Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời Ôn tập chương 6: Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 6: Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin vào thời gian nào?

  • A. Tháng 12-1920.
  • B. Tháng 06-1923.
  • C. Tháng 11-1924.
  • D. Tháng 07-1920.

Câu 2: Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam vào thời gian nào?

  • A. Tháng 06-1923.
  • B. Giữ năm 1921 đến tháng 06-1923.
  • C. Ngày 30-04-1945.
  • D. Ngày 28-01-1941.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1941 đến năm 1945?

  • A. Sáng lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh).
  • B. Ra Chỉ thị Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
  • C. Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chống thù trong giặc ngoài.
  • D. Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 4: Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III? 

  • A. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.
  • B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp.
  • C. Quốc tế này đề ra đường lối cho Cách mạng Việt Nam.
  • D. Quốc tế này chủ trương thành lập mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam.

Câu 5: “Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ” được Hồ Chí Minh trả lời nhà văn Mỹ đăng trên báo nào?

  • A. Báo Nhân dân.
  • B. Báo Thanh niên.
  • C. Báo Tiền Phong.
  • D. Báo Người cùng khổ.

Câu 6: Khi bị bắt ở Hồng Kông vào tháng 6-1931, Nguyễn Ái Quốc mang thẻ căn cước mang tên là gì? 

  • A. Nguyễn Tất Thành.
  • B. Nguyễn Sinh Cung.
  • C. Tống Văn Sơ.
  • D. Hồ Chí Minh.

Câu 7: Yếu tố nào có ý nghĩa quyết định việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? 

  • A. Giá trị truyền thống dân tộc.
  • B. Tư tưởng khai sáng Pháp.
  • C. Chủ nghĩa Mác Lê-nin.
  • D. Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh.

Câu 8: Hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. 1905-1911.
  • B. 1901-1911.
  • C. 1911-1915.
  • D. 1911-1920.

Câu 9: Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây?

  • A. Đức.
  • B. Anh.
  • C. Trung Quốc.
  • D. Pháp.

Câu 10: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin được in trên báo

  • A. báo Nhân dân.
  • B. báo Thanh niên.
  • C. báo Nhân Đạo.
  • D. báo Người Cùng khổ.

Câu 11: Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô để tham dự sự kiện nào?

  • A. Hội nghị Quốc tế Thiếu nhi.
  • B. Hội nghị Quốc rế Phụ nữ.
  • C. Hội nghị Quốc tế Nông dân.
  • D. Hội nghị Quốc tế Công nhân.

Câu 12: Tháng 5-1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 tại đâu?

  • A. Pác Bó (Cao Bằng).
  • B. Khe Sanh (Đà Lạt).
  • C. Ba Vì (Hà Nội).
  • D. Côn Đảo (Phú Quốc).

Câu 13: Việc Nguyễn Ái Quốc đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin có ý nghĩa như thế nào? 

  • A. Giúp Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
  • B. Chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Mác.
  • C. Giúp Nguyễn Ái Quốc thấy được mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • D. Giúp Nguyễn Ái Quốc rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.

Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên trường quốc tế? 

  • A. Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách đến Hội nghị Véc-xao (18-6-1919).
  • B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
  • C. Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm Đường kách Mệnh.
  • D. Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Tua của Đảng xã hội Pháp.

Câu 15: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà chưa thành lập một chính Đảng vô sản ở Việt Nam vì lý do chủ yếu nào?

  • A. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản về cách mạng Đông Dương.
  • B. Lực lượng cách mạng còn non trẻ, thực dân Pháp đang còn mạnh.
  • C. Công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác Lê-nin chưa được truyền bá rộng rãi vào Việt Nam.
  • D. Lực lượng cách mạng còn chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ.

Câu 16: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa

  • A. phong trào công nhân, phong trào tư sản và phong trào nông dân.
  • B. phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
  • C. chủ nghĩa Mác Lê-nin và phong trào công nhân.
  • D. chủ nghĩa Mác Lê-nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Câu 17: Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam là gì?

  • A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp.
  • B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp – Nhật.
  • C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
  • D. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai.

Câu 18: Cho các dữ liệu sau:

  1. Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam được thành lập.
  2. Thông qua kế hoạch toàn dân Tổng khởi nghĩa.
  3. Thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.

Sắp xếp theo trình tự thời gian cho thấy Đảng đã lãnh đạo nhân dân “chớp  thời cơ” tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước là

  • A. (1), (3), (2).
  • B. (2), (3), (1).
  • C. (1), (2), (3).
  • D. (2), (1), (3).

Câu 19: Luận điểm: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” được trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh? 

  • A. Tuyên ngôn Độc lập.
  • B. Đường Cách mệnh.
  • C. Điều lệ vắn tắt của Đảng.
  • D. Thường thức chính trị.

Câu 20: Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỷ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về

  • A. lực lượng cách mạng.
  • B. khuynh hướng chính trị.
  • C. đối tượng cách mạng.
  • D. mục tiêu trước mắt.

Câu 21: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” được trích dẫn trong văn kiện nào dưới đây?

  • A. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12-12-1946).
  • B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946).
  • C. Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi (1947).
  • D. Chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.

Câu 22: Tổ chức UNESCO tôn vinh “Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam” vào năm nào?

  • A. 1997.
  • B. 1977.
  • C. 1987.
  • D. 1988.

Câu 23: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa VI) đã quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn – Gia Định thành

  • A. Thành phố Nguyễn Tất Thành.
  • B. Thành phố Hồ Chí Minh.
  • C. Thành phố Nguyễn Sinh Sắc.
  • D. Thành phố Văn Ba.

Câu 24: Ý nào dưới đây không đúng về hành động để tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhân dân và các quốc gia?

  • A. Ghi chép lại những hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
  • B. Xây dựng nhà lưu niệm, khu tưởng niệm Hồ Chí Minh.
  • C. Dựng tượng đài kỉ niệm, bia tưởng niệm Hồ Chí Minh.
  • D. Đặt tên Hồ Chí Minh cho các đại lộ, con đường, trường học, công viên.

Câu 25: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ra, nhân dân ta và non sông đất nước ta” được trích trong

  • A. Văn kiện Đại hội 13 của Đảng.
  • B. Điếu văn của Ban Chấp hành trung ương Đảng.
  • C. Cương lĩnh chính trị.
  • D. Cương lĩnh xây dựng đất nước.

Câu 26: “Cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” được UNESCO ghi nhận về Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào?

  • A. 20-11-1987.
  • B. 20-11-1989.
  • C. 20-11-1988.
  • D. 20-11-1986.

Câu 27: “Người là hiện thân của những phẩm chất tốt đẹp của một nhà cách mạng, một người nhìn xa trông rộng và một nhà nhân văn vĩ đại” là nhận định của ai về Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A. O.Mandenxtam (Nhà báo Xô-viết).
  • B. Fidel Castro (Lãnh tụ Cu-ba).
  • C. P.J Nehru (Thủ tướng Ấn Độ).
  • D. K.C Tiagi (Tổng bí thư Đảng Janata dal, Ấn Độ).

Câu 28: Tuyến đường đã kết nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam, vận chuyển kịp thời, hiệu quả vũ khí và lực lượng, góp phần vào Đại thắng Xuân năm 1975. Tuyến đường đó mang tên là gì?

  • A. Đường Quốc lộ 1A.
  • B. Đường Hồ Chí Minh.
  • C. Đường Điện Biên Phủ.
  • D. Đường Phan Đình Phùng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác