Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đại Hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ I đã bầu ai làm Tổng bí thư ?

  • A. Trần Phú.       
  • B. Lê Hồng Phong.
  • C. Hà Huy Tập.        
  • D. Nguyễn Ái Quốc.

Câu 2: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931?

  • A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
  • B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
  • C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đề quốc và phong kiến.
  • D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân.

Câu 3: Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, trang 25, có viết: “Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ bọn đế quốc, bọn phong kiến và giai cấp tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập...” Đó là một trong những nội dung của văn kiện nào?

  • A. Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng do đồng chí Trần Phú soạn thảo,
  • B. Lời kêu gọi Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (tháng 2 - 1930).
  • C. Cương lĩnh chính trị của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
  • D. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

Câu 4: Hệ thống tổ chức của Đảng đã được phục hồi từ Trung ương đến địa phương khi nào ?

  • A. Tháng 2/1933.        
  • B. Tháng 4/1934.
  • C. Tháng 3/1935.        
  • D. Tháng 7/1935.

Câu 5: Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp Hội nghị toàn thể lần thứ nhất vào thời gian nào? Ở đâu?

  • A. Ngày 2 - 3 - 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc).
  • B. Tháng 10 - 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc).
  • C. Tháng 3 - 1935, tại Ma Cao (Trung Quốc).
  • D. Tháng 10 - 1930, tại Quảng Châu (Trung Quốc)

Câu 6: Đảng Cộng sản ra đời do tác động của nhiều yếu tố, yếu tố nào sau đây không đúng?

  • A. Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam.
  • B. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng.
  • C. Sự phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
  • D. Sự phát triển tự giác trong phong trào công nhân Việt Nam.

Câu 7: Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đẳng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khới thảo và Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo?

  • A. Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • B. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam là Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
  • C. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đề quốc trước, đánh phong kiến sau.
  • D. Câu A và B đúng.

Câu 8: Hội nghị thành lập Đảng ngày 3 - 2 - 1930 đã thông qua:

  • A. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
  • B. Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc dự thảo.
  • C. Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo.
  • D. Chính cương, Sách lược và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

Câu 9: Cách mạng Việt Nam bước vào thời kì vô cùng khó khăn. Đế quốc Pháp và phong kiến tay sai thắng tay thi hành một loạt chính sách khủng bố cực kì tàn bạo. Các cơ sở của Đảng lần lượt bị phá vỡ. Đó là đặc điểm của lực lượng cách mạng Việt Nam giai đoạn:

  • A. 1930 - 1931.
  • B. 1931 - 1932.
  • C. 1033 - 1934.
  • D. 1934 - 1935.

Câu 10: Tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là gì?

  • A. Độc lập dân tộc và tự do.
  • B. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
  • C. Độc lập dân tộc và dân chủ.
  • D. Độc lập dân tộc và mọi người sống sung sướng tự do.

Câu 11: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là khẩu hiệu nào?

  • A. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
  • B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”.
  • C. “Tịch thu ruộng đất của để quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.
  • D. “Chống để quốc”, “Chống phát xít”.

Câu 12: Tổ chức nào đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị, xã hội ở nông thôn Nghệ - Tĩnh là:

  • A. Ban chấp hành nông hội.
  • B. Ban chấp hành công hội.
  • C. Hội phụ nữ giải phóng.
  • D. Đoàn thanh niên phản đế.

Câu 13: Bài học kinh nghiệm về lực lượng cách mạng được rút ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?

  • A. Về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh
  • B. Xây dựng khối liên minh công nông
  • C. Xây dựng khối đoàn kết dân tộc
  • D. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận thống nhất

Câu 14: Qua thực tế lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng ta được trưởng thành nhanh chóng. Do đó, tháng 4 - 1931 Đảng ta được Quốc tế Cộng sản công nhận:

  • A. Là một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.
  • B. Là một Đảng trong sạch vững mạnh.
  • C. Là một Đảng đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.
  • D. Là một Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Câu 15: Từ tháng 2 đến tháng 4 - 1930, phong trào nổ ra mạnh nhất ở đâu?

  • A. Ở Trung Kì.
  • B. Ở Bắc Kì.
  • C. Ở Nam Kì.
  • D. Trong cả nước.

Câu 16: Hệ thống tổ chức Đảng trong nước nói chung đã được khôi phục vào thời gian nào?

  • A. Đầu năm 1932.
  • B. Đầu năm 1933.
  • C. Cuối năm 1935
  • D. Cuối năm 1934 đầu 1935.

Câu 17: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 -1933) đã ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế Việt Nam trên lĩnh vực nào?

  • A. Nông nghiệp
  • B. Công nghiệp
  • C. Xuất khẩu. 
  • D. Thủ công nghiệp

Câu 18: Điền tiếp từ còn thiếu trong đoạn thơ sau:

"Kìa .... đứng đầu dậy trước

Nọ Thanh Chương tiếp bước bước lên

Nam Đàn, Nghi Lộc,...

Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi"

  • A. Bến Thuỷ, Hưng Nguyên.
  • B. Yên Dũng, Hưng Nguyên.
  • C. Bến Thuỷ, Hưng Yên.
  • D. Yên Thành, Hưng Nguyên.

Câu 19: Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thực dân Pháp đã làm gì? .

  • A. Tăng cường bóc lột công nhân Pháp.
  • B. Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương.
  • C. Tăng cường bóc lột các nước thuộc địa.
  • D. Vừa bóc lột công nhân và nhân dân lao động chính quốc vừa bóc lột các nước thuộc địa.

Câu 20: Các số liệu sau đây, số liệu nào đúng nhất:

  • A. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 50 cuộc đấu tranh của nông dân, 20 cuộc đấu tranh của công nhân, 8 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
  • B. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 30 cuộc đấu tranh của nông dân, 40 cuộc đấu thanh của công nhân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
  • C. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 16 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
  • D. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 16 cuộc đấu tranh của nông dân 34 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học và dân nghèo thành thị.

Câu 21: Trong thời kì đấu tranh để phục hồi lực lượng cách mạng, tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) các chi bộ đã ra những tờ báo nào để bồi dưỡng lí luận chủ nghĩa Mác  -Lênin cho đảng viên.

  • A. “Ý kiến chung”, “Đuốc đưa đường”.
  • B. “Đuốc đưa đường”, “Con đường chính nghĩa”.
  • C. “Tiếng dân”, “Nhành lúa”.
  • D. Tất cả các tờ báo trên.

Câu 22: Lãnh tụ nào của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hi sinh trong nhà tù đế quốc trong thời kì 1930 – 1935?

  • A. Trần Phú.
  • B. Trần Đức Cảnh.
  • C. Nguyễn Phong Sắc.
  • D. Ngô Gia Tự.

Câu 23: Lần đầu tiên nhân dân lao động Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế lao động vào thời gian nào?

  • A. 1 - 5 – 1929
  • B. 1 – 5 - 1930.
  • C. 1 – 5 - 1931.
  • D. 1 – 5 - 1933.

Câu 24: Đại hội lần thứ nhất của Đảng diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

  • A. Tháng 3 - 1935 ở Ma Cao - Trung Quốc.
  • B. Tháng 3 - 1935 ở Hương Cảng - Trung Quốc.
  • C. Tháng 3 - 1935 ở Xiêm - Thái Lan.
  • D. Tháng 3 - 1935 ở Cao Bằng - Việt Nam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác