Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Quá trình văn học và phong cách văn học

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Quá trình văn học và phong cách văn học. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khái niệm quá trình văn học?

  • A. Là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kì lịch sử.
  • B. Là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học ở một thời kì nhất định trong quá khứ.
  • C. Là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển và diệt vong của một số loại hình văn học qua các thời kì lịch sử.

Câu 2: Các thời kì hình thành, tồn tại, thay đổi và phát triển của quá trình văn học gồm những thời kì nào?

  • A. Cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại, đương đại.
  • B. Cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại.
  • C. Cổ - trung đại, cận đại.

Câu 3: Tại sao nói quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể?

  • A. Vì nó bao gồm tất cả các tác phẩm văn học với chất lượng khác nhau, rất cả các hình thức tổn tại của văn học từ truyền miệng đến chép tay, in ấn.
  • B. Vì nó bao gồm các thành tố của đời sống văn học như tác giả và người đọc, ác hình thức tổ chức hội đoàn, các hoạt động nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, xuất bản, ảnh hưởng qua lại giữa văn học và các loại hình nghệ thuật khác, các hình thái ý thức xã hội khác,..
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai 

Câu 4: Những quy tắc chung của quá trình văn học là gì?

  • A. Văn học gắn bó với đời sống: thời đại nào, văn học ấy.
  • B. Văn học phát triển trong sự kết thừa và cách tân: văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết.
  • C. Văn học của một dân tộc tồn tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Khái niệm trào lưu văn học?

  • A. Là một phong trào văn học mang tính khuynh hướng xã hội rộng lớn được sáng tác bởi nhiều nhà văn có cùng chủ trương sáng tác, lý tưởng thẩm mỹ, gần gũi về tư tưởng văn hóa chính trị, trong sự thúc đẩy của phong trào lịch sử xã hội nhất định hay những biến động thời đại.
  • B. Là một phong trào văn học mang tính khuynh hướng xã hội rộng lớn được sáng tác bởi nhiều nhà văn trong cùng một chế độ chính trị và bối cảnh xã hội.
  • C. Là những sáng tác mang tính tự phát của một hay một số tác giả sáng tác theo khả năng và nhận thức của mình.
  • D. là những sáng tác mang tính tự phát của một hay một số tác giả sáng tác theo khả năng và nhận thức sau khi được giác ngộ một chân lý nào đó.

Câu 6: Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi: "Trong phong trào Thơ mới có các tác giả nổi tiếng như Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Huy Cận, Thế Lữ… Đây là một mốc lịch sử quan trọng trong nền văn học nước nhà. Những thành tựu của nó góp phần làm giàu và đẹp nền văn học Việt Nam. Nó là tiếng nói của giai cấp tiểu tư sản và tư sản. Thơ mới mở ra một thời đại thi ca với sự xuất hiện của cái tôi trữ tình." Đâu được coi là trào lưu văn học?

  • A. Phong trào Thơ mới 
  • B. Nhóm tác giả Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Huy Cận, Thế Lữ
  • C. Tiếng nói của giai cấp tiểu tư sản và tư sản
  • D. Cái tôi trữ tình

Câu 7: Có nhận định rằng: Một trào lưu văn học có thể có nhiều khuynh hướng hoặc trường phái văn học. Cũng có khi nền văn học của một dân tộc không có trào lưu văn học, nhưng lại có các khuynh hướng, trường phái văn học khác nhau. Đúng hay sai?

  • A. Đúng 
  • B. Sai 

Câu 8: Trào lưu văn học Phục hưng ở Châu Âu diễn ra vào khoảng thời gian nào?

  • A. Thế kỉ XV - XVI
  • B. Thế kỉ XIV - XV
  • C Thế kỉ XVII - XVI
  • D. Thế kỉ XV - XVIII

Câu 9: Trào lưu văn học chủ nghĩa Cổ điển ở Pháp thế kỉ XVII có đặc điểm gì?

  • A. Đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời Trung cổ.
  • B. Đề cao tình yêu nam nữ, giải phóng tính cá nhân.
  • C. Luôn đề cao lí trí, sáng tác theo các quy phạm chặt chẽ.

Câu 10: Trào lưu lãng mạn và trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam diễn ra vào năm nào?

  • A. Những năm 1930 - 1945.
  • B. Những năm 1946 -1969.
  • C. Những năm 1970 - 1975
  • D. Những năm 1979 - nay 

Câu 11: Tác giả nào sau đây không thuộc phong trào lãng mạn và phong trào hiện thực phê phán ở Việt Nam?

  • A. Nguyễn Công Hoan
  • B. Vũ Trọng Phụng
  • C. Nam Cao
  • D. Nguyễn Đình Thi

Câu 12: Trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  • B. Từ năm 1945 đến năm 1969
  • C. Từ năm 1970 đến nay 

Câu 13: Những tac giả nào sau đây thuộc trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa?

  • A. Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu
  • B. Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận 
  • C. Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Thạch Lam
  • D. Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Nhất Linh

Câu 14: Phong cách văn học là gì?

  • A. Là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo.
  • B. Là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật nhưng vẫn cần theo một quy chuẩn nhất định.
  • C. Là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật có sẵn và sáng tạo theo cách của riêng mình đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời.

Câu 15: Những biểu hiện của phong cách văn học là gì?

  • A. Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả
  • B. Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm: đề tài, chủ đề, các hình ảnh, nhân vật cho đến tứ thơ, triển khai cốt truyện,...
  • C. Hệ thống các phương thức biểu hiện, các thủ pháp kĩ thuật lưu đậm cá tính sáng tạo của tác giả: sử dụng ngôn ngữ, tổ chức kết cấu, định vị thể loại, cách kể chuyện, miêu tả ngoại hình, bộc lộ nội tâm,...
  • D. Sự thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác.
  • E. Tất cả các nội dung trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận