Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 8)

Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn lịch sử 12 phần 8. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho đến năm 1956, ta đã tiến hành bao nhiêu đợt cải cách ruộng đất ?

  • A. 2      
  • B. 3         
  • C. 4          
  • D. 5

Câu 2: Một trong những thị xã bị huỷ diệt trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ?

  • A. Hà Đông.        
  • B. Đồng Hới.
  • C. Lào Cai.        
  • D. Hà Tĩnh.

Câu 3: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) là gì?

  • A. Chiến thắng Vạn Tường được coi như là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ.
  • B. Cổ vũ quân dân cả nước quyết tâm đánh thắng Mĩ
  • C. Khẳng định khả năng có thể đánh thắng quân Mĩ đã trở thành hiện thực.
  • D. Nâng cao uy tín của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Câu 4: Hình dạng của chiếc bàn đàm phán trong hội nghị Pari năm 1973?

  • A. Hình vuông.      
  • B. Hình tròn.
  • C. Hình chữ nhật.      
  • D. Hình thoi.

Câu 5: Bác Hồ đã đến thăm công trường xây dựng cầu Việt Trì vào thời gian nào?

  • A. 1955. 
  • B. 1956. 
  • C. 1957. 
  • D. 1958.

Câu 6: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đông khởi” 1952 -1960 là gì?

  • A. Mĩ - Diệm phá Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
  • B. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.
  • C. Do chính sách cai trị của Mĩ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
  • D. Câu A và B đúng.

Câu 7: Chiến thuật được sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt”là gì?

  • A. Gom dân, lập “ấp chiến lược”.
  • B. “Trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
  • C. Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng.
  • D. “Bình định” toàn bộ miền Nam.

Câu 8: Đế quốc Mĩ thực hiện ý đồ thâm độc biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới thể hiện ở sự kiện nào?

  • A. Mĩ ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng (ngày 20 -5 - 1954).
  • B. Lập khối quân sự SEATO, đặt miền Nam dưới sự bảo trợ của khối này.
  • C. Mĩ - Diệm tổ chức bầu cử riêng lẻ, lập nước Việt Nam Cộng hòa.
  • D. Mĩ - Diệm hô hào “Bắc tiến”

Câu 9: Mô hình hợp tác xã được xây dựng trong những ngành kinh tế nào ở Miền Bắc nước ta ?

  • A. Nông nghiệp, giao thông vận tải.
  • B. Nông nghiệp và thù công nghiệp.
  • C. Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
  • D. Thủ công, thương nghiệp và công nghiệp.

Câu 10: Đại hội nào của Đảng được xác định là “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đầu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”?

  • A. Đại hội lần thứ I 
  • B. Đại hội lần thứ II
  • C. Đại hội lần thứ III 
  • D. Đại hội lần thứ IV

Câu 11: Miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện thời chiến bắt đầu từ lúc nào?

  • A. 5-8- 1964 
  • B. 7-1-1965
  • C. 7-2- 1965 
  • D. 7-3- 1965

Câu 12: Nguyên nhân cơ bản nhất để ta mở cuộc tiễn công chiến lược 1972?

  • A. Ta giành thăng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong ba năm 1969, 1970, 1971.
  • B. Nước Mĩ nảy sinh nhiều mâu thuẫn qua cuộc bầu cử Tổng thống (1972).
  • C. Địch chủ quan do phán đoán sai thời gian, quy mô và hướng tiến công của ta.
  • D. Ngụy quyền Sài Gòn gặp nhiều khó khăn.

Câu 13: Cuộc tổng công kích và tổng nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là thắng lợi và là bước nhảy vọt thứ mấy của cách mạng miền Nam?

  • A. Thắng lợi thứ ba và là bước nhảy vọt thứ hai.
  • B. Thắng lợi thứ ba và là bước nhảy vọt thứ nhất.
  • C. Thăng lợi thứ tư và là bước nhảy vọt thứ hai.
  • D. Thắng lợi thứ năm và là bước nhảy vọt thứ hai.

