Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tháng 12-1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính đã thành lập

  • A. Tân Việt Cách mạng đảng.
  • B. Việt Nam quốc dân đảng.
  • C. Đông Dương cộng sản đảng.
  • D. Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Câu 2: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

  • A. Báo Búa liềm.
  • B. Báo Thanh niên.
  • C. Báo Tranh đấu.
  • D. Báo Hồn cách mạng.

Câu 3: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là:

  • A. Báo “Thanh niên ”. 
  • B. Tác phẩm “Đường kách mệnh ”.
  • C. “Bản án chế độ thực dân Pháp”
  • D. Báo “Người cùng khổ”.

Câu 4: Đầu năm 1929 Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên bị phân hóa thành các tổ chức cộng sản

  • A. Đông Dương Cộng sản Đảng và nhóm Cộng sản đoàn.
  • B. An Nam Cộng sản Đảng và Tân Việt cách mạng Đảng.
  • C. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.
  • D. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông sản Dương Cộng liên đoàn.

Câu 5: Ba tư tưởng sau đây được trình bày trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quác?

- Cách mạng là sự nghiệp của quân chúng.

- Cách mạng phải do đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo.

- Cách mạng Việt Nam phải gắn bó và đoàn kết với cách mạng thế giới.

  • A. Tạp chí “Thư tín quốc tế ”
  • B. “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
  • C. “Đường kách mệnh ”
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Câu nói : "Âu là chết đi để trở thành tấm gương chợ người sau nối bước. Không thành công thì cũng thành nhân'' là của ai ?

  • A. Phó Đức Chính.
  • B. Nguyễn Thái Học.
  • C. Phạm Tuấn Tài.
  • D. Nguyễn Khắc Nhu.

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng nổ ra đêm 9 - 2 - 1930 ở Vên Bái, sau đó nổ ra ở các tỉnh nào?

  • A. Ở Phú Thọ, Hải Dương, Hà Tĩnh. 
  • B. Ở Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La.
  • C. Ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Yên Thế. 
  • D. Ở Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình.

Câu 8: Khởi nghĩa Yên Bái (9 - 2 - 1930) thất bại do nguyên nhân khách quan nào?

  • A. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.
  • B. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu.
  • C. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động.
  • D. Đế quốc Pháp còn mạnh.

Câu 9: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời gian nào? ở đâu?

  • A. Tháng 5 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).
  • B. Tháng 6 - 1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc).
  • C. Tháng 7 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).
  • D. Tháng 6 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

Câu 10: Vì sao Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam?

  • A. Đánh dấu sự thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
  • B. Thống nhất phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản, có đường lối cách mạng đúng đắn.
  • C. Có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.
  • D. Thông qua cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Câu 11: Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự thành lập các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?

  • A. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.
  • B. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn.
  • C. Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
  • D. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Câu 12: Vì sao trong nội bộ của Tân Việt cách mạng đảng bị phân hóa?

  • A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, lí luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin có ảnh hưởng đến số đảng viên trẻ của Tân Việt.
  • B. Nội bộ Tân Việt không thống nhất.
  • C. Tác động của tình hình thế giới vào Việt Nam.
  • D. Sự vận động hợp nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 13: Tư tưởng của Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hướng của tư tưởng nào?

  • A. Chủ nghĩa dân tộc. 
  • B. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn,
  • C. Chủ nghĩa Mác - Lênin. 
  • D. Chủ nghĩa dân sinh.

Câu 14: Phân tích các yếu tố cơ bản nào dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930?

  • A. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
  • B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào tiểu tư sản, phong trào yêu nước.
  • C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
  • D. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân, tư sản dân tộc.

Câu 15: Nhân vật nào là chủ yếu của Việt Nam Quốc dân đảng?

  • A. Phan Bội Châu. 
  • B. Phan Châu Trinh
  • C. Tôn Đức Thắng. 

  • D. Nguyễn Thái Học.

Câu16: Tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện

  • A. chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời.
  • B. đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam cách mạng thanh niên.
  • C. thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.
  • D. thành lập An Nam cộng sản đảng.

Câu 17: Dưới tác động của hệ tư tưởng nào làm cho Tân Việt cách mạng đảng bị phân hoá?

  • A. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
  • B. Tư tưởng dân chủ tư sản.
  • C. Chủ nghĩa Mắc - Lênin.
  • D. Hệ tư tưởng phong kiến.

Câu 18: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời điểm nào ?

  • A. 2/1925.             
  • B. 6/1925.             
  • C. 8/ 1925.         
  • D. 6/1926.

Câu 19: Những địa danh: Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình có quan hệ với sự kiện lịch sử nào dưới đây?

  • A. Phong trào công nhân trong những năm 20 của thế kỉ XX.
  • B. Sự ra đời của công hội (bí mật) ở Sài Gòn - Chợ Lớn (1920).
  • C. Khởi nghĩa Yên Bái (đêm 9 - 2 - 1930).
  • D. Vụ ám sát Ba-danh - trùm mộ phu (ngày 9 - 2 - 1929).

Câu 20: Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929, những người cộng sản Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đẳng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc?

  • A. Do phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh.
  • B. Do phong trào dân tộc và dân chủ, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh.
  • C. Trước sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc dân đảng tan rã.
  • D. Sự phát triển mạnh của hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt.

Câu 21: Đêm mồng 9, rạng sáng ngày 10/2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng phát động khởi nghĩa ở đâu ?

  • A. Sơn Tây.       
  • B. Yên Bái.
  • C. Hưng Hoá.       
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 22: Báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng nào ?

  • A. Việt Nam Quốc dân đảng.
  • B. An Nam Cộng sản đảng.
  • C. Đông Dương Cộng sản đảng.
  • D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 23: Đảng Cộng sản ra đời do tác động của nhiều yếu tố, yếu tố nào sau đây không đúng?

  • A. Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam.
  • B. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng.
  • C. Sự phố biến chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam.
  • D. Sự phát triển tự giác phong trào công nhân Việt Nam.

Câu 24: Từ ngày 3 - 2 đến ngày 1 - 2 - 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở đâu?

  • A. Quảng Châu (Trung Quốc).
  • B. Ma Cao (Trung Quốc).
  • C. Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc).
  • D. Thượng Hải (Trung Quốc).

Câu 25: Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương

  • A. Tháng 3 năm 1930.
  • B. Tháng 5 năm 1930.
  • C. Tháng 10 năm 1930.
  • D. Thảng 12 năm 1930.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận