Trắc nghiệm Sinh học 7 Cánh diều bài 30 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 30 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là
A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
- B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
- C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
- D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.
Câu 2: Ở cây Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của
- A. mô phân sinh cành.
- B. mô phân sinh bên.
- C. mô phân sinh lóng.
D. mô phân sinh đỉnh.
Câu 3: Ở cây Một lá mầm, mô phân sinh gồm có
- A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
- B. mô phân sinh lóng và mô phân sinh bên.
C. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.
- D. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh rễ.
Câu 4: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?
A. Mô phân sinh bên
- B. Mô phân sinh đỉnh cây
- C. Mô phân sinh lỏng
- D. Mô phân sinh đỉnh rễ
Câu 5: Cây thân gỗ cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
- A. Mô phân sinh đỉnh rễ.
B. Mô phân sinh đỉnh thân.
- C. Mô phân sinh bên.
- D. Mô phân sinh lóng.
Câu 6: Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
A. Mô phân sinh bên.
- B. Mô phân sinh đỉnh thân.
- C. Mô phân sinh đỉnh rễ.
- D. Mô phân sinh lóng.
Câu 7: Trong sản xuất nông nghiệp, người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích:
- A. Giúp cây lúa đẻ nhánh tốt
B. Làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh
- C. Làm đất thoáng khí
- D. Kìm hãm sự phát triển của lúa chống lốp đổ
Câu 8: Thực vật ra hoa và đâm chồi vào mùa xuân, thể hiện sự ảnh hưởng của yếu tố nào đến đời sống thực vật?
- A. Nước
- B. Độ ẩm
- C. Chất dinh dưỡng
D. Nhiệt độ
Câu 9: Mô phân sinh lóng có vai trò làm cho
- A. thân và rễ cây gỗ to ra.
- B. thân và rễ cây Một lá mầm dài ra.
C. lóng của cây Một lá mầm dài ra.
- D. cành của thân cây gỗ dài ra.
Câu 10: Mô phân sinh là
- A. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.
- B. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.
- C. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.
D. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.
Câu 11: Loại mô phân sinh không có ở cây ngô là
- A. mô phân sinh đỉnh rễ.
- B. mô phân sinh lóng.
C. mô phân sinh bên.
- D. mô phân sinh đỉnh thân.
Câu 12: Trong các loài cây dưới đây, nhóm cây nào không có mô phân sinh bên?
A. Cây cau, cây tre, cây dừa, cây nứa.
- B. Cây cau, cây lúa, cây cam, cây nứa.
- C. Cây lúa, cây cam, cây dừa, cây cau.
- D. Cây lúa, cây cam, cây tre, cây nứa
Câu 13: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là
- A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
- B. làm cho cây lớn lên và to ra.
- C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.
D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.
Câu 14: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là
- A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
- B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm
- D. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm
Câu 15: Quan sát hình sau và cho biết các giai đoạn phát triển của hoa hướng dương
- A. hạt → hạt nảy mầm → cây con → cây mầm → cây ra hoa → cây tạo hạt → cây trưởng thành.
- B. hạt → hạt nảy mầm → cây con → cây mầm → cây trưởng thành → cây ra hoa → cây tạo hạt.
C. hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → cây con → cây trưởng thành → cây ra hoa → cây tạo hạt.
- D. hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → cây con → cây ra hoa → cây tạo hạt → cây trưởng thành.
Câu 16: Vào mùa đông, một số cây có hiện tượng rụng lá nhằm
A. giảm sự thoát hơi nước, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
- B. giảm sự trao đổi chất, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
- C. giảm quá trình quang hợp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
- D. giảm quá trình hô hấp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
Câu 17: Loại mô phân sinh không có ở cây cam là
- A. mô phân sinh đỉnh rễ.
B. mô phân sinh lóng.
- C. mô phân sinh bên.
- D. mô phân sinh đỉnh thân.
Câu 18: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?
- A. Do tác động của gió từ một phía.
B. Do cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.
- C. Do cây nhận được nhiều ánh sáng.
- D. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng.
Câu 19: Bạn Lan trồng một cây ngô trên chậu đất. Lan cung cấp đầy đủ các yếu tố về dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ độ ẩm. Cho một số phương pháp sau:
1. Đo chiều dài của cây
2. Đo chiều rộng của thân cây
3. Quan sát xem cây có ra lá không
4. Đo kích thước lá cây
5. Quan sát xem cây có ra bắp không
Trong các phương pháp trên, Lan có thể xác định cây ngô có sinh trưởng hay không bằng các phương pháp là
- A. 1, 2, 3, 4, 5.
B. 1, 2, 4.
- C. 1, 2, 3, 4.
- D. 1, 3, 4, 5.
Câu 20: Bạn Lan trồng 2 cây đỗ. Một cây ở chậu A trong môi trường cát. Một cây ở chậu B trong môi trường đất. Các điều kiện về độ ẩm, ánh sáng, chế độ tưới nước giữa 2 chậu A và B đều như nhau. Bạn Lan tiến hành thí nghiệm trên nhằm mục đích chứng minh
- A. ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình sinh trưởng của cây đỗ.
- B. ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây đỗ.
- C. ảnh hưởng của điều kiện trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.
D. ảnh hưởng của giá thể trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.
Câu 21: Cho các bộ phận sau:
(1) Đỉnh rễ
(2) Thân
(3) Chối nách
(4) Chồi đỉnh
(5) Hoa
(6) Lá
Mô phân sinh đỉnh không có ở
- A. (1), (2), (3).
- B. (2), (3), (4).
- C. (3), (4), (5).
D. (2), (5), (6).
Câu 22: Khi trồng cây trong nhà hoặc các phòng làm việc, tại sao người ta thường đặt chậu cây ở vị trì cần cửa sổ?
A. Giúp cây thu nhận ánh sáng tốt hơn, thuận lợi cho quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ đảm bảo quá trình sinh trưởng của thực vật.
- B. Dễ vệ sinh hơn.
- C. Giúp kích thích bộ rễ sinh trưởng tốt hơn.
- D. Giúp quá trình tưới nước, cung cấp chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, không làm mất vệ sinh nhà ở, văn phòng làm việc.
Câu 23: Sắp xếp các tầng thực vật của rừng mưa nhiệt đới dưới đây theo thứ tự tăng dần về nhu cầu ánh sáng.
- Tầng thảm xanh
- Tầng dưới tán
- Tầng tán rừng
- Tầng vượt tán
A. Tầng thảm xanh, tầng dưới tán, tầng tán rừng, tầng vượt tán.
- B. Tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh.
- C. Tầng dưới tấn, tầng tán rừng, tầng vượt tán, tầng thảm xanh.
- D. Tầng thảm xanh, tầng tán rừng, tầng dưới tấn, tầng vượt tán.
Câu 24: Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:
A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ
- B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên
- C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên → mô phân sinh bên
- D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ
Câu 25: Trên cùng 1 thửa ruộng, người ta trồng 2 giống lúa khác nhau ở 2 nửa của thửa ruộng. Ruộng lúa được chăm sóc kĩ lưỡng và thực hiện đúng quy định theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp. Tuy nhiên, khi thu hoạch, có 1 giống lúa cho năng suất cao hơn. Theo em, yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên?
A. Giống lúa khác nhau.
- B. Tỉ lệ nước được tưới khác nhau.
- C. Ánh sáng nhận được hàng ngày khác nhau.
- D. Dinh dưỡng từ phân bón bổ sung khác nhau.
Xem toàn bộ: Giải bài 30 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Bình luận