Câu 14: Khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” là của ai?

  • A. Nguyễn Văn Trỗi. 
  • B. Nguyễn Viết Xuân.
  • C. Tự vệ mỏ than Quảng Ninh. 
  • D. 12 cô gái ngã ba Đồng Lộc.

Câu 15: Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ?

  • A. Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
  • B. Cứu nguy cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.
  • C. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
  • D. Uy hiếp tinh thân, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.

Câu 16: “Cô Ba dũng sĩ quê ở ….., chị Hai năm tấn quê ở ……, hai chị em trên hai trận tuyến anh hùng bất khuất - trung hậu đảm đang. Trang sử vàng chống Mỹ cứu nước, sáng ngời tên những cô gái Việt Nam”. Đó là nhhững câu hát trong ca khúc “Hai chị em” của nhạc sĩ Hoàng Vân. Hãy chọn từ đúng điền vào dấu ….?

  • A. Vĩnh Linh, Quảng Bình.
  • B. Trà Vinh, Thái Bình.
  • C. Cà Mau, Thái Bình.
  • D. Hậu Giang, Quảng Bình.

Câu 17: Ai là Tổng thống cuối cùng của Chính phủ Sài Gòn ?

  • A. Nguyễn Vãn Thiệu.        
  • B. Nguyễn Cao Kì.
  • C. Trần Văn Hương.        
  • D. Dương Văn Minh.

Câu 18: Sau Hiệp định Pa-ri, so sánh lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi. Điều nào sau đây không đúng?

  • A. Quân Mĩ và đồng minh rút về nước, ngụy quyền Sài Gòn mất chỗ dựa.
  • B. Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính tăng gấp đôi.
  • C. Miền Bắc hòa bình có điều kiện đẩy mạnh sản xuất, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng chi viện cho miền Nam.
  • D. Miền Nam vùng giải phóng được mở rộng, sản xuất đẩy mạnh, tăng nguồn lực tại chỗ.

Câu 19: Từ sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ngày nay, thế hệ thanh niên cần phải duy trì và phát huy truyền thống nào của dân tộc?

  • A. Truyền thống anh hung.
  • B. Truyền thống yêu nước, đoàn kết.
  • C. Truyền thống cần cù.
  • D. Truyền thống đấu tranh bất khuất.

Câu 20: Xuân Lộc, một căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông đã bị quân ta phá vỡ vào thời gian nào?

  • A. 9-4- 1975. 
  • B. 21-4-1975.
  • C. 16-4-1975. 
  • D. 17-4-1975.

Câu 21: Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “Thân tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thân và khí thế ra quân của dân tộc ta trong:

  • A. Chiến dịch Tây Nguyên. 
  • B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
  • C. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 
  • D. Tất cả các chiến dịch trên.

Câu 22: Điểm nào chưa phải là thành tựu chủ yếu của kế hoạch nhà nước (1981 — 1985)?

  • A. Sản xuất lương thực tăng bình quân từ 13,4 triệu tấn trong thời kì 1976 - 1980 lên đên 17 triệu tấn.
  • B. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm là 6,4% so với 0,4% trong thời kì 1976 — 1980.
  • C. Về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
  • D. Hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn.

Câu 23: Điền thêm từ còn thiếu trong câu trích từ Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần 24 (1975) : ".... đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan cửa sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam"

  • A. Độc lập.
  • B. Thống nhất.
  • C. Độc lập và thống nhất.
  • D. Giải phóng.

Câu 24: Tình hình kinh tế nước ta sau kế hoạch 5 năm (1981 – 1985)

  • A. Nền kinh tế trong tình trạng mất cân đối nghiêm trọng.
  • B. Không phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế cá thể tư nhân.
  • C. Mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế - xã hội vẫn chưa thực hiện được.
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 25: Tiêu biểu nhất trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) là phong trào ở:

  • A. Bến Tre.
  • B. Quảng Ngãi.
  • C. Bình Định.
  • D. Ninh Thuận.

Câu 26: Trong giai đoạn 1954-1975, thắng lợi quân sự nào của quân dân miền  Nam  đã buộc Mĩ  phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

  • A. Chiến thắng mùa khô 1965-1966
  • B. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968.
  • C. Cuộc tiến công chiến lược 1972.
  • D. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối 1972.

Câu 27: Từ ngày 24 - 6 đến 2 - 7 - 1976, Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất với số lượng bao nhiêu đại biểu?

  • A. 462 đại biểu  
  • B. 472 đại biểu 
  • C. 482 đại biểu 
  • D. 492 đại biểu

Câu 28: Từ năm 1945 đến năm 1976, có mấy lần Tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tổ chức trên phạm vi cả nước Việt Nam ?

  • A. 4.         
  • B. 2.         
  • C. 3.         
  • D. 6.

Câu 29: Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, tại Sài Gòn đã diễn ra sự kiện gì?

  • A. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
  • B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước.
  • C. Hội nghị Hiệp thương chính trị đề ra chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
  • D. Quốc hội khóa VI họp phiên đầu tiên.

Câu 30: Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?

  • A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế
  • B. Ổn định tình hình kinh tế - xã hội ở miền Nam
  • C. Thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước
  • D. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.

Câu 31: Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là gì?

  • A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
  • B. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  • C. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
  • D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.

Câu 32: Một hình thức xí nghiệp chỉ xuất hiện trong thời gian cải tạo xã hội chủ nghĩa sau giải phóng?

  • A. Xí nghiệp quốc doanh.
  • B. Xí nghiệp tư bản - Nhà nước.
  • C. Xí nghiệp tư bản tư nhân.
  • D. Xí nghiệp công - tư hợp doanh.

Câu 33: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng diễn ra vào thời gian nào?

  • A. từ ngày 25 đến ngày 31-3-1982
  • B. từ ngày 26 đến ngày 31-3-1982
  • C. từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982
  • D. từ ngày 28 đến ngày 31-3-1982

Câu 34: Nguyên tắc đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) là :

  • A. đổi mới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
  • B. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • C. bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • D. không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy thực hiện hiệu quả hơn.

Câu 35: Nội dung nào không phải là chủ trương của Đảng trong đường lối về kinh tế (năm 1986)?

  • A. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều nghành nghề.
  • B. Xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu.
  • C. Hình thành cơ chế thị trường.
  • D. Hạn chế mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.

Câu 36: Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa các chiến lược chiến  tranh  của Mĩ tiến hành ở miền  Nam Việt Nam những năm 1954-1975 là gì?

  • A. Đều sử dụng quân đội Sài Gòn.
  • B. Đều nhằm đàn áp lực lượng cách mạng Việt Nam.
  • C. Đều dựa vào vũ khí trang bị của Mĩ và do hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy.
  • D. Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.

Câu 37: Chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có điểm giống nhau là

  • A. Đập tan hoàn toàn đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch.
  • B. Cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng
  • C. Cuộc tiến công của lực lượng vũ trang.
  • D. Những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến.

Câu 38: Thắng lợi đó “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân  tộc ta một trong những  trang chói lọi  nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện  có  tầm quan  trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Đó là thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam?

  • A. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975).
  • B. Chiến thăng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
  • C. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
  • D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 39: Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian về cuộc Tổng tiến  công và nổi dậy Xuân 1975 của quân và dân ta:

1. Giải phóng Huế;

2. Giải phóng Buôn Ma Thuột;

3. Giải phóng Sài Gòn;

4.Giải phóng Đà Nẵng;

5. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

  • A. 2, 1, 4, 3, 5.
  • B. 1, 2, 3, 4, 5.
  • C. 4, 5, 3, 1, 2.
  • D. 3, 2, 4, 1, 5.

Câu 40: Vào lúc 10h45 ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã diễn ra sự kiên gì?

  • A. Đánh dấu chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn toàn thắng lợi.
  • B. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
  • C. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
  • D. Xe tăng và bộ binh của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác