

Câu 19: Nguyên nhân nào dưới đây có thể gây ra căng thẳng?

  • A. Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống
  • B. Luôn có tinh thần tự tôn dân tộc.
  • C. Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề
  • D. Sống vô tư, không nghĩ đến chuyện ngày mai, sau này

Câu 20: Chúng ta nên làm gì để ứng phó với căng thẳng?

  • A. Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức
  • B. Học tập và làm việc không ngừng nghỉ như các tỉ phú
  • C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ nội khoa
  • D. Tự tử

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Mất ngủ là một biểu hiện về mặt thể chất khi căng thẳng
  • B. Chán ăn là một biểu hiện về mặt tinh thần khi căng thẳng
  • C. Cáu kỉnh, gây gổ là một biểu hiện về mặt hành vi khi căng thẳng
  • D. Lo lắng, sợ hãi là một biểu hiện về mặt cảm xúc khi căng thẳng

Câu 22: “Bài kiểm tra môn Vật lí của Nam được 5 điểm nên cậu buồn và lo lắng vì sợ về nhà bị mẹ mắng bởi bạn thường được điểm cao. Nam đã giấu bài kiểm tra đi nhưng bị mẹ phát hiện. Nam hứa với mẹ sẽ làm bài kiểm tra thật tốt trong dịp thi cuối học kì để gỡ lại điểm. Tuy nhiên, trong giờ thi việc nhất định phải được điểm cao khiến Nam căng thẳng, không nhớ được công thức. Để giải quyết việc này, Nam đã mở tài liệu và bị huỷ bài thi. Vì quá sợ mẹ nên Nam đã đi lang thang, Nam không dám về nhà.”

Em nhận xét thế nào về cách ứng phó của Nam trước tình huống gây tâm lí căng thẳng Nam gặp phải?

  • A. Cách ứng phó của Nam là không phù hợp. Việc Nam giấu bài kiểm tra bị điểm thấp đi cho thấy Nam là một người hèn nhát, không dám đương đầu với những khó khăn.
  • B. Cách ứng phó của Nam là không phù hợp. Việc gian lận trong thi cử là một việc làm sai; việc không về nhà sẽ khiến gia đình lo lắng, và có thể gây ra hậu quả khó lường.
  • C. Cách ứng phó của Nam là hợp lí. Với những bà mẹ độc ác và ngu ngốc như vậy thì bỏ nhà ra đi là một giải pháp hay để thoát khỏi cái gông cùm cứng nhắc.
  • D. Cách đối phó của Nam là hợp lí vì làm thế sẽ khiến mẹ Nam sợ hãi và không dám ép buộc Nam phải được điểm cao nữa. Còn việc gian lận trong lúc thi thì cũng chỉ là do ép buộc.

Câu 23: Bố mẹ Nam dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. Nam cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy, Nam lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút. Bạn Nam trong tình huống này trở nên như vậy là do bạn chưa biết cách:

  • A. ứng phó với tâm lí căng thẳng.
  • B. sống tự lập.
  • C. ứng phó với bạo lực học đường.
  • D. tôn trọng sự thật.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác