Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 8: Nhật Bản (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 8: Nhật Bản (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cuộc cách mạng khoa học -  kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thời gian nào?

  • A. Những năm đầu thế kỉ XX.
  • B. Giữa những năm 40 của thế kỉ XX.
  • C. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918).
  • D. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945).

Câu 2: Nước nào đưa con người lên Mặt Trăng đầu tiên (tháng 7 - 1969)?

  • A. Mĩ
  • B. Nhật

  • C. Liên Xô
  • D. Trung Quốc

Câu 3: Ngày 8 - 9 - 1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ hiệp ước gì?

  • A. “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á”.
  • B. “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”.
  • C. “Hiệp ước liên minh Mĩ - Nhật”.
  • D. “Hiệp ước chạy đua vũ trang”.

Câu 4: Nhật hoàng tuyên bố chấp nhận đầu hàng Đông minh không điều kiện vào thời gian nào?

  • A. Ngày 14 - 8 - 1945
  • B. Ngày 15 - 8 - 1945
  • C. Ngày 16 - 8 - 1945
  • D. Ngày 17 - 8 - 1945

Câu 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản tiến hành nhiều cải cách, trong đó cải cách nào là quan trọng nhất?

  • A. Cải cách Hiến pháp.
  • B. Cải cách ruộng đất
  • C. Cải cách giáo dục.
  • D. Cải cách văn hóa.

Câu 6: Hai sự kiện nào sau đây xảy ra đồng thời trong một năm và có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật?

  • A. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc.
  • B. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Trung Quốc.
  • C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ và tây Âu.
  • D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với ASEAN và Liên minh châu Âu.

Câu 7: Sang những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật phát triển được do nguyên nhân cơ bản nào?

  • A. Nhờ những đơn đặt hàng của Mĩ khi Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam.
  • B. Nhật áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.
  • C. Vươn lên cạnh tranh với Tây Âu.
  • D. “Luồn lách” xâm nhập thị trường các nước.

Câu 8: Tháng 8 - 1977, ở Nhật có sự kiện gì thể hiện sự thay đổi trong chính sách ngoại giao?

  • A. Hiệp ước hòa bình và hữu nghị Nhật -Trung.
  • B. Học thuyết Kai-phu.
  • C. Học thuyết Phucađa.
  • D. Học thuyết Hayatô.

Câu 9: Năm 1961 - 1270, tốc độ tăng trưởng bình quân về công nghiệp của Nhật Bản hằng nắm là bao nhiêu?

  • A. 12,5%.
  • B. 13,5%.
  • C. 14,5%.
  • D. 15,5%.

Câu 10: GDP giành cho quốc phòng của Nhật chỉ dưới 1% tổng GDP vì

  • A. nền công nghiệp quốc phòng phát triển mạnh mẽ.
  • B. được Mĩ bảo hộ.
  • C. chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập.
  • D. Nhật không có quân đội thường trực.

Câu 11: Những năm 1967-1969, sản lượng lương thực của Nhật cung cấp:

  • A. 80% nhu cầu trong nước.
  • B. 70% nhu câu trong nước.
  • C. 60% nhu cầu trong nước.
  • D. 50% nhu cầu trong nước.

Câu 12: Lĩnh vực được Nhật Bản tập trung sản xuất là

  • A. công nghiệp dân dụng.
  • B. Công nghiệp hành không vũ trụ.
  • C. công nghiệp phần mềm.
  • D. Công nghiệp xây dựng.

Câu 13: Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển?

  • A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.
  • B. Nhờ cải cách ruộng đất.
  • C. Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, hệ thống quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti.
  • D. Biết tận dụng thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới.

Câu 14: Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản

  • A. lâm vào suy thoái nhưng vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.
  • B. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
  • C. bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.
  • D. có nền kinh tế phát triển nhất.

Câu 15: Để phát triển khoa học kĩ thuật, ở Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?

  • A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.
  • B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.
  • C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biên.
  • D. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.

Câu 16: Hiến pháp năm 1947 của Nhật Bản quy định vai trò của Thiên Hoàng là:

  • A. Người nắm quyền lực lớn, quyết định mọi hoạt động của nhà nước.
  • B. Người đứng đầu thượng viện, nắm quyền lập pháp.
  • C. Người đứng đầu chính phủ, nắm quyền hành pháp.
  • D. Người không còn quyền lực đối với nhà nước.

Câu 17: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Không đưa quân đi tham chiến ở nước ngoài,
  • B. Kí Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (08 -9 - 1951).
  • C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.
  • D. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt lạ Đông Nam Á

Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ II, lực lượng quân đội nước nào chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh ?

  • A. Anh.        
  • B. Liên Xô.        
  • C. Mĩ.        
  • D. Pháp.

Câu 19: Nhật Bản bắt đầu đặt quan hệ ngoai giao với các nước ASEAN vào năm nào?

  • A. 1976
  • B. 1977
  • C. 1978
  • D. 1979.

Câu 20: Nguyên nhân chính nào giúp Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho chi phí quốc phòng?

  • A. Nhật nằm trong vùng thường xảy ra thiên tai, động đất, sóng thần.
  • B. Nhật nằm trong “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ.
  • C. Tài nguyên khoáng sản không nhiều, nợ nước ngoài do bồi thường chi phí chiến tranh.
  • D. Dân cư đông không thích hợp đầu tư nhiều vào quốc phòng.

Xem đáp án

Xem toàn bộ: Bài 8: Nhật Bản


Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác