Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Hồn Trương Ba da hàng thịt (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài Hồn Trương Ba da hàng thịt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, thái độ và hành động của Hồn Trương Ba có sự thay đổi như thế nào?

  • A. Lúc đầu tra vấn xác anh hàng thịt sau chuyển sang thành người bị xác anh hàng thịt tra vấn.
  • B. Lúc đầu đối thoại rồi chuyển sang tranh luận và cuối cùng là kết tội xác anh hàng thịt.
  • C. Lúc đầu giận dữ, quát tháo sau dần đuối lí, bất lực và tuyệt vọng.
  • D. Lúc đầu bình tĩnh, ôn hòa sau bất bình, giận dữ.

Câu 2: Dựa vào nguyên mẫu hay cốt truyện nào để Lưu Quang Vũ sáng tác”Hồn Trương Ba da hàng thịt”?

  • A. Tác giả sáng tác hoàn toàn dựa vào sự hư cáu tưởng tượng.
  • B. Sáng tác dựa vào một câu truyện dân gian.
  • C. Được sáng tác dựa trên một nguyên mẫu nhân vật lịch sử.
  • D. Sáng tác dựa vào một cốt truyện của một tác phẩm văn họcviết nước ngoài.

Câu 3: Sau khi được sống lại bằng cách nhập vào thân xác của anh hàng thịt, Hồn Trương Ba đã có cuộc sống như thế nào?

  • A. Mãn nguyện vì đã được hồi sinh.
  • B. Sung sướng và hạnh phúc bên vợ con.
  • C. Đau khổ, dằn vặt vì phải sống nhờ thân xác người khác.
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 4: Mở đầu đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt là cuộc đối thoại giữA.

  • A. Hồn Trương Ba và cái Gái
  • B. Hồn Trương Ba và xác hàng thịt
  • C. Hồn Trương Ba và Đế Thích
  • D. Hồn Trương Ba và vợ Trương Ba

Câu 5: Mở đầu đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt là đoạn đối thoại giữa

  • A. Hồn Trương Ba và cái Gái. 
  • B.Hồn Trương Ba và vợ Trương Ba. 
  • C.Hồn Trương Ba và xác hàng thịt. 
  • D. Hồn Trương Ba và chị con dâu. 

Câu 6: Tình huống kịch của vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt là gì? 

  • A. Hồn Trương Ba xin Đế Thích cho được chết hẳn, không nhập vào thân xác của ai nữa. 
  • B. Trương Ba là một người đàn ông khỏe mạnh, lương thiện, đôn hậu nhưng lại phải chết do sự tắc trách của Nam Tào và Bắc Đẩu. 
  • C. Trương Ba là một người chơi cờ rất giỏi, từng đánh cờ với Đế Thích nên khi chết đi được Đế Thích cứu sống. 
  • D.Trương Ba là một người đôn hậu, chất phác nhưng khi chết Hồn Trương Ba lại phải trú ngụ trong xác anh hàng thịt, tạo nên cuộc đấu tranh gay gắt giữa phần hồn Trương Ba cao quý với những ham muốn bản năng của phần xác hàng thịt. 

Câu  7: Trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, câu nói nào của nhân vật Trương Ba thể hiện rõ nhất chủ đề tư tưởng của tác phẩm? 

  • A."Sống thế này còn khổ hơn là cái chết". 
  • B. "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn." 
  • C. "Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong cái vườn nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu".
  • D. "Không còn cái vật quái gở mang tên "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" nữa".

Câu 8: Ý nào sau đây miêu tả đúng nhất về anh hàng thịt trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

  • A. Người gầy còm, tính nhút nhát.
  • B. Tất cả các đáp án đều sai.
  • C. Người học rộng biết nhiều.
  • D. Thân xác thô kệch, tính cách thô thiển.

Câu 9: Dựa vào nguyên mẫu hay cốt truyện nào để Lưu Quang Vũ sáng tác "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"

  • A. Tác giả sáng tác hoàn toàn dựa vào hư cấu tưởng tượng.
  • B. Được sáng tác dựa trẹn một nguyên mẫu nhân vật lịch sử.
  • C. Sáng tác dựa vào một cốt truyện của một tác phẩm văn học viết nước ngoài.
  • C. Sáng tác dựa vào một câu chuyện dân gian.

Câu 10: Điền tiếp vế còn thiếu trong nhận xét sau sao cho hợp lý nhất về ý nghĩa vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt: “Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt………..”.

  • A. đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ về xã hội và con người với ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc
  • B. là tác phẩm mang dấu ấn chính trị sâu sắc.
  • C. mang lại tiếng cười hóm hỉnh.
  • D. mang tính phê phán hiện thực xã hội đương thời. 

 Câu 11: Chủ đề đề đoạn trích cảnh VI Hồn Trương Ba, da hàng thịt là:   

  • A. Tâm hồn mới là yếu tố quan trọng, thể xác là cái bình chứa linh hồn, đầy dục vọng.
  • B. Thương xót cho hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba phải sống trong xác anh hàng thịt.
  • C. Đặt ra vấn đề con người phải sống trung thực, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc đời là được sống đúng là mình.
  • D.Phê phán thói hư tật xấu của thân xác con người.

Câu 12: Thông tin nào sau đây về Lưu Quang Vũ là chưa chính xác?

  • A. Quê gốc ở Phú Thọ nhưng được sinh ra và tuồi thơ gắn bó với mảnh đất Quảng Nam chưa mưa đã nắng.
  • B. Từng tham gia quân đội thời kì kháng chiến chống Mỉ.
  • C. Bắt đầu sáng tác văn chương từ giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
  • D. Đã được tặng Giải Thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật năm 2000

Câu  13: Trước khi đến với kịch, Lưu Quang Vũ chủ yếu sáng tác văn học ở thể loại nào?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Bút kí.
  • C. Tiểu thuyết
  • D. Thơ  

Câu 14: Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích ở cuối đoạn trích, toát lên ý nghĩa gì?

  • A. Người và thần tiên luôn luôn bất đồng quan điểm sống
  • B. Cuộc nói chuyện giữa người thường và thần tiên.
  • C. Cuộc tranh luận về sự sống và cái chết.
  • D. Khát vọng sống đẹp, khát vọng tự giải phóng cho tâm hồn thanh cao của Hồn Trương Ba. Đó là khát vọng tự hoàn thiện nhân cách

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận