Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 7 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học là nội dung của khái niệm nào sau đây? 

  • A. Danh lam thắng cảnh.
  • B. Di tích lịch sử - văn hóa. 
  • C. Di vật, cổ vật.
  • D. Bảo vật quốc gia.

Câu 2: Đáp án nào dưới đây đúng về khái niệm danh lam thắng cảnh?

  • A. là cảnh quan thiên nhiên.
  • B. là cảnh quan thiên nhiên có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
  • C. là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc.
  • D. là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. 

Câu 3: Di vật là gì?

  • A. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
  • B. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học có từ một trăm năm tuổi trở lên. 
  • C. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học. 
  • D. Là hiện vật được lưu truyền lại có từ năm trăm tuổi trở lên.

Câu 4: Bảo vật của quốc gia là gì?

  • A. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học có từ một trăm năm tuổi trở lên. 
  • B. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học. 
  • C. Là hiện vật được lưu truyền lại có từ năm trăm tuổi trở lên.
  • D. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Câu 5: Những hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học có từ một trăm năm tuổi trở lên là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Bảo vật quốc gia.
  • B. Di vật.
  • C. Cổ vật.
  • D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 6: Điền vào chỗ trống: “Giữ chữ tín là một phẩm chất cao quý của con người . Niềm tin của mọi người bắt nguồn từ việc biết...”

  • A. Giữ chữ tín, giữ lời hứa.
  • B. Giữ niềm tin.
  • C. Giữ chữ hiếu.
  • D. Giữ đạo đức.

Câu 7: Một người không giữ chữ tín sẽ:

  •  A. không nhận được sự tin tưởng của người khác. 
  •  B. chịu nhiều thiệt thòi. 
  •  C. làm việc gì cũng khó. 
  •  D. sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng. 

Câu 8: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Lòng tin.
  • B. Niềm tin.
  • C. Uy tín.
  • D. Giữ chữ tín.

Câu 9: Điền vào chỗ trống: “ Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm. ...”

  • A. Ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân. 
  • B. Kiến thức, mở rộng hiểu biết.
  • C. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác. 
  • D. Được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau,...

Câu 10: Học sinh có thể rèn luyện việc giữ chữ tín qua những hành động sau đây?

  • A. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.
  • B. Không tiếp xúc với những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín. 
  • C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  • D. Giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè.

Câu 11: Điền vào chỗ trống sau: “Muốn đạt được kết quả cao trong học tập không có gì quan trọng bằng....”

  • A. Sự hạnh phúc.
  • B. Tấm lòng yêu thương.
  • C. Tinh thần học tập tự giác , tích cực.
  • D. Tinh thần bất khuất, kiên cường.

Câu 12: Học tập tự giác, tích cực được thể hiện qua những việc nào dưới đây ?

  • A.  Xây dựng mục tiêu cho bản thân. 
  • B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích. 
  • C. Không có trách nhiệm thực hiện kế hoạch đã đặt ra. 
  • D. Chỉ tham gia các hoạt động khi được yêu cầu. 

Câu 13: Thế nào thì được gọi là học tập tự giác, tích cực?

  • A. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao. 
  • B. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi. 
  • C. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô. 
  • D. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.

Câu 14: Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập? 

  • A. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.
  • B. Nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập. 
  • C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  • D. Tự hào về những truyền thống dân tộc mà ông cha để lại.

Câu 15: Người biết học tập tự giác, tích cực sẽ nhận được? 

  • A. Sự chế giễu, trêu chọc của người khác. 
  • B. Sự cảm thông, sẻ chia của người khác. 
  • C. Sự quan tâm, giúp đỡ của người khác.
  • D. Sự tin tưởng, quý mến của mọi người.

Câu 16: Nguyên nhân nào dưới đây có thể gây ra căng thẳng?

  • A. Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống
  • B. Luôn có tinh thần tự tôn dân tộc.
  • C. Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề
  • D. Sống vô tư, không nghĩ đến chuyện ngày mai, sau này

Câu 17: Chúng ta nên làm gì để ứng phó với căng thẳng?

  • A. Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức
  • B. Học tập và làm việc không ngừng nghỉ như các tỷ phú
  • C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ nội khoa
  • D. Tự tử

Câu 18: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Mất ngủ là một biểu hiện về mặt thể chất khi căng thẳng
  • B. Chán ăn là một biểu hiện về mặt tinh thần khi căng thẳng
  • C. Cáu kỉnh, gây gổ là một biểu hiện về mặt hành vi khi căng thẳng
  • D. Lo lắng, sợ hãi là một biểu hiện về mặt cảm xúc khi căng thẳng

Câu 19: “Bài kiểm tra môn Vật lí của Nam được 5 điểm nên cậu buồn và lo lắng vì sợ về nhà bị mẹ mắng bởi bạn thường được điểm cao. Nam đã giấu bài kiểm tra đi nhưng bị mẹ phát hiện. Nam hứa với mẹ sẽ làm bài kiểm tra thật tốt trong dịp thi cuối học kì để gỡ lại điểm. Tuy nhiên, trong giờ thi việc nhất định phải được điểm cao khiến Nam căng thẳng, không nhớ được công thức. Để giải quyết việc này, Nam đã mở tài liệu và bị huỷ bài thi. Vì quá sợ mẹ nên Nam đã đi lang thang, Nam không dám về nhà.”

Em nhận xét thế nào về cách ứng phó của Nam trước tình huống gây tâm lí căng thẳng Nam gặp phải?

  • A. Cách ứng phó của Nam là không phù hợp. Việc Nam giấu bài kiểm tra bị điểm thấp đi cho thấy Nam là một người hèn nhát, không dám đương đầu với những khó khăn.
  • B. Cách ứng phó của Nam là không phù hợp. Việc gian lận trong thi cử là một việc làm sai; việc không về nhà sẽ khiến gia đình lo lắng, và có thể gây ra hậu quả khó lường.
  • C. Cách ứng phó của Nam là hợp lý. Với những bà mẹ độc ác và ngu ngốc như vậy thì bỏ nhà ra đi là một giải pháp hay để thoát khỏi cái gông cùm cứng nhắc.
  • D. Cách đối phó của Nam là hợp lý vì làm thế sẽ khiến mẹ Nam sợ hãi và không dám ép buộc Nam phải được điểm cao nữa. Còn việc gian lận trong lúc thi thì cũng chỉ là do ép buộc.

Câu 20: Bố mẹ Nam dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ ly hôn. Nam cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy, Nam lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút. Bạn Nam trong tình huống này trở nên như vậy là do bạn chưa biết cách:

  • A. ứng phó với tâm lí căng thẳng.
  • B. sống tự lập.
  • C. ứng phó với bạo lực học đường.
  • D. tôn trọng sự thật.

Câu 21: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm?

  • A. Truyền thống kiên trì, bất khuất.
  • B. Truyền thống hiếu học. 
  • C. Đức tính trung thực, thật thà.
  • D. Truyền thống cần cù lao động.

Câu 22: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng nhân tài.
  • B. Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, vượt khó vươn lên.
  • C. Truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, sống có nghĩa tình, thủy chung.
  • D. Truyền thống quê hương.

Câu 23: Đối với học sinh, để tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của quê hương cần phải làm gì?

  • A. Tham gia giữ gìn an ninh thôn, xóm.
  • B. Tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
  • C. Tích cực học tập, rèn luyện.
  • D. Tích cực lao động sản xuất.

Câu 24: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xóa bỏ ?

  • A. Tôn sư trọng đạo.  
  • B. Hiếu học.
  • C. Tảo hôn
  • D. Nhân ái. 

Câu 25: Lễ hội đền Trần là lễ hội được tổ chức từ ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch ở đâu?

  • A. Ninh Bình
  • B. Nam Định
  • C. Hưng Yên
  • D. Hải Dương

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác