Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Chân trời bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời sáng tạo bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phan Bội Châu đưa gần 200 du học sinh Việt Nam bí mật xuất dương sang Nhật Bản để đào tạo về

  • A. kĩ thuật.
  • B. quân sự.
  • C. mọi mật.
  • D. kĩ thuật, quân sự.

 Câu 2: Thực dân Pháp thương lượng với Chính phủ Nhật Bản trục xuất những du học sinh Việt Nam khỏi Nhật Bản vào thời gian nào?

  • A. Tháng 06-1908.
  • B. Tháng 08-1908.
  • C. Tháng 05-1908.
  • D. Tháng 09-1908.

Câu 3: Để tiếp tục tìm sự giúp đỡ cho các hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu và hội viên Duy Tân đã đến các nước nào?

  • A. Quảng Đông (Trung Quốc), Lào và Xiêm.
  • B. Thái Lan, Nhật Bản và Lào.
  • C. Cam-pu-chia, Xiêm và Quảng Đông (Trung Quốc).
  • D. Anh, Pháp và Lào.

Câu 4: Việt Nam Quang phục hội được thành lập vào thời gian nào?

  • A. Năm 1908.
  • B. Năm 1911.
  • C. Năm 1912.
  • D. Năm 1909.

Câu 5: Việt Nam Quang phục hội được thành lập ở đâu?

  • A. Xiêm.
  • B. Trung Quốc.
  • C. Nhật Bản.
  • D. Pháp.

Câu 6: Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với

  • A. chủ nghĩa Mác Lê-nin.
  • B. tư bản chủ nghĩa.
  • C. xã hội chủ nghĩa.
  • D. tinh thần quốc tế.

Câu 7: Quan điểm xuyên suốt của các thế hệ người Việt Nam để có đồng minh trong cuộc đấu tranh giành độc lập là gì?

  • A. Giữ vững quyền tự do, độc lập.
  • B. Độc lập dân tộc.
  • C. Quan hệ hữu nghị, hợp tác bền vững.
  • D. Thêm bạn, bớt thù.

Câu 8: Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân nhằm mục đích gì?

  • A. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ phong kiến, thành lập chính thể cộng hòa.
  • B. Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
  • C. Duy Tân làm cho đất nước cường thịnh để giành độc lập.
  • D. Đánh đổ ngôi vua, phát triển lên tư bản chủ nghĩa.

Câu 9: Vì sao vào những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

  • A. Nhật đánh thắng đế quốc Nga.
  • B. Nhật là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận nước thuộc địa.
  • C. Nhật đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa.
  • D. Sau cải cách Minh Trị, Nhật trở thành nước tư bản hùng mạnh nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh?

  • A. Tại Pháp, cùng những nhà ái quốc thành lập Nhóm những người Việt Nam yêu nước.
  • B. Liên hệ với một số thành viên trong Liên minh Nhân quyền và Đảng Xã hội Pháp.
  • C. Cùng các chí sĩ Trung Hoa lập “Chấn Hoa Hưng Á”.
  • D. Tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng cấp tiến tại Pháp cho cách mạng Việt Nam.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911-1930?

  • A. Tham gia phong trào nông dân.
  • B. Tham gia phong trào cộng sản.
  • C. Tham gia phong trào công nhân.
  • D. Tham gia phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.

Câu 12: Ý nào dưới đây là mục đích hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc những năm 1920-1930?

  • A. Trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
  • B. Tìm kiếm sự giúp đỡ của những nhà yêu nước và nhân dân Nhật Bản đối với công cuộc giành độc lập của dân tộc Việt Nam.
  • C. Tìm kiếm sự giúp đỡ, ủng hộ vật chất và tinh thần của nhân dân Lào, Xiêm và Trung Quốc.
  • D. Tìm kiếm sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đã đặt nền móng cho quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các tổ chức chính trị cách mạng.

Câu 13: Từ năm 1930, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm mục đích gì?

  • A. Phục vụ đấu tranh, hoàn thành thống nhất đất nước.
  • B. Giải quyết vấn đề thuộc địa của các nước.
  • C. Xác lập củng cố quan hệ với các đảng cộng sản và phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới.
  • D. Tìm kiếm sự trợ giúp, ủng hộ của các nước thuộc địa.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh giai đoạn 1930-1945?

  • A. Phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
  • B. Liên lạc với phong trào chống quân phiệt Nhật ở các nước Đông Nam Á đứng về phe dân chủ chống phát xít xâm lược.
  • C. Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
  • D. Triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm thiết lập quan hệ với các nước Đồng minh chống phát xít.

Câu 15: Biệt đội “Con nai” – nhóm đặc nhiệm tình báo thuộc Cơ quan Tình báo Chiến lược (OSS) của Mỹ không có nhiệm vụ gì?

  • A. Phối hợp tổ chức huấn luyện quân sự. 
  • B. Tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Đông Dương.
  • C. Cung cấp hậu cần, ý tế cho Việt Minh.
  • D. Thu thập thông tin tình báo và chống quân phiệt Nhật.

Câu 16: Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp vào thời gian nào?

  • A. 1920-1924.
  • B. 1919-1923.
  • C. 1915-1919.
  • D. 1923-1925.

Câu 17: Những hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1919-1923 là

  1. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
  2. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ.
  3. Tham gia các hoạt động của Quốc tế Cộng sản tại Liên Xô.
  4. Xác lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
  • A. (1), (2), (4).
  • B. (1), (2), (3).
  • C. (2), (3), (4).
  • D. (1), (3), (4).

Câu 18: “Tuyên truyền dân chúng Đông Dương nhận thấy sự can hệ, liên lạc phong trào Đông Dương với quốc tế, đánh tan cái quan niệm quốc gia hẹp hòi thì sự giải phóng dân tộc hoàn toàn khỏi ách đế quốc mới có thể có” được trích trong

  • A. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6.
  • B. Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, tập 2.
  • C. Cương lĩnh chính trị.
  • D. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3.

Câu 19: Ngày 13-08-1942, Hồ Chí Minh

  • A. đi Côn Minh (Trung Quốc) đặt cơ sở phối hợp giữa Việt Minh với các lực lượng Đồng minh để kháng Nhật.
  • B. Đặt quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các tổ chức chính trị cách mạng.
  • C. sang Trung Quốc để liên hệ với các lực lượng Đồng minh.
  • D. Xây dựng căn cứ để cùng nhau cày cấy, luyện tập võ nghệ chờ ngày phục quốc.

 

Câu 20: Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì mới so với Phan Bội Châu?

  • A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
  • B. Đi sang châu Mỹ tìm đường cứu nước.
  • C. Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.
  • D. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Câu 21: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920-1930 có điểm mới nào sau đây so với hoạt động của các sĩ phu tiến bộ Việt Nam đầu thế kỉ XX?

  • A. Tập hợp lực lượng cách mạng gồm nhiều tầng lớp trong xã hội.
  • B. Thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam ở Bắc Kì.
  • C. Trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho thanh niên.
  • D. Vận động thanh niên tham gia tổ chức yêu nước chống đế quốc.

Câu 22: Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

  • A. Đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
  • B. Đánh dấu Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
  • C. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
  • D. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.

Câu 23: Ngày 14-01-1926, khi được mời phát biểu tại một sự kiện lớn ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi

  • A. “Biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam”.
  • B. “Tất cả các dân tộc bị áp bức nào, hễ cùng bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, thì phải cùng nhau liên hiệp lại... Không phân biệt nước nào, dân tộc nào, tất cả hãy đứng lên chống kẻ thù chung của chúng ta!”.
  • C. “Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, tôi nói cho họ biết những sai lầm và họ phải làm gì”.
  • D. “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác