Trắc nghiệm Sinh học 7 Cánh diều bài 32 Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 32 Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hình thức sinh sản nào sau đây chỉ tạo ra đúng hai cá thể con giống hệt nhau từ một cá thể mẹ?
- A. Trinh sinh.
B. Phân đôi.
- C. Nảy chồi.
- D. Phân mảnh.
Câu 2: Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây?
- A. Lá.
- B. Rễ.
C. Thân củ.
- D. Hạt giống.
Câu 3: Dựa vào sự tham gia của yếu tố đực và yếu tố cái, sinh sản được phân thành
A. 2 loại.
- B. 3 loại.
- C. 4 loại.
- D. 5 loại.
Câu 4: Sinh sản vô tính là
A. hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.
- B. hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.
- C. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái.
- D. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố đực.
Câu 5: Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là
- A. mọc chồi.
- B. tái sinh.
C. phân đôi.
- D. nhân giống.
Câu 6: Trong sinh sản vô tính, chồi con hình thành được nhìn thấy ở sinh vật nào dưới đây?
- A. Con người.
- B. Amip.
C. Thuỷ tức.
- D. Vi khuẩn.
Câu 7: Hoa lưỡng tính là
- A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa.
- B. hoa có đài, tràng và nhị hoa.
C. hoa có nhị và nhụy hoa.
- D. hoa có đài và tràng hoa.
Câu 8: Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?
- A. Đài hoa.
- B. Tràng hoa.
- C. Nụ hoa.
D. Bầu nhụy.
Câu 9: Nhóm động vật có hình thức trinh sinh là
A. ong, kiến, rệp, mối.
- B. thủy tức, bọt biển, giun dẹp, sứa.
- C. giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thủy tức.
- D. bọt biển, giun dẹp, thủy tức, bọ cạp.
Câu 10: Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm
A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
- B. duy trì sự phát triển của sinh vật.
- C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật.
- D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại.
Câu 11: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra
A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây.
- B. chỉ từ rễ của cây.
- C. chỉ từ một phần thân của cây.
- D. chỉ từ lá của cây.
Câu 12: Muốn ghép cành đạt hiệu quả cao thì phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép. Mục đích chính của việc cắt bỏ hết lá là để:
A. Tập trung nước nuôi các cành ghép
- B. Tránh gió mưa làm bay cành ghép
- C. Loại bỏ sâu bệnh trên cành ghép
- D. Tiết kiệm chất dinh dưỡng cung cấp cho lá
Câu 13: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành
A. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây.
- B. chỉ từ rễ của cây.
- C. chỉ từ một phần thân của cây.
- D. chỉ từ lá của cây.
Câu 14: Lợi ích của việc nhân giống cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp chiết cành là
- A. cây con dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
- B. nhân giống cây nhanh và hiệu quả cao.
- C. cây tránh được sâu bệnh gây hại cho lá, hoa, quả.
D. rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 15: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
- A. cần 2 cá thể
B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
- C. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
- D. chỉ cần giao tử cái
Câu 16: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì
- A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
- B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.
- C. để tránh sâu, bệnh gây hại.
D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không thuộc sinh sản vô tính?
- A. Cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu.
B. Tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.
- C. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn.
- D. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
Câu 18: Động vật nào sau đây chỉ có hình thức sinh sản vô tính?
A. Bọt biển.
- B. Voi.
- C. Giun đũa.
- D. Chuồn chuồn.
Câu 19: Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể
- A. sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
- B. luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
C. sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
- D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
Câu 20: Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành?
A. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.
- B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao.
- C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được.
- D. Khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ.
Câu 21: Cho hình ảnh sau:
Hình ảnh trên mô tả quá trình nhân giống cây bằng phương pháp nào sau đây?
- A. Nhân bản vô tính.
B. Nuôi cấy mô.
- C. Giâm cành.
- D. Chiết cành.
Câu 22: Sinh sản là
A. quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.
- B. quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của loài.
- C. quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tồn tại vĩnh viễn của loài.
- D. quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tiến hóa của loài.
Câu 23: Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?
- A. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ.
- B. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.
- C. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân.
D. Cây táo non phát triển từ hạt.
Câu 24: Trong phương pháp nhân giống bằng cành ghép, người ta buộc chặt cành ghép vào gốc ghép nhằm những mục đích nào sau đây?
1. Dòng mạch gỗ dễ dàng vận chuyển từ gốc ghép lên cành ghép
2. Cành ghép không bị rơi
3. Cành ghép dễ ra rễ
4. Nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài
5. Nhanh chóng hình thành cây mới
- A. 1, 2, 3, 4, 5
- B. 1, 3, 4, 5
C. 1, 2, 4
- D. 2, 3, 5
Câu 25: Trong các hình thức sinh sản dưới đây, đâu không phải ví dụ về sinh sản vô tính?
- A. Sinh sản bằng bào tử của rêu.
- B. Sính sản bằng thân rễ ở cây rau má.
- C. Sinh sản bằng củ ở gừng
D. Sinh sản bằng hạt ở cây lúa.
Bình luận