Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 12: phần Văn học nước ngoài

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 phần văn học nước ngoài. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hình ảnh cái bánh bao tẩm máu người trong truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn) có ý nghĩa:

  • A. Là liều thuốc được pha bằng máu của người cách mạng - người xả thân vì nghĩa lớn, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nhân dân. Thế mà những con người ấy lại mua máu người cách mạng để chữa bệnh, chẳng khác gì mua máu súc vật: Quần chúng thật mê muội.
  • B. Phải có một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn hó với quần chúng.
  • C. Là thuốc chữa bệnh lao - bài thuốc mà bố mẹ thằng Thuyên trân trọng gọi là "thuốc tiên” rốt cuộc không cứu chữa được mà còn giết chết thằng Thuyên. Truyện có ý nghĩa chống mê tín dị đoan.
  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 2: Hình ảnh tượng trưng cho những người Cách mạng Tân Hợi được đặt ở tuyến ngầm phía sau. Điều này có dụng ý gì?

  • A. Khi quần chúng chưa giác ngộ thì máu cùa người cách mạng đổ ra thât vô nghĩa, không được ai chú ý.
  • B. Truyện đăt số đông quần chúng chưa được giác ngộ vào vị trí chủ yếu để chỉ rõ rằng mục đích của tác phẩm vẫn là vạch trần sự đầu độc cùa tư tưởng phong kiến, nhằm thức tính quần chúng đang mê muội.
  • C. Những người cách mạng còn xa rời quần chúng.
  • D. Qua nhân vật Hạ Du, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu xa đối với những chiến sĩ tiên phong của Cách mạng Tân Hợi.

Câu 3: Hình ảnh con đường mòn trong nghĩa địa trong truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn) có ý nghĩa:

  • A. Con đường cùa mỗi con người là con đường số phạn.
  • B. Con đường của mỗi dân tộc, đặc biệt là dân tộc Trung Quốc là con dường cách mạng,
  • C. Hai bà mẹ có con chết chém và con chết bệnh bước qua con đường mòn cố hữuđến gặp nhau và cùng sững sờ trước vòng hoa trên mộ người cách mạng. Nhà văn vững tin vào tiền đồ của cách mạng.
  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 4: Đứng trước vòng hoa bất ngờ xuất hiện, bà mẹ người tử tù cứ lẩm bẩm một câu hỏi: "Thế này là thế nào?”. Em hiếu gì về sự xuất hiện cùa vòng hoa ấy?

  • A. Máu người từ tù đã thức tỉnh được một bộ phận quần chúng, đã có người hiểu được cái chết vinh quang của họ và nguyện bước tiếp bước chân khai phá cúa họ.
  • B. Tác giả ca ngợi sự bất diêt của lí tưởng cách mạng khi nó đã bén rễ sâu trong lòng quần chúng.
  • C. Những người cách mạng xa rời, thoát li quần chúng nên ngay cà người mẹ của Hạ Du cũng không hiểu nổi con đường đi của con mình.
  • D. cái chết cùa người cách mạng là sự gieo mầm cho những người cách mạng và quần chúng cách mạng hiểu nhau, bước qua con đường mòn cồ hữu để đến với nhau.

Câu 5: Hình ảnh nào Lỗ Tấn hay dùng trong các tác phẩm của mình với ý nghĩa biểu trưng?

  • A. Vòng hoa.
  • B. Con đường.
  • C. Chiếc xe.
  • D. Thuốc.

Câu 6: Truyện ngắn "Thuốc” là sáng tác tiêu biểu về phong cách nhà văn - nhà tư tưởng Lỗ Tấn. Truyện có sự dung hợp giữa tính dân tộc và sắc thái mới mẻ của sự cách tân theo lối phương Tây. Nhận xét trên:

  • A. Đúng.      
  • B. Sai.

Câu 7: Tác giả của truyện ngắn "Số phận con người" là:

  • A. Sô-lô-khốp. 
  • B. Mác-xim Goóc-ki.
  • C. Puskin
  • D. Lép Tônxtôi.

Câu 8: Truyện ngắn "Số phận con người" được sáng tác năm:

  • A.1925
  • B. 1957
  • C. 1926
  • D.1965

Câu 9: Tư tưởng chủ đề truyện "Số phận con người" của Sô-lô-khốp là:

  • A. Tác phẩm mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, biểu dương khí phách anh hùng của người lính Xô-viết, khám phá chiểu sâu tính cách Nga bình dị, nhân ái.
  • B. Tác phẩm thể hiện bản lĩnh kiên cường và nhân hậu cùa con người Xô-viết.
  • C. Sô-lô-khốp là nhà văn dũng cảm khám phá sự thật.
  • D. Truyện ngắn “Số phận con người" là cột mốc quan trọng mờ ra chân trời mới cho văn học Xô-viết. Dung lượng tư tưởng lớn cùa truyện khiến có người xếp nó vào loại tiểu anh hùng ca.

Câu 10: Kết cấu "truyện lồng trong truyện " trong "Số phận con người" có hiệu quả là:

  • A. Qua câu chuyện, chúng ta biếtt được những mất mát tưởng như quá sức chịu dựng của con người: “Tôi đã chôn trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng cùa tỏin.
  • B. Tô đậm những đau khô, những phẩm chất cao đẹp cùa nhân vât Xô-cô-lốp, khắc hoạ đậm nét tính cách và tâm hổn Nga, đem đến cho người đọc bao xúc động thấm thìa về số phận con người trong chiến tranh và thời hậu chiến.
  • C. Trước số phân trớ trêu, bi thảm của con người Sô-lô-khốp cũng bất giác dể lộ sự đổng cảm và lòng nhân hâu cùa chính mình.
  • D. Khám phá, ca ngợi tính cách Nga, “con người có ý chí kiên cường". Tính cách đó hoà hợp trong nó hai phẩm chất tưởng chừng trái ngược nhau: đó là sự cứng rắn và mềm dịu cùa tâm hồn, ý chí kiên cường và lòng nhân ái.

Câu 11: Vì sao Xô-cô-lốp lại nói: "Tôi đã chôn trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng của tôi"?

  • A. Người chiến sĩ Hồng quân Xô-cô-lốp đã chịu trăm nghìn cay đắng, chiến đấu chừng một năm anh bị thương nhẹ hai lần, vào tay và chân. Tiếp đó là hai năm bị đoạ đầy trong các trại tù binh Đức. "Cứ nhớ tới cực hình vô nhân đạo phải chịu ở bên Đức, cứ nghĩ tới bạn bè, đổng chí đã bỏ mình vì bị hành hạ trong trại tập trung, thì tim tôi không còn trong lồng ngực nữa mà nhảy lên đập ở cuống họng và tôi thấy ngạt thở’’.
  • B. Năm 1944, sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ tù binh, An-đrây Xổ-cô-lốp được biết một tin đau đớn: ngay từ tháng 6 năm 1942, vợ và hai con gái anh đã bị bom của bọn phát xít giết hại. Trở vể thăm xóm thợ, Xô-cô-lốp thấy ngôi nhà êm ấm xưa kia của gia đình giờ đây chi còn là một hố bom.
  • C. Để chiến thắng phát xít Đức, 25 triệu người Xô-viết, non một phần mười dân số thời đó đã hi sinh. Chỉ khoảng ba phần trăm thanh niên từ măt trận trở về. Vì độc lập dân tộc và sự sống còn của nhân dân, Xô-cô-lốp đã-chịu đựng những mất mát ghê gớm.
  • D. Niềm hi vọng cuối cùng giúp anh bám víu vào cuộc đời này là A-na-tô-ni, chú học sinh giỏi toán, đại uý pháo binh, đứa con trai yêu quý đang cùng anh tiến đánh Béc-lin. Và hi vọng cuối cùng đó cũng bị dập tắt: “Đúng sáng ngày mông chín tháng năm, ngày Chiến thắng, một thằng thiện xạ Đức đã giết chết mất A- na-tô-ni cùa tôi...”.

Câu 12: Theo bước chân của người kể chuyện, những chi tiết khắc hoạ chân dung bé Va-ni đã bộc lộ tình cảm gì của Xô-cô-lốp với cháu bé?

  • A. Lòng xúc động trước sự thơ ngây tội nghiệp cùa Va-ni-a.
  • B. Sự xót thương.
  • C. Lòng yêu mến. 
  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 13: Tác giả của tiểu thuyết “ông già và biển cả” là:

  • A. Giâc Lơn-đơn 
  • B. Ô.Hen-ri
  • C. Hêmingway 
  • D. Mác Tuên

Câu 14: Những tác phim của Heminguây được sáng tác theo nguyên lí “tảng băng trôi”- có một phần nổi và bảy phần chìm. Điều đó có nghĩa là:

  • A. Các sáng tác văn học đều có hai mặt: cái miêu tả và cái được thể hiện.
  • B. Mỗi tác phẩm văn học đều có nhiều bình diện nghĩa. Sự phát hiện ra các bình diện nghĩa do năng lực tâm lí cảm thụ của từng cá nhân bạn đọc. Bạn đọc đồng sáng tạo với tác giả.
  • C. Văn phong của Hêminguây giản dị, trong sáng mà ẩn chứa nhiêu triết lí sâu sắc về thế giới tự nhiên và con người. Chất liệu sống ngồn ngộn, độc thoại nội tâm sâu sắc, tình huống biến hoá, căng thẳng tạo ra tiếng nói đa thanh, đa nghĩa của tác phẩm.
  • D. Khi sáng tác, chủ đề cùa tác phẩm được xác định và mã hoá qua các cấp độ của hình tượng trong tác phẩm. Khi chiếm lĩnh tác phẩm, người đọc phải giải mã các cấp độ hình tượng, các điểm sáng thẩm mĩ văn chương để thấy được hàm nghĩa sâu xa, thú vị của tác phẩm.

Câu 15: Tiểu thuyết  “Ông già và biển cả” được sáng tác vào năm:

  • A.1926 
  • B.1940
  • C. 1952
  • D. 1954

Câu 16: Tác phẩm “Ông già và biển cà” có hai hình tượng nhân vật chính. Đó là:

  •  A. Ông già và biến
  • B. Ông già và đàn cổ mập.
  • C. Ông già và con cá kiếm
  • D. Cá kiếm và cá mập.

Câu 17: Chủ đề chính của tác phẩm Ông già và biển cả là

  • A. Là “bản anh hùng ca, ca ngợi con người và sức lao động của con người. Cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi sống có khát vọng. Cái giá cùa khát vọng hạnh phúc ở đời là thước do tầm vóc của con người chân chính.
  • B. Hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của người lao động.
  • C. Thế nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo, rồi trình bày nó trước người đời.
  • D. Mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên.

Câu 18: Cốt truyện trong Ông già và biển cả cho thấy trong văn phong của Hêmingmây: 

  • A.Thời gian, nhân vật dường như được thu hẹp tới mức cực hạn.
  • B. Câu chuyện cực kì đơn giản
  • C Gợi mở nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc.
  • D. Cả 3 ý trên.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác