Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Người lái đò sông Đà

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài Người lái đò sông Đà. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cảm hứng trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân được khơi gợi từ:
  • A. Vẻ đẹp của sông Đà và sự tài hoa của người lái đò sông Đà.
  • B. Cuộc sống mới của người dân Tây Bắc.
  • C. Lịch sử của con sông Đà
  • D. Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc gắ liền với sông Đà.

Câu 2: Thông tin nào về tập “Sông Đà” là chưa chính xác?

  • A. Tác phẩm được xuất bản vào năm 1960 và là kết quả của nhiều dịp Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958.
  • B. Tác phẩm chủ yếu hướng tới ngợi ca nhân dân Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • C. Tác phẩm vừa mang yếu tố truyện,vừa thoải mái bàn bạc, nghị luận, triết luận.
  • D. Tác phẩm gồm 15 bài tùy bút và bài thơ ở dạng phác thảo.

Câu 3: Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Vũ Bằng cùng có sở trường ở thể loại nào sau đây?

  • A. Tiểu thuyết.
  • B. Kí.
  • C. Truyện vừa.
  • D. Truyện ngắn.

Câu 4: Dòng nào dưới đây chưa nói đúng đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm Sông Đà ?

  • A. Ngôn ngữ đôi chỗ kiểu cách cầu kì quá mức.
  • B. Tinh tế, hiện đại, vừa trí tuệ lại vừa giàu cảm xúc thẩm mĩ.
  • C. Vừa đậm màu sắc cổ điển, vừa rất giàu chất hội họa
  • D. Vừa đậm chất thơ, vừa giàu chất tạo hình.

Câu 5: Cảm hứng sáng tạo của tập tùy bút “Sông Đà” được khơi gợi chủ yếu từ hiện thực nào ?

  • A. Hiện thực cuộc kháng chiến hào hùng ở Tây Bắc.
  • B. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc.
  • C. Hình ảnh con Sông Đà.
  • D. Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc.
Câu 6: Hình ảnh người lái đò sông Đà được hiện lên:
  • A. Một người lao động lành nghề.
  • B. Một người lao động, đồng thời như một nghệ sĩ.
  • C. Một con người đặc biệt, tuy đã cao tuổi nhưng vẫn có sức khỏe phi thường.
  • D. Một kẻ ngang tàng, không biết lượng sức mình trước con sông Đà hung dữ.

Câu 7: Ý đồ nghệ thuật chủ yếu của Nguyễn Tuân qua tùy bút “Người lái đò Sông Đà”?

  • A. Tô đậm vẻ hung bạo dữ dội của thiên nhiên như một đe dọa nguy hiểm mà con người phải vượt quA.
  • B. Thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước và sự tôn vinh người lao động.
  • C. Thể hiện niềm cảm thông đối với người lao động bởi phải đối diện với thiên nhiên hung bạo.
  • D. Khẳng định một tương lai tươi sáng của cuộc sống người lao dộng Tây BắC.

Câu 8: Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân khẳng định tài nguyên quý nhất của Tây Bắc là gi?

  • A. Các mỏ quặng dưới lòng đất.
  • B.Dòng nước Sông Đà.
  • C.Các cánh rừng hai bên bờ sông.
  • D.Con người bản địa và con người miền xuôi lên góp phần xây dựng Tây Bắc.

Câu 9: . Mở đầu tùy bút “Người lái đò sông Đà” như thế nào?      

  • A. Nguyễn Tuân trình bày mục đích chuyến đi thực tế Tây Bắc của mình.
  • B.Nguyễn Tuân đưa một trích dẫn thơ làm làm lời đề từ.
  • C. Nguyễn Tuân đưa hai trích dẫn thơ làm làm lời đề từ.
  • D.  Tác giả kể tên một số thác nổi tiếng trên Sông Đà.        

Câu 10: Biện pháp tu từ nào sau đây được Nguyễn Tuân sử dụng nhiều nhất khi khắc họa hình tượng con sông Đà?    

  • A. Cường điệu.
  • B. Nhân hóa.
  • C. Ẩn dụ.
  • D.So sánh.      

Câu 11: Quê hương của nhà văn Nguyễn Tuân ở đâu?

  • A. Hà Nam
  • B. Hà Tĩnh
  • C. Hà Nội
  • D. Huế

Câu 12: Nguyễn Tuân đã cho biết trên con sông Đà có bao nhiêu cái thác chưa đặt tên?

  • A. 70 thác.
  • B. 71 thác 
  • C.72 thác.
  • D. 73 thác.

Câu 13: Theo sự diễn tả của Nguyễn Tuân, sự hung bạo dữ dội của sông Đà là ở hình ảnh nào?

  • A. Thác nước sông Đà.
  • B. Các hút nước trên mặt sông, nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc…
  • C. Sự  phối hợp của thác nước và đá tạo nên thạch thủy trận trên sông Đà…
  • D. Những quãng ghềnh trên sông Đà đá xô sóng, sóng xô gió…     

 Câu 14: Nguyễn Tuân đã diễn tả sự dữ dội của sông Đà rõ nhất qua âm thanh nảo?

  • A. Nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc.
  • B.  Nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào.
  • C. Tiếng nước thác như là oán trách, van xin, khiêu khích, chế nhạo..
  • D.Tiếng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác