Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài Phong cách ngôn ngữ khoa học. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Văn bản nào sau đây không thuộc nhóm văn bản chuyên sâu:

  • A. Luận án
  • B. Báo cáo khoa học
  • C. Giáo trình đại học
  • D. Luận văn tốt nghiệp

Câu 2: Cho đoạn văn sau
Những phát hiện của nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) nhiều hạch đá, mạnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3 km, một di chỉ xương (vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn.

Ý nào sau đây không phù hợp khi nói về tính lí trí,logic được thể hiện qua đoạn văn trên

  • A. Câu đầu nêu luận điểm khái quát, các câu sau nêu luận cứ đều là các tư liệu thực tế.
  • B. Mỗi câu văn là một đơn vị cung cấp thông tin, thông tin chính xác, có nguồn gốc dựa trên những chứng cứ khoa học
  • C. Các câu văn chuẩn về ngữ pháp.
  • D. Các thông tin đưa ra được lựa chọn nhằm kích thích trí tò mò của người đọc.

Câu 3: Khái niệm nào sau đây được phát biểu bằng ngôn ngữ khoa học:

  • A. Đoạn thẳng có nghĩa là không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.
  • B. Bề mặt của một vật nào đó bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề được gọi là mặt phẳng.
  • C. Mặt phẳng là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.
  • D. Điểm là một vấn đề, một phương diện nào đó được đề cập.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học?

  • A. Tính khái quát trừu tượng.
  • C. Tính lí trí, lô gíc
  • B. Tính truyền cảm thuyết phục.
  • D. Tính khách quan, phi cá thể.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác