Trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối bài 8 Tế bào nhân thực (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân thực (P2) - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tế bào ở sinh vật nào là tế bào nhân thực:
- A. Động vật
- B. Thực vật
- C. Nấm
D. Cả A, B và C
Câu 2: Thành phần nhiều nhất trong một màng là?
- A. Xenlulôzơ và phôtpholipit
- B. Glycogien và phôtpholipit
C. Prôtêin và phôtpholipit
- D. Vitamin hòa tan trong lipit và phôtpholipit
Câu 3: Thành phần chính cấu tạo màng sinh chất là:
A. Phôtpholipit và protein
- B. Cacbohidrat
- C. Glicoprotein
- D. Colesteron
Câu 4: Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì
- A. Được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau
- B. Phải bao bọc xung quanh tế bào
- C. Gắn kết chặt chẽ với khung tế bào
D. Các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng
Câu 5: Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ?
- A. Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào
B. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển
- C. Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động
- D. Các phân tử protein và colesteron thường xuyên chuyển động
Câu 6: Trong thành phần của màng sinh chất , ngoài lipit và protein còn có những phần tử nào sau đây?
A. Cacbonhydrat
- B. Axit ribônuclêic
- C. Axit đêôxiribônuclêic
- D. Axitphotphoric
Câu 7: Loại phân tử có số lượng lớn nhất trên màng sinh chất là
A. Photpholipit
- B. Protein
- C. Cacbonhidrat
- D. Colesteron
Câu 8: Màng sinh chất được cấu tạo chủ yếu từ phân tử
- A. Protein
- B. Cacbohiđrat
C. Photpholipit
- D. Glicoprotein
Câu 9: Ngoài lớp photpholipit kép và các phân tử prôtêin, màng sinh chất còn liên kết với các thành phần nào sau đây
- A. Cacbohydrat
- B. Colesteron
- C. Các vi sợi
D. Tất cả các thành phần trên
Câu 10: Colesteron có ở màng sinh chất của tế bào
- A. Vi khuẩn
B. Động vật
- C. Thực vật
- D. Nấm
Câu 11: Colesteron có chức năng gì trong màng sinh chất?
A. Tăng tính ổn định cho màng
- B. Tạo nên các lỗ nhỏ trên màng giúp hình thành nên các kênh vận chuyển qua màng
- C. Tăng độ linh hoạt tỏng mô hình khảm động
- D. Tiếp nhận và xử lý thông tin truyền đạt vào tế bào
Câu 12: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ là nhờ.
- A. Màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường
- B. Màng sinh chất có prôtêin thụ thể
C. Màng sinh chất có “dấu chuẩn”
- D. Cả A, B và C
Câu 13: Tế bào của cùng 1 cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” là nhờ?
A. “Dấu chuẩn” là glicoprotein
- B. Các protein thụ thể
- C. Mô hình khảm động
- D. Roi và lông tiêm trên màng
Câu 14: Khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan “lạ” và đào thải các cơ quan đó là nhờ
- A. Cacbohiđrat
B. Glicôprôtêin
- C. Photpholipit
- D. Colestêrôn
Câu 15: Màng tế bào điều khiển các chất ra vào tế bào
- A. Một cách tùy ý
B. Một cách có chọn lọc
- C. Chỉ cho các chất vào
- D. Chỉ cho các chất ra
Câu 16: Đặc tính không thuộc về màng sinh chất:
- A. Thấm tự do các phân tử nước
- B. Không cân xứng
- C. Có chứa nhiều loại prôtêin
D. Thấm tự do các ion hòa tan trong nước
Câu 17: Lớp đôi phospholipid của các màng tế bào?
- A. Thấm dễ dàng mọi phân tử tích điện và các ion
- B. Không thể thấm tự do các phân tử tích điện và ion
C. Thấm chọn lọc các phân tử tích điện và các ion
- D. Thấm tự do các ion nhưng không thấm các phần tử tích điện
Câu 18: Chức năng nào sau đây không phải của màng sinh chất?
A. Sinh tổng hợp protein để tiết ra ngoài
- B. Mang các dấu chuẩn đặc trưng cho tế bào
- C. Tiếp nhận và di truyền vào trong tế bào
- D. Thực hiện troa đổi chất giữa tế bào với môi trường
Câu 19: Màng sinh chất có vai trò:
- A. Ngăn cách tế bào chất với môi trường ngoài
- B. Bảo vệ khối sinh chất của tế bào
- C. Thực hiện sự trao đổi chất với môi trường
D. Cả A, B và C
Câu 20: Cấu trúc của màng tế bào?
- A. Các protein bị kẹp giữa hai lớp photpholipid
B. Các protein ít nhiều nằm xen trong hai lớp photpholipid
- C. Phôtpholipit bị kẹp giữa hai lớp prôtêin
- D. Lớp protein nằm phủ trên lớp đôi
Xem toàn bộ: Giải bài 8 Tế bào nhân thực
Bình luận