Trắc nghiệm Sinh học 7 Cánh diều bài 31 Sinh trưởng và phát triển ở động vật (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 31 Sinh trưởng và phát triển ở động vật - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ở chim, việc ấp trứng có tác dụng
- A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi.
- B. tăng mối quan hệ giữa bố, mẹ và con.
C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển.
- D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh.
Câu 2: Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là
A. vật chất di truyền.
- B. thức ăn.
- C. ánh sáng.
- D. nước.
Câu 3: Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái
A. sinh lý rất khác với con trưởng thành
- B. cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý
- C. cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành
- D. cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành
Câu 4: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra ở
- A. trong trứng đã thụ tinh.
B. trong cơ thể mẹ.
- C. ngoài tự nhiên.
- D. trong môi trường nước.
Câu 5: Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là
- A. trứng → nhộng → sâu → bướm.
- B. nhộng → trứng → sâu → bướm.
C. trứng → sâu → nhộng → bướm.
- D. bướm → nhộng → sâu → trứng.
Câu 6: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra ở
A. trong trứng đã thụ tinh.
- B. trong cơ thể mẹ.
- C. ngoài tự nhiên.
- D. trong môi trường nước.
Câu 7: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển
- A. hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
- B. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
- C. chưa hoàn thiện, qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành
D. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành
Câu 8: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là:
- A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua
- B. Châu chấu, ếch, muỗi
- C. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi
D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ
Câu 9: Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm 2 giai đoạn chính. Đó là
A. giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
- B. giai đoạn phôi và giai đoạn tiền phôi.
- C. giai đoạn tiền phôi và giai đoạn hậu phôi.
- D. giai đoạn phôi và giai đoạn trung gian.
Câu 10: Khi nói về sự phát triển của động vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Quá trình phân chia tế bào sinh dưỡng làm tăng trưởng các bộ phận cơ quan của cơ thể
B. Quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh các cơ quan và cơ thể
- C. Quá trình sinh sản, làm tăng số lượng các thể trong quá trình ngày càng nhiều
- D. Giai đoạn cơ thể phát dục, có khả năng sinh sản
Câu 11: Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn
- A. Phôi
- B. Phôi và hậu phôi
- C. Hậu phôi
D. Phôi thai và sau khi sinh
Câu 12: Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn
- A. Phôi
B. Phôi và hậu phôi
- C. Hậu phôi
- D. Phôi thai và sau khi sinh
Câu 13: Sinh trưởng ở động vật là
- A. sự gia tăng về kích thước cơ thể động vật theo thời gian.
- B. sự gia tăng về khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.
C. sự gia tăng kích thước và khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.
- D. sự biến đổi hình thái của cơ thể động vật theo thời gian.
Câu 14: Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành?
- A. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, rắn.
B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.
- C. Ong, ruồi, rắn, muỗi, ếch.
- D. Chim sẻ, ong, ruồi, muỗi, rắn.
Câu 15: Cho hình ảnh sau:
Hình ảnh trên phản ánh quá trình nào của gà?
A. Quá trình sinh trưởng và phát triển của gà.
- B. Quá trình sinh trưởng và phát dục của gà.
- C. Quá trình sinh trưởng của gà.
- D. Quá trình phát triển của gà.
Câu 16: Vai trò của nước với quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật là?
A. Nước là nguyên liệu và môi trường cho quá trình tổng hợp các chất xây dựng cơ thể.
- B.
Nước giúp cơ thể động vật giải khát và điều hòa thân nhiệt.
- C.
Nước là phương tiện vận chuyển các chất trong cơ thể động vật.
- D.
Nước chiếm khối lượng lớn trong cơ thể động vật.
Câu 17: Sự phát triển của cơ thể động vật gồm các quá trình liên quan mật thiết với nhau là
- A. sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
- B. sinh trưởng và phân hóa tế bào
C. sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
- D. phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
Câu 18: Biến thái là sự thay đổi
- A. đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
- B. từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
C. đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
- D. từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
Câu 19: Nhận định nào sau đây về sinh trưởng và phát triển ở động vật sai?
- A. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
- B. Quá trình biến thái của châu chấu diễn ra trong giai đoạn hậu phôi.
C. Cào cào, muỗi thuộc kiểu phát triển không qua biến thái.
- D. Quá trình phát triển của động vật chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
Câu 20: Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của
- A. các hệ cơ quan trong cơ thể
B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào
- C. các mô trong cơ thể
- D. các cơ quan trong cơ thể
Câu 21: Để phòng tránh bệnh sốt rét, chúng ta cần tiêu diệt tác nhân truyền bệnh là muỗi vằn. Bằng những hiểu biết về sự sinh trưởng và phát triển của muỗi, người ta thường làm những gì để diệt muỗi?
A. Loại bỏ các vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng vào đó.
- B. Tiêu diệt ấu trùng muỗi, bọ gậy, loăng quăng.
- C. Buông màn khi ngủ để tránh muỗi đốt.
- D. Xịt thuốc chống muỗi quanh khu vực sinh sống.
Câu 22: Cho các loài sau:
Cá chép; Gà; Thỏ; Muỗi
Cánh cam; Khỉ; Bọ ngựa
Cào Cào; Bọ rùa; Ruồi
Có bao nhiêu loài sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn?
A. 4
- B. 5
- C. 6
- D. 7
Câu 23: Cho các mệnh đề sau:
1. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.
2. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển.
3. Cây ra lá là sự phát triển của thực vật.
4. Con gà tăng từ 1,2 kg đến 3 kg là sự sinh trưởng của động vật.
Số mệnh đề đúng là
- A. 1.
- B. 4.
C. 3.
- D. 2.
Câu 24: Vì sao khi sử dụng chất tăng trưởng trong chăn nuôi cần chú ý thời điểm sử dụng, đúng quy trình và phù hợp với trọng lượng cơ thể vật nuôi?
A. Để đảm bảo cho chất tăng trưởng không dư thừa, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người nếu vật nuôi được sử dụng làm thực phẩm.
- B. Để chất tăng trưởng bị đào thải ra khỏi cơ thể vật nuôi.
- C. Để đảm bảo sức khoẻ của vật nuôi, càng ngày càng sinh trưởng tốt hơn.
- D. Để chất tăng trưởng vẫn tồn tại trong cơ thể vật nuôi và tạo ra thế hệ mới có chất lượng tốt.
Câu 25: Điều nào dưới đây không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật?
A. Thức ăn làm tăng khả năng thích ứng với điều kiện sống bất lợi của môi trường.
- B. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.
- C. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
- D. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Xem toàn bộ: Giải bài 31 Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bình luận