Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Sóng

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài Sóng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác ở vùng biển nào?

  • A. Sầm Sơn - Thanh Hóa
  • B. Cô Tô - Quảng Ninh.
  • C. Diêm Điền - Thái Bình
  • D. Vân Đồng - Quảng Ninh

Câu 2: Thông tin nào sau đây không chính xác khi nói về tiểu sử nhà thơ Xuân Quỳnh?

  • A. Tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
  • B. Quê ở tỉnh Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội.
  • C. Ngay từ khi còn nhỏ đã làm thơ.
  • D. Năm 1955, làm diễn viên múa trong đoàn văn công.

Câu 3: Bài thơ Sóng có thể chia tối cục thành mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 4: Câu thơ nào dưới đây không được trích ra từ bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?

  • A. "Khi hai đứa cầm tay".
  • B. "Sóng bắt đầu từ gió".
  • C. "Ôi con sóng ngày xưa".
  • D. "Mây vẫn bay về xa".

Câu 5: Năm sinh năm mất của nhà thơ Xuân Quỳnh là:

  • A. 1942 
  • B. 1941
  • C. 1943
  • D. 1940 

Câu 6: Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là:

  • A. Lời đoạn tuyệt của một người phụ nữ với người yêu của mình.
  • B. Lời oán thán của một tâm hồn phụ nữ bị phụ bạc trong tình yêu.
  • C. Lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu.
  • D. Lời khuyên nhủ của một người phụ nữ hạnh phúc trong tình yêu đối với các cô gái trẻ.

Câu 7: Bài thơ nào sau đây trong số các bài thơ của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc?

  • A. Anh.
  • B. Sóng.
  • C. Tự hát.
  • D. Thuyền và biển.

Câu 8: Tập thơ nào sau đây không phải của Xuân Quỳnh?

  • A. Hoa trên đá.
  • B. Gió Lào cát trắng.
  • C. Tự hát.
  • D. Hoa dọc chiến hào.

Câu 9: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  • A. Thể thơ 5 chữ
  • B. Thể thơ 7 chữ
  • C. Thể thơ lục bát
  • D. Thể thơ tự do

Câu 10: Đánh giá nào sau đây là hợp lí khi nhà thơ Xuân Quỳnh ước muốn được “Thành trăm con sóng nhỏ”:

  • A.   Đó là ước mơ ngông cuồng, phi lí.
  • B.   Ước muốn vì tuyệt vọng, bất lực, trước giới hạn đời người.
  • V.   Ước muốn thành sóng để trốn kiếp làm người.
  • D.   Ước muốn của những người có tình yêu lớn, muốn được trường tồn với tình yêu.

Câu 11: Khổ thơ nói lên được nét riêng nào trong tình yêu của người phụ nữ (ít thấy ở thơ tình của nam giới).

Dẫu xuôi về phương Bắc 

Dẫu ngược về phương Nam 

Nơi nào em cũng nghĩ 

Hướng về anh - một phương 

                                                (Sóng - Xuân Quỳnh)

  • A. Đôn hậu
  • B. Say đắm
  • C. Thủy chung
  • D. Nhớ nhung

Câu 12: Tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?

  • A. Sôi nổi, đắm say
  • B. Trắc trở, lo âu
  • C. Lắng sâu, đằm thắm
  • D. Hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng đời thường

Câu 13: Đánh giá nào sau đây là hợp lí khi nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng ước muốn được "Thành trăm con sóng nhỏ"?

  • A. Ước muốn vì tuyệt vọng, bất lực trước giới hạn của con người.
  • B. Ước muốn thành con sóng để trốn đi kiếp người đau khổ.
  • C. Ước muốn của người có tình yêu lớn, muốn được trường tồn với tình yêu.
  • D. Ước muốn viễn vông, phi thực tế.

Câu 14: Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có mối quan hệ như thế nào?

  • A. "Sóng" là hóa thân của "em", "em" với "sóng" hòa tan từ đầu đến cuối bài.
  • B. Là một đôi "tình nhân" trong tưởng tượng.
  • C. Là một cặp hình ảnh song hành, quấn quýt.
  • D. Là một cặp hình ảnh đối lập, chia cách.

Câu 15: Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được in trong tập thơ:

  • A. Lời ru trên mặt đất.
  • B. Hoa cỏ may.
  • C. Tơ tằm - Chồi biếc.
  • D. Hoa dọc chiến hào.

Xem đáp án

Xem toàn bộ: Soạn văn bài: Sóng


Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác