Trắc nghiệm ôn tập Công dân 7 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khái niệm di sản văn hóa?
- A. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- B. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- C. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
D. sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Câu 2: Chữ tín là gì?
- A. Sự kì vọng vào người khác.
- B. Sự tự tin vào bản thân mình.
- C. Sự tin tưởng đặc biệt giữa những người bạn thân.
D. Niềm tin của con người đối với nhau.
Câu 3: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Hoàn thành nhiệm vụ mà không cần ai nhắc nhở.
- B. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao.
- C. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.
- D. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.
Câu 4: Tình huống nào dưới đây thường gây căng thẳng?
- A. Được bạn bè quý mến
- B. Được bố mẹ yêu thương
- C. Trở thành con ngoan, trò giỏi trong mắt thầy cô
D. Kết quả học tập, thi cử không như mong muốn.
Câu 5: Truyền thống quê hương là gì?
- A. Truyền thống quê hương là những truyền thống của dòng họ được hình thành và khẳng định qua thời gian.
- B. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương.
- C. Truyền thống quê hương là những truyền thống gia đình của mỗi vùng miền, địa phương, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 6: Di sản văn hoá vật thể là gì?
- A. sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
B. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- C. sản phẩm vật thể, phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
- D. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Câu 7: Thế nào thì được gọi là giữ chữ tín?
- A. Tôn trọng mọi người.
- B. Coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.
C. Giữ niềm tin của người khác đối với mình.
- D. Yêu thương, tôn trọng mọi người.
Câu 8: Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, học sinh cần phải?
- A. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.
- B. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
C. Nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập.
- D. Tự hào về những truyền thống dân tộc mà ông cha để lại.
Câu 9: Nguyên nhân khách quan nào dưới đây có thể gây ra căng thẳng?
- A. Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.
B. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.
- C. Những thành công ở giai đoạn đầu
- D. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật trên thế giới.
Câu 10: Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương chúng ta?
- A. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
B. Những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
- D. Ủng hộ giúp đỡ quê hương khi gặp khó khăn
Câu 11: Những sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Văn hóa nghệ thuật.
B. Di sản phi vật thể.
- C. Di sản vật thể.
- D. Di sản văn hóa.
Câu 12: Đâu là biểu hiện của giữ chữ tín?
A. Thực hiện lời hứa; nói đi đôi với làm; đúng hẹn; hoàn thành nhiệm vụ được giao; giữ được niềm tin với người khác.
- B. Luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người.
- C. Luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc.
- D. Giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình.
Câu 13: Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?
A. Được mọi người thừa nhận và tôn trọng.
- B. Bị bạn bè xa lánh, cô lập.
- C. Vất vả hơn so với những người khác.
- D. Có được sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông của mọi người.
Câu 14: Đâu không phải một cách để ứng phó với căng thẳng?
A. Làm bài tập với tính chất là một hình thức giải trí sau những giờ chơi game căng thẳng.
- B. Chia sẻ, tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh
- C. Suy nghĩ tích cực
- D. Viết nhật kí.
Câu 15: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành, khẳng định qua thời gian và:
A. được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- B. được lưu truyền từ những quan niệm, tư tưởng cũ.
- C. được lưu truyền từ những tư tưởng lâu đời.
- D. được lưu truyền từ những định kiến xã hội phong kiến.
Câu 16: Di sản văn hoá vật thể bao gồm:
- A. Di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và sản phẩm vật chất quốc gia.
- B. Sản phẩm vật thể, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh quốc gia.
C. Di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- D. Sản phẩm phi vật thể, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Câu 17: Điền vào chỗ trống: “ Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm. ...”
- A. Kiến thức, mở rộng hiểu biết.
- B. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác.
C. Ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.
- D. Được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau.
Câu 18: Ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực đối với bản thân mỗi học sinh?
A. Giúp chúng ta chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập.
- B. Thể hiện tinh thần lạc quan, tích cực của bạn trong cuộc sống.
- C. Thể hiện tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam.
- D. Thể hiện tấm lòng tôn sư trọng đạo đối với thầy, cô giáo.
Câu 19: Tình huống nào dưới đây có thể gây ra căng thẳng?
- A. H được cô giáo khen thưởng vì đã dám đứng lên chỉ trích những việc làm không đúng của các bạn trong lớp.
- B. K giải thích cho những người bạn của mình hiểu ra rằng K không phải người xấu như mọi người vẫn nghĩ.
- C. Tới ngày chủ nhật này, M sẽ có trận đấu thứ 1040 cho câu lạc bộ của anh. Với bản lĩnh và kinh nghiệm dày dặn, anh quyết tâm sẽ nghiền nát các đối thủ.
D. X gặp khó khăn trong cuộc sống và phải đi vay giật để có tiền trang trải cuộc sống. X tính kiếm việc làm để trả nợ nhưng ngày qua ngày vẫn không tìm được công việc nào.
Câu 20: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình?
- A. Truyền thống nhân ái.
- B. Truyền thống đoàn kết dân tộc.
C. Truyền thống hiếu thảo.
- D. Truyền thống hiếu học.
Câu 21: Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:
- A. Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục.
- B. Di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội.
C. Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục.
- D. Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Câu 22: Lợi ích của việc giữ chữ tín là:
- A. Mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa.
- B. Khó hợp tác với nhau trong công việc.
- C. Chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.
D. Nhận được sự tin tưởng của người khác.
Câu 23: Việc tự giác và tích cực học tập sẽ giúp cho chúng ta:
- A. Kết quả học tập sa sút.
- B. Bản thân người học rơi vào tình trạng trì trệ, ỷ lại.
- C. Không mở rộng được hiểu biết.
D. Trở nên giỏi giang và trưởng thành hơn.
Câu 24: Căng thẳng không có dấu hiệu nào dưới đây?
- A. Cơ thể mệt mỏi
B. Mặt tái ngắt, tim ngừng đập
- C. Luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung
- D. Dễ cáu gắt, tức giận.
Câu 25: Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào?
- A. mùng 10 tháng 3 dương lịch
B. mùng 10 tháng 3 âm lịch
- C. mùng 10 tháng 1 âm lịch
- D. mùng 3 tháng 10 âm lịch
Bình luận