Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 12 học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hãy nêu mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ?

  • A. giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
  • B. giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
  • C. giữa  giai cấp nông dân với phong kiến.
  • D. giữa giai cấp nông dân với tư sản.

Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam bị phân hóa như thế nào?

  • A. Phân hóa sâu sắc bên cạnh giai cấp cũ: phong kiến, nông dân.Xuất hiện giai cấp mói: tư sản, tiểu tư sản, vô sản.
  • B. Phân hóa sâu sắc xuất hiện các giai cấp mới: tư sản, vô sản, phong kiến, nông dân, tiểu tư sản.
  • C. Phân hóa sâu sắc trong đó 2 giai cấp mới xuất hiện:  vô sản và nông dân là lực lương quan trọng của cách mạng.
  • D. Phân hóa sâu sắc giai cấp vô sản mới ra đời đã vươn lên giành quyền lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi.

Câu 3: Tại sao vào ngày 12/3/1945 Đảng ta lại ra chỉ thị “Nhật –Pháp bắn nhau và hành động của ta”

  • A. Mâu thuẩn Pháp –Nhật trở nên gay gắt.
  • B. Nhật đảo chính Pháp.
  • C. Nhật đầu hàng Đồng minh.
  • D. Pháp –Nhật cùng nhau bóc lột nhân dân ta.

Câu 4: Ý nghĩa to lớn của cách mạng tháng Tám 1945 là:

  • A. Chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta.
  • B. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
  • C. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc và cổ vũ cho phong trào cách mạng thế giới.
  • D. Lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta.

Câu 5: Vì sao ta phát động kháng chiến toàn quốc vào ngày 19/12/1946?

  • A. Pháp vi phạm hiệp đĩnh sơ bộ.
  • B. ta không thể hòa được nữa.
  • C. Pháp gửi tối hậu thư cho ta.
  • D. Pháp bội ước tấn công ta.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không nằm trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11/1939)?

  • A. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
  • B. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
  • C. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
  • D. Nhật là kẻ thù chủ yếu.

Câu 7: Tháng 3 - 1947, Pháp tấn công lên Việt Bắc chủ trương của ta là:

  • A. Tiêu diệt toàn bộ quân địch.
  • B. Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp.
  • C. Kiên quyết đánh bại Pháp. 
  • D. Tránh đối đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù, hòa để tiến.

Câu 8: Nha bình dân học vụ là cơ quan chuyên trách về chống:

  • A. nội phản.
  • B. giặc dốt.
  • C. ngoại xâm.
  • D. giặc đói.

Câu 9: “ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững  quyền tự do độc lập ấy.” Đó là nội dung của:

  • A. Tuyên ngôn độc lập.
  • B. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
  • C. Lời  kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  • D. Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không thuộc Nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng lần 8 (5/1941)?

  • A. Kẻ thù của cách mạng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
  • B. Nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là đấu tranh giai cấp.
  • C. Giải phóng dân tộc.
  • D. Tạm gác cách mạng ruộng đất.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định sơ bộ?

  • A. Hai bên ngừng mọi xung đột  ở Nam Bộ..
  • B. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
  • C. Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Tưởng.
  • D. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam.

Câu 12: Hãy kể tên hai đảng ở Việt Nam là tay sai của quân Tưởng?

  • A. Thanh Niên Cao Vọng, Tân Việt.
  • B. Việt Quốc, Việt Cách.
  • C. Đảng Tân Việt, Phục Việt.
  • D. Đại Việt, Việt Quốc.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945?

  • A. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
  • B. Buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
  • C. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
  • D. Góp phần chiến thắng phát xít,cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.

Câu 14: Năm 1929 ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời theo thứ tự:

  • A. Đông Dương cộng sản liên đoàn, Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.
  • B. Đông Dương cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn, An Nam cộng sản đảng.
  • C. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn.
  • D. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn.

Câu 15: Đường lối kháng chiến của Đảng ta là gì?

  • A. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Campuchia.
  • B. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ ủng hộ từ bên ngoài.
  • C. Kháng chiến toàn diện.
  • D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 16: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là:

  • A. Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
  • B. Phát xít Nhật bị  Liên Xô và phe đồng minh đánh bại, kẻ thù chính của  ta gục ngã.
  • C. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • D. Liên minh công nông vững chắc,đoàn kết các giai cấp đấu tranh vũ trang.

Câu 17: Nước ta năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám ở vào tình thế:

  • A. Vô cùng khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”.
  • B. Bị các nước đế quốc bao vây và cấm vận.
  • C. Khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chế độ thực dân.
  • D. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 18: Để tạm thời giải quyết nạn đói Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi:

  • A. Nhường cơm sẻ áo.
  • B. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới.
  • C. Mở kho phát gạo cho nhân dân.
  • D. Tăng gia sản xuất.

Câu 19: Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách , nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào:

  • A. “Quỹ độc lập”.
  • B. “Tăng gia sản xuất”.
  • C. “Ngày đồng tâm”.
  • D. “Không một tấc đất bỏ hoang”.

Câu 20: Tư tưởng cốt lõi trong cương lĩnh chính trị của Nguyễn Aí quốc soạn thảo là:

  • A. Đoàn kết quốc tế.
  • B. Bình đẳng, bác ái.
  • C. Độc lập, chủ quyền.
  • D. Độc lập, tự do.

Câu 21: Trong đợt khai thác thuộc địa lần 2 Pháp tập trung vào nghành:

  • A. khai khoáng,công nghiệp.
  • B. nông nghiệp,khai khoáng.
  • C. thủ công nghiệp,ngoại thương.
  • D. luyên kim,giao thông vận tải..

Câu 22: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời nhằm mục đích ?

  • A. đấu tranh đòi dân sinh dân chủ.
  • B. chuẩn bị lực lượng cho tổn khởi nghĩa.
  • C. hạn chế sự chia rẽ trong các tổ chức cộng sản.
  • D. tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Câu 23: Tại Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 (5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?

  • A. Mặt trận Việt Minh. 
  • B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
  • C. Mặt trận Đồng Minh.
  • D. Mặt trận Liên Việt.                       

Câu 24: Thắng lợi quan trọng của ta trong chiến dịch Việt Bắc – thu đông 1947 là:

  • A. Buộc địch co cụm về thế phòng ngự bị động.
  • B. Làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
  • C. Làm thay đổi cục diện chiến tranh, Pháp phải rút chạy.
  • D. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn.

Câu 25: Kẻ thù vào nước ta từ vĩ tuyến 16 ra Bắc nhằm giải giáp quân nhật là:

  • A. quân Anh.
  • B. quân Nhật.
  • C. quân Tưởng.
  • D. quân Pháp.

Câu 26: Phong trào đấu tranh lần đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng:

  • A. phong trào 1936-1939. 
  • B. phong trào 1939-1945.
  • C. phong trào 1930-1931.
  • D. phong trào 1925-1930.

Câu 27: Việc kí kết Hiệp định sơ bộ tạm hoà với Pháp, chứng tỏ:

  • A. Sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao.
  • B. Sự thoả hiệp của Đảng và chính phủ ta.
  • C. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng .
  • D. Sự suy yếu của lực lượng cách mạng.

Câu 28: Hãy xác định hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 - 1939?

  • A. Đấu tranh nghị trường là chủ yếu.
  • B. Bí mật, bất hợp pháp.
  • C. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.
  • D. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

Câu 29: Biện pháp ta đối phó với tay sai của Tưởng là:

  • A. thõa hiệp để giữ chính quyền. 
  • B. cho chúng nhiều quyền lợi về kinh tế chính trị.
  • C. trấn áp trừng trị theo pháp luật. 
  • D. nhân nhượng thõa mãn các yêu sách.

Câu 30: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931?

  • A. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
  • B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo đấu tranh.
  • C. Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam.
  • D. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 làm cho đời sống nhân dân cơ cực.

Câu 31: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam vì:

  • A. Là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời đại mới.
  • B. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối trong phong trào cách mạng Việt Nam.
  • C. Chứng tỏ sức mạnh của liên minh công- nông là hai  lực lượng nồng cốt của cách mạng.
  • D. Đã tập hợp được tất cả  lực lượng cách mạng của cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo ra sức mạnh tổng hợp.

Câu 32: Sách lược đối ngoại của Đảng ta trong thời gian từ tháng 9/1945 đến tháng 2/1946 ?

  • A. "Hoà Trung Hoa dân quốc, đánh Pháp”.
  • B. "Hoà Pháp, đuổi Trung Hoa dân quốc”.
  • C. "Hoà Trung Hoa dân quốc, đuổi Pháp”.
  • D. "Hoà hoãn với Pháp và Trung Hoa dân quốc”.

Câu 33: Có bao nhiêu cử tri trong cả nước đi bầu Quốc hội đầu tiên? Bầu bao nhiêu đại biểu?

  • A. 80% cử tri -452 đại biểu.
  • B. 98% cử tri - 350 đại biểu.
  • C. 50% cử tri -  430 đại biểu.  
  • D. 90% cử tri - 333 đại biểu.

Câu 34: Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?

  • A. Vì lần đầu tiên chính quyền của địch tan rã, chính quyền của giai cấp vô sản đựơc thiết lập trong cả nước.
  • B. Thể hiện rõ bản chất cách mạng. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân.
  • C. Chính quyền Xô viết thành lập đó là thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự lãnh đạo cùa Đảng.
  • D. Lần đầu tiên chính quyền Xô viết thực hiện những chính sách thể hiện tính tự do dân chủ của một dân tộc được độc lập.

Câu 35: Đến tháng 10/1930 Đảng ta lấy tên gọi là:

  • A. Đảng cộng sản Đông Dương.
  • B. Đông Dương cộng sản Đảng.
  • C. An Nam cộng sản Đảng.
  • D. Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 36: Sự kiện đánh dấu Bác tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam:

  • A. Đọc sơ thảo luận cương. 
  • B. tham gia quốc tế cộng sản.
  • C. Soạn thảo cương lĩnh chính trị. 
  • D. gởi bản yêu sách đến hội nghị Vécsai.

Câu 37: Tại sao lại cho rằng cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triền của phong trào công nhân?

  • A. Vì đã ngăn cản được tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung quốc.
  • B. Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước vào đấu tranh tự giác.
  • C. Đánh dấu tư tưởng Cách mạng tháng Mười mới được giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu.
  • D. Vì sau cuộc bãi công của công nhân Ba son có rất nhiều cuộc bãi công của công nhân Chợ Lớn, Nam Định, Hà Nội…tổng bãi công.

Câu 38: Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong:

  • A. Nghị quyết của Đại hội quốc dân Tân Trào.
  • B. Chỉ thị ‘Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
  • C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15/8/1945).
  • D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (9/3/1945).

Câu 39: Sau năm 1945, nước ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng kẻ thù nguy hiểm nhất là:

  • A. Tưởng. 
  • B. Nhật.
  • C. Pháp. 
  • D. Anh.

Câu 40: Hành động nghiêm trọng, trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tiến công ta?

  • A. Ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những xung đột vũ trang.
  • B. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ hạ vũ khí đầu hàng.
  • C. Ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn.
  • D. Ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác