Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Câu 1: Lỗi như thế nào được cho là lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm?

  • A. Luận điểm trong bài chưa rõ ràng, nội dung bị trùng lặp thiếu sự nhấn mạnh, phát triển ý
  • B. Không nêu được luận điểm chính có ý nghĩa khái quát, diễn đạt không mạch lạc, logic, không làm nổi bật được cốt lõi vấn đề.
  • C. Không có sự thống nhất về chủ đề, cách diễn đạt sơ sài
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 2: Phát hiện lỗi sai trong đoạn trích sau: 

"Cảnh vật trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo… Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng thành công cảnh sắc im ắng ấy."

  • A. Luận điểm ở đây không phù hợp với nội dung tác phẩm, làm sai lệch ý đồ của tác giả
  • B. Luận điểm với luận cứ ở đây không phù hợp với nhau. Luận điểm muốn nêu cảm nhận còn luận cứ lại miêu tả khung cảnh là chính
  • C. Luận điểm ở đây bị lặp ý, lặp từ ngữ ở câu 1, 3 và 4 đều nói về sự vắng vẻ của bài thơ "Thu Điếu" thay vì chỉ cần nêu luận điểm ở câu đầu.

Câu 3: Với lỗi sai đã phát hiện thì nên sửa thế nào cho hợp lí?

  • A. Cảnh vật trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến thật là tẻo teo. Mọi thứ dường như ngưng đọng lại. Phải là một người rất yêu quê hương đất nước, Bắc Bộ, tác giả mới có thể miêu tả cảm xúc chân thật đến thế.
  • B. Cảnh vật trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến thật là lạnh lẽo. Mọi thứ dường như ngưng đọng lại. Đây là một sự thành công khi tạo dựng thành công cảnh sắc im ắng ấy của Nguyễn Khuyến.
  • C. Cảnh vật trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến thật là nhạt nhẽo. Mọi thứ dường như ngưng đọng lại. Buồn chán và không cảm xúc.

Câu 4: Đọc đoạn văn sau và chỉ ra lỗi sai

"Văn học dân gian ra đời từ xa xưa nhưng đến nay vẫn tiếp tục phát triển. Nhắc đến nó, người ta hình dung ngay ra cuốn sách bách khoa về cuộc sống. Tiếp nhận văn học dân gian là tiếp nhận tri thức hữu ích từ cuộc sống. Không cần lý lẽ, hình ảnh quá trừu tượng mà chính là kinh nghiệm của đời sống phong phú sinh động đã khiến văn học dân gian có tính hấp dẫn. Ví dụ câu tục ngữ: "cơn mưa đằng đông vừa trông vừa chạy/ cơn mưa đằng nam vừa làm vừa chơi”. Câu tục ngữ đã đúc kết được từ kinh nghiêm thực tế: Cơn mưa từ đông kéo tới thì mưa rất nhanh. Trái lại, cơn mưa đằng nam kéo đến thì rất lâu mới có mưa. Câu tục ngữ này đã giúp ích rất nhiều cho bà con nông dân."

  • A. Giữa luận điểm và luận cứ không có sự kết nối mà nó quá rời rạc.
  • B. Luận điểm quá dài
  • C. Luận cứ quá ít, chưa đủ chân thực với người đọc.

Câu 5: Sửa lỗi vừa phát hiện ở trên?

  • A. Thay câu "Văn học dân gian ra đời từ xa xưa nhưng đến nay vẫn tiếp tục phát triển" bằng câu "Nhắc đến văn học dân gian, người ta hình dung ngay ra cuốn sách bách khoa về cuộc sống."
  • B. Bỏ đoạn "Ví dụ câu tục ngữ...." đến hết
  • C. Thay bằng câu tục ngữ "chuồn chuồn bay thấp thì mưa/bay cao thì nắng/bay vừa thì râm."

Câu 6: Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ là lỗi như thế nào?

  • A. Luận cứ mơ hồ, cách dùng từ chưa hợp lý
  • B. Luận cứ thiếu chính xác, cách sắp xếp ý lộn xộn
  • C. Lỗi ở sự thiếu logic, luận cứ không phù hợp với luận điểm
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 7: Phát hiện lỗi sai ở đoạn trích sau?

“Nắng xuống, trời lên xanh bát ngát

Sông dài trời rộng bến cô liêu.”

Thường thì khi nắng xuống thì bầu trời trở nên xanh mênh mông bát ngát, cảnh đẹp của quê hương cũng không lấp được nỗi mênh mông trống trải cô đơn trong lòng người."

  • A. Dẫn thơ sai không phải là “Nắng xuống, trời lên xanh bát ngát” mà là “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”
  • B. Phân tích câu thơ chưa đúng ý thơ
  • C. Cả 2 lỗi sai đã nêu trên

Câu 8: Sửa lỗi sai cho câu trên như thế nào?

  • A. Sửa lại câu thơ và phân tích lại 
  • B. Tìm dòng thơ khác phù hợp với ý phân tích
  • C. Giữ nguyên như ban đầu, không cần phải sửa

Câu 9: Phát hiện lỗi sau trong đoạn trích sau?

"Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọt cờ hồng khởi nghĩa dánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân chạy về nước. Đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đã đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn."

  • A. Luận cứ thiếu chính xác “đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đã đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn”.
  • B. Dẫn chứng về Hai Bà Trưng là không đủ cho luận điểm anh hùng hảo kiệt đời nào cũng có.
  • C. Cả 2 lỗi trên

Câu 10: Đoạn trích nào sau đây không còn mắc lỗi nữa?

  • A. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọt cờ hồng khởi nghĩa dánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân chạy về nước. Đất nước sau hơn hai nghìn năm bị phong kiến nước ngoài đã đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
  • B. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọt cờ hồng khởi nghĩa dánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân chạy về nước. Có cả những cái tên đã đi vào huyền thoại như Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Lê Lợi. Đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đã đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
  • C. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọt cờ hồng khởi nghĩa dánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân chạy về nước. Có cả những cái tên đã đi vào huyền thoại như Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Lê Lợi. Đất nước sau hơn hai nghìn năm bị phong kiến nước ngoài đã đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Câu 11: Những lỗi nào sau đây là lỗi về cách thức lập luận?

  • A. Luận cứ trình bày thiếu tính logic, lộn xộn, hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm.
  • B. Luận điểm mập mờ, luận cứ phiến diện, thiếu cái nhìn đa chiều.
  • C. Luận điểm hư ảo, không rõ ràng, sự gợi mở, dẫn dắt không phù hợp làm sáng tỏ luận điểm.
  • D. Tất cả những lỗi trên.

Câu 12: Phát hiện lỗi trong đoạn trích sau

"Từ xưa, vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ luôn là một đề tài chủ đạo trong thơ văn. Trong nền văn học trung đại Việt Nam, nhiều tác giả đã viết về đề tài này như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn,…Nhưng người đã phản ánh một cách sâu sắc nhất bi kịch của người phụ nữ chính là Nguyễn Du."

  • A. Luận cứ không phù hợp với luận điểm bởi cách liên kết và dẫn dắt luận điểm chưa hợp lý.
  • B. Luận cứ quá ngắn, không đủ sức thuyết phục người đọc.
  • C. Luận điểm quá dài, lan man

Câu 13: Dòng nào sau đây sửa lỗi hợp lí nhất

  • A. Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ luôn là những đề tài trong nền văn học trung đại Việt Nam để nhiều tác giả thể hiện quan niệm tiến bộ của mình như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn… và xuất sắc nhất phải nhắc tới chính là Nguyễn Du với tác phẩm truyện Kiều.
  • B. Trong nền văn học trung đại Việt Nam, nhiều tác giả đã viết về đề tài vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn,…Nhưng người phản ánh về bi kịch của người phụ nữ chỉ có Nguyễn Du.
  • C. Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Du là người duy nhất phản ánh về bi kịch của người phụ nữ.

Câu 14: Đọc đoạn văn và chỉ ra lỗi sai

"Nam Cao viết nhiều về nông thôn. Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh cu Phúc chết lặng trong xó nhà ẩm ướt, trước những đôi mắt “dại đi vì đói” của hai đứa con. Bà cái đĩ chết vì một bữa no, tức là một kiểu chết vì quá đói. Lại có cảnh đám cưới, nhưng cưới để chạy đói."

  • A. Luận cứ và luận điểm không phù hợp.
  • B. Luận cứ chưa đủ sức hấp dẫn người đọc.
  • C. Luận điểm không đúng với bản chất của tác giả.

Câu 15: Dòng nào dưới đây sửa lỗi sai hợp lí nhất?

  • A. Nam Cao viết nhiều về người nông dân và miếng cơm manh áo. Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh cu Phúc chết lặng trong xó nhà ẩm ướt, trước những đôi mắt “dại đi vì đói” của hai đứa con. Bà cái đĩ chết vì một bữa no, tức là một kiểu chết vì quá đói. Lại có cảnh đám cưới, nhưng cưới để chạy đói.
  • B. Nam Cao viết về cuộc sống làng quê. Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh cu Phúc chết lặng trong xó nhà ẩm ướt, trước những đôi mắt “dại đi vì đói” của hai đứa con. Bà cái đĩ chết vì một bữa no, tức là một kiểu chết vì quá đói. Lại có cảnh đám cưới, nhưng cưới để chạy đói.
  • C. Nam Cao là một tác giả của người nông dân. Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh cu Phúc chết lặng trong xó nhà ẩm ướt, trước những đôi mắt “dại đi vì đói” của hai đứa con. Bà cái đĩ chết vì một bữa no, tức là một kiểu chết vì quá đói. Lại có cảnh đám cưới, nhưng cưới để chạy đói.

 

 

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